Những “ông lớn” xổ số và chuyện “cơ cấu kỳ hạn tiền gửi ngân hàng”

Thứ sáu, 03/04/2020 14:23 PM - 0 Trả lời

(CLO) Mùa báo cáo tài chính năm 2019 đang dần khép lại. Bên cạnh những thông tin về lợi nhuận sau một năm hoạt động, báo cáo cũng ghi nhận thêm các con số “kếch xù” về khối lượng tiền và các khoản tương đương tiền của các doanh nghiệp xổ số gửi vào ngân hàng kiếm lời.

Gửi ngân hàng hơn 1.500 tỉ, Xổ số TP.HCM chỉ thu được 15,8 tỉ tiền lãi. (Ảnh - Chính Kỳ)

Gửi ngân hàng hơn 1.500 tỉ, Xổ số TP.HCM chỉ thu được 15,8 tỉ tiền lãi. (Ảnh - Chính Kỳ)

Đặc biệt, thông qua các hoạt động công bố này, việc ghi nhận tình hình “cơ cấu kỳ hạn tiền gửi ngân hàng và tiền lãi thu được” cũng cho thấy một bức tranh hoàn toàn khác nhau giữa các "ông lớn" trong ngành xổ số.

Lợi nhuận khác biệt nhìn từ “cơ cấu kỳ hạn tiền gửi ngân hàng”

Điển hình như Công ty TNHH một thành viên Xổ số Kiến thiết và Dịch vụ tổng hợp Đồng Nai (Xổ số Đồng Nai), trong năm 2019, báo cáo tài chính của doanh nghiệp này ghi nhận có lượng tiền - các khoản tương đương tiền và tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn trên 3 tháng là hơn 1.663 tỉ đồng, tiền lãi thu về hơn 87,9 tỉ đồng (trong đó tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn chỉ hơn 132 tỉ, còn lại 344 tỉ là gửi ngân hàng có kỳ hạn dưới 3 tháng với lãi xuất từ 4,5 đến 5,5%/năm. Riêng tiền gửi ngân hàng kỳ hạn trên 3 tháng và dưới 12 tháng là khoản 1.187 tỉ đồng, lãi xuất từ 4,5 đến 7,9%/năm).

Một cách tương tự, báo cáo tài chính năm 2019 của Công ty TNHH MTV Xổ số Kiến thiết tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ghi nhận có lượng tiền – các khoản tương đương tiền và tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn trên 3 tháng khoản 808 tỉ đồng, tiền lãi mang về hơn 28,3 tỉ đồng (trong đó có 2,1 tỉ tiền mặt, hơn 361 tỉ tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn, 155 tỉ tiền gửi có kỳ hạn dưới 3 tháng với lãi xuất từ 2,5 đến 4,7%/năm. Riêng tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn trên 3 tháng và dưới 12 tháng là 290 tỉ đồng, lãi xuất giao động từ 5,5 đến 6,9%/năm).

6 tháng đầu năm 2019, Xổ số TP.HCM đã có lượng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn chiếm đến 850 tỉ, còn lại tiền gửi có kỳ hạn 3 tháng là 720 tỉ. (Ảnh - CK)

6 tháng đầu năm 2019, Xổ số TP.HCM đã có lượng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn chiếm đến 850 tỉ, còn lại tiền gửi có kỳ hạn 3 tháng là 720 tỉ. (Ảnh - CK)

Đáng chú ý, dù chỉ mới công bố báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2019 nhưng riêng Xổ số TP.HCM đã có lượng tiền - các khoản tương đương tiền gửi ngân hàng “kếch xù” lên đến con số hơn 1.500 tỉ đồng, thế nhưng tiền lãi thu được chỉ võn vẹn hơn 15,8 tỉ đồng (trong đó tiền mặt và tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn chiếm đến 850 tỉ, còn lại tiền gửi có kỳ hạn 3 tháng là 720 tỉ. Riêng khoản tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn trên 3 tháng với con số hết sức khiêm tốn 14,2 tỉ chắc sẽ khó mang lại khoản tiền lãi đáng kể nào vào thời điểm cuối năm 2019).

Trước đó, trong hai năm 2107 và 2018, nhìn vào “cơ cấu kỳ hạn tiền gửi ngân hàng” của Xổ số TP.HCM cho thấy cũng không mấy gì khác biệt, khi lượng tiền gửi ngân hàng đáng mơ ước có cả trên nghìn tỉ, thế nhưng tiền lãi mang về chỉ dừng ở mức trên 30 tỉ.

Cụ thể năm 2018, báo cáo tài chính Xổ số TP.HCM ghi nhận có lượng tiền - các khoản tương đương tiền và tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn lên đến hơn 1.600 tỉ đồng, nhưng tiền lãi mang về cũng chỉ võn vẹn hơn 36,4 tỉ đồng (trong đó tiền mặt hơn 14,6 tỉ, tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn chiếm trên 906 tỉ, tiền gửi có kỳ hạn 3 tháng là 680 tỉ và tiền gửi có kỳ hạn chỉ hơn 10,9 tỉ đồng).

Và năm 2017, lượng tiền - các khoản tương đương tiền và tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn 6 tháng cũng hơn 1.422 tỉ đồng, nhưng tiền lãi mang về cũng chỉ võn vẹn hơn 32,3 tỉ đồng (trong đó tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn chiếm trên 769 tỉ, tiền gửi có kỳ hạn 3 tháng 650 tỉ và tiền gửi có kỳ hạn 6 tháng chỉ hơn 3,7 tỉ đồng).

Trong năm 2018, Xổ số TP.HCM cũng có hơn 1.600 tỉ đồng tiền gửi ngân hàng, nhưng tiền lãi mang về chỉ võn vẹn hơn 36,4 tỉ đồng. (Ảnh - CK)

Trong năm 2018, Xổ số TP.HCM cũng có hơn 1.600 tỉ đồng tiền gửi ngân hàng, nhưng tiền lãi mang về chỉ võn vẹn hơn 36,4 tỉ đồng. (Ảnh - CK)

Trong khi thử đối chiếu đơn cử một doanh nghiệp xổ số khác cũng trong năm 2018, dù có khối lượng tiền gửi ngân hàng chưa tới nghìn tỉ như “ông lớn” Xổ số TP.HCM, nhưng tiền lãi mang về lại cho thấy sự khác biệt đáng suy ngẫm.

Cụ thể tại Công ty TNHH MTV Xổ số Điện toán Việt Nam – Vietlot, báo cáo tài chính năm 2018 ghi nhận có lượng tiền – các khoản tương đương tiền và tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn trên 3 tháng là hơn 723 tỉ đồng, nhưng tiền lãi mang về tới 39,7 tỉ đồng (trong đó cơ cấu tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn chỉ có 12,4 tỉ đồng, còn gửi có kỳ hạn dưới 3 tháng là 311 tỉ. Riêng tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn trên 3 tháng và đến 12 tháng là 400 tỉ đồng).

Hoặc như ở “ông lớn” Xổ số Đồng Nai, trong năm 2018 dù có lượng tiền – các khoản tương đương tiền gửi ngân hàng chỉ hơn 1.300 tỉ đồng – thấp hơn lượng tiền gửi ngân hàng của Xổ số TP.HCM trong cùng năm, nhưng tiền lãi mang về lại cao hơn gấp đôi.

Cụ thể tại thời điểm báo cáo tài chính năm 2018 của Xổ số Đồng Nai ghi nhận có lượng tiền – các khoản tương đương tiền và tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn trên 3 tháng là hơn 1.362 tỉ đồng, tiền lãi mang về khoản 83,2 tỉ đồng (trong đó tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn hơn 71 tỉ, còn lại hơn 125 tỉ gửi ngân hàng có kỳ hạn dưới 3 tháng với lãi xuất từ 4,5 đến 5,5%/năm. Riêng tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn trên 3 tháng và dưới 12 tháng là khoản 1.165 tỉ đồng, lãi xuất từ 5,1 đến 7,6%/năm).

“Cơ cấu kỳ hạn tiền gửi ngân hàng” ở Xổ số TP.HCM đã hợp lý?

Dù chỉ đơn cử thông qua điển hình vài báo cáo tài chính của một số “ông lớn” doanh nghiệp ngành xổ số, nhưng qua đó đã ghi nhận được sự khác biệt rõ rệt về độ “chênh lệch” tiền lãi thu được từ khối lượng tiền - các khoản tương đương tiền của các doanh nghiệp gửi vào ngân hàng để kiếm lời.

Tất nhiên không phải doanh nghiệp xổ số nào cũng có khoản tiền và tương đương tiền “kếch xù” đáng mơ ước để gửi vào ngân hàng kiếm lời. Tuy nhiên trước những số liệu điển hình ở “ông lớn” Xổ số TP.HCM khi có lượng tiền gửi ngân hàng trên cả nghìn tỉ đồng nhưng tiền lãi mang về lại không cao. Điều này vô tình hay hữu ý để lại nhiều điều đáng suy ngẫm!?

Vậy điều gì đã tạo ra sự “chênh lệch” tiền lãi khá rõ rệt như vậy? Nguyên nhân chính có phải nằm ở khâu “cơ cấu kỳ hạn tiền gửi ngân hàng” khi xổ số TP.HCM tập trung dành khoản tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn khá lớn, trong khi các khoản tiền gửi có kỳ hạn mới tạo ra khoản tiền lãi đáng có cho doanh nghiệp? Vấn đề này cần thiết phải xem xét, làm rõ việc “cơ cấu kỳ hạn tiền gửi ngân hàng” như vậy đã hợp lý chưa?

Hay ở Xổ số TP.HCM còn có cơ cấu đặc thù khác biệt nào đó nên phải dành khoản tiền khá lớn để dành gửi ngân hàng không kỳ hạn? Hoặc còn một vấn đề nào khác? Chúng tôi sẽ đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi này trong bài viết tiếp theo.

Chính Kỳ

Tin khác

MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, ban lãnh đạo MB dự kiến tổng tài sản tăng vượt 1 triệu tỷ đồng, tăng số lượng khách hàng lên 30 triệu người.

Tài chính - Bảo hiểm
Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

(CLO) Câu hỏi được cổ đông của FPT Retail (FRT) đưa ra về kế hoạch mở rộng đến 2.500 - 3.000 nhà thuốc là dừng lại trong khi dung lượng thị trường tới gần 60.000 cửa hàng. Như vậy liệu thị phần của Long Châu có quá ít ỏi?

Tài chính - Bảo hiểm
Nhà Đà Nẵng (NDN) sa đà đầu tư chứng khoán, lãi Quý 1/2024 sụt giảm gần 70%

Nhà Đà Nẵng (NDN) sa đà đầu tư chứng khoán, lãi Quý 1/2024 sụt giảm gần 70%

(CLO) CTCP Đầu tư Phát triển Nhà Đà Nẵng (NDN) ghi nhận lợi nhuận Quý 1/2024 sụt giảm tới gần 70%. Công ty đang mang tới 30% tổng tài sản đi đầu tư chứng khoán.

Tài chính - Bảo hiểm
Thị trường chứng khoán Việt Nam có kịp “deadline” nâng hạng?

Thị trường chứng khoán Việt Nam có kịp “deadline” nâng hạng?

(CLO) Các ý kiến đánh giá, xác suất nâng hạng của thị trường Việt Nam là rất lớn, nhưng vấn đề là thời gian hoàn thiện khung pháp lý.

Tài chính - Bảo hiểm
BHXH Việt Nam tổ chức giao lưu trực tuyến về chính sách

BHXH Việt Nam tổ chức giao lưu trực tuyến về chính sách

(CLO) Ngày 17/4, BHXH Việt Nam tổ chức Giao lưu trực tuyến về chính sách BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) trên Cổng TTĐT BHXH Việt Nam. Theo đó, Chương trình đã kịp thời cung cấp thông tin, giải đáp khoảng 100 câu hỏi, ý kiến của các tổ chức, cá nhân trên cả nước về chính sách BHXH, BHYT và BHTN.

Tài chính - Bảo hiểm