(CLO) Tiến sỹ học xong, lấy bằng rồi gần như… đoạn tuyệt với khoa học. Luận án, công trình “mọc rêu” trong kho lưu trữ. Nghĩa là học vị tiến sỹ gần như không phục vụ cho công việc mà chỉ để giới thiệu cho… oai.
Một cơ quan, tổ chức không liên quan trực tiếp đến lĩnh vực quản lý nhà nước về khoa học công nghệ hay giáo dục đào tạo nhưng lãnh đạo vẫn đi học tiến sỹ. Và không hiểu thời gian đâu để một công chức vừa hoạt động công vụ mẫn cán lại vừa nghiên cứu khoa học.
Có người thậm chí, còn vừa ăn lương công vụ, vừa tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, quản lý nhà nước lại vừa học tiến sỹ.
Dân gian gọi vui đó là những lãnh đạo… siêu nhân. Cũng chính dân gian hiện đại còn ví von các lớp đào tạo tiến sỹ ấy là… “lò ấp” hay lớp thứ… 15. Sở dĩ gọi là lớp thứ 15, bởi đó là gọi theo cấp học tăng dần theo thứ tự từ thấp đến cao: đại học (lớp 13), thạc sỹ (lớp 14) và tiến sỹ (lớp 15).
Trong khi nghiên cứu khoa học là một hoạt động sáng tạo đặc biệt thì người ta lại xem như đó là một cấp học có ý nghĩa… số học. Tức là kiểu cứ từ từ xếp hàng tuần tự rồi sẽ đến lượt.
"Tôi không biết công chức mình đào tạo tiến sĩ để làm gì vì tiến sĩ là để làm nghiên cứu khoa học, cần học là chính sách công". Đó là quan điểm được Giám đốc Sở Khoa học & Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Việt Dũng đã nêu tại hội nghị phê duyệt kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm 2021 của Sở Nội vụ diễn ra sáng 18/3.
Đây không phải là vấn đề mới nhưng cũng chưa bao giờ cũ. Vì thế, phát biểu của ông Dũng đã khiến dư luận tiếp tục dậy sóng.
Là bởi bấy lâu nay ở ta chuyện sính bằng cấp, chạy theo bằng cấp, tư duy trọng bằng cấp hơn năng lực vốn đã quá phổ biến. Nó hiển hiện ngay trong quan niệm xã hội và trong cả quy trình đề bạt, giới thiệu, cất nhắc cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo.
Một người dù có năng lực thực tiễn tốt đến mấy nhưng thiếu điều kiện cần là bằng cấp, chứng chỉ, cơ hội sẽ giảm đi trông thấy, thậm chí không có cơ hội phát triển.
Và vì thế, tiến sỹ dần trở thành một danh hiệu, một đích đến hơn là một hành trình nỗ lực nghiên cứu sáng tạo ra những giá trị mới cho khoa học.
Bây giờ, người ta cũng không còn giật mình nếu nghe giới thiệu một vị lãnh đạo cấp… huyện có học vị tiến sỹ. Bởi nói như ông Giám đốc Sở KH&CN thành phố Hồ Chí Minh thì đến công chức phường cũng đăng ký học tiến sĩ công nghệ sinh học, trong khi hệ thống mình cần chính sách công, tài chính công, đầu tư công, hành chính công thì không học.
Tất nhiên, rất nên khuyến khích những cán bộ, công chức, kể cả cán bộ lãnh đạo nỗ lực học hành nhưng phải là thực học, thực việc chứ không phải học để lấy bằng, để tranh thủ cơ hội tiến thân.
Hiếu học không đồng nghĩa với ham hố học hàm, học vị, danh hiệu. Hiếu học phải là tinh thần học tập suốt đời, học để phụng sự, cống hiến.
Việt Nam là đất nước bị ảnh hưởng bởi Nho học. Người xưa đi học để làm quan, để kinh bang tế thế. Điều này ít nhiều đã ảnh hưởng đến quan niệm học hành, thi cử sau này. Trong khi thực học phải là: học để có kiến thức, có kỹ năng, có đạo đức để làm việc. Học tốt, làm việc tốt ắt sẽ được lựa chọn để… làm quan.
Mới đây nhất, một tiến sỹ là chủ tịch huyện ở Thanh Hóa đã được điều động làm Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ. Nhiều người cảm thấy tiếc cho sự nghiệp chính trị của ông này vì đang làm cấp trưởng phải xuống cấp phó, cho dù về ngạch, bậc, đó là cấp tương đương. Nhưng thực chất đó là sự sắp xếp phù hợp với năng lực, sở trường, đặt vị lãnh đạo ấy đúng chỗ. Một tiến sỹ - nhà khoa học cần phải có môi trường khoa học để hoạt động, cống hiến, phát huy tài năng hơn là sắp xếp ở vị trí điều hành một cơ quan hành chính địa phương thuần túy.
Bên cạnh những vị tiến sỹ học để nghiên cứu khoa học, giảng dạy hoặc ít nhất là quản lý lĩnh vực khoa học, giáo dục thì vẫn còn có những tiến sỹ học để “tráng men”. Nghĩa là học vị tiến sỹ gần như không phục vụ cho công việc mà chỉ để giới thiệu cho… oai.
Là tiến sỹ nhưng đến hội thảo khoa học lại với tư cách dự khán để giới thiệu đại biểu. Vậy, tiến sỹ để làm gì?
Tiến sỹ học xong, lấy bằng rồi gần như… đoạn tuyệt với khoa học. Luận án, công trình “phủ bụi” trong kho lưu trữ. Vậy, tiến sỹ để làm gì?
Có những quan chức, ngày bảo vệ luận án tiến sỹ bị biến thành ngày… hội. Xe pháo rồng rắn từng đoàn nườm nượp chúc mừng. Phòng đánh giá luận án, diễn đàn học thuật trở thành… sân khấu ngợp hoa và những lời có cánh.
Quyền lực của tri thức không giống với quyền lực từ những chiếc… ghế. Cân – đai - áo - mũ không tạo nên những ông Nghè. Đừng để cụ Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến phải… tái thế bằng những câu châm biếm bất hủ:
(CLO) Sau nỗ lực tìm kiếm suốt ngày đêm, đến sáng 23/11, lực lượng chức năng thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế đã tìm thấy thi thể nạn nhân đầu tiên bị rơi xuống sông Hữu Trạch.
(CLO) Honda Thanks Day 2024 diễn ra từ ngày 30/11-1/12 trên phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm bao gồm không gian sắc hoa và triển lãm ảnh Hà Nội, khu vực trưng bày sản phẩm và công nghệ Honda, không gian làng nghề Thủ đô, các khu vực vui chơi cho trẻ em và gia đình…
(CLO) Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng họ phải là một siêu cường công nghệ để "nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và ứng phó với các rủi ro bên ngoài".
(CLO) Hội nghị khí hậu 2024 của Liên hợp quốc (COP29) đã phải kéo dài sang thứ Bảy, sau khi các quốc gia đang phát triển từ chối lời đề nghị trị giá 250 tỷ USD từ các nước giàu để giúp họ giải quyết tình trạng nóng lên toàn cầu.
(CLO) Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An vinh dự được trao giải “Impactful destination” - “Điểm đến có ảnh hưởng” 2024.
(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh nối với Trung Quốc với tổng mức đầu tư 183.856 tỷ đồng.
(CLO) Để dự án xây dựng tuyến đường bộ mới Nam Định - Lạc Quần - Đường bộ ven biển hoàn thành theo đúng mục tiêu đề ra trước ngày 1/7/2025, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thành giải póng mặt bằng, cũng như nốt các phần còn tồn tại trong thời gian sớm nhất.
(CLO) Tối 22/11, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 - 22/11/2024). Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình tham dự và chia vui với nhân dân tỉnh Đắk Lắk.
(CLO) Tối 22/11, trong không khí chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11) và kỷ niệm 10 năm Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền thống “Việt Nam - những sắc màu Di sản” chính thức khai mạc tại Nghệ An.
(CLO) Vào thứ Sáu (22/11), thẩm phán đã hoãn vô thời hạn vụ án gồm 34 tội danh hình sự của ông Donald Trump, vốn liên quan đến việc làm sai lệch hồ sơ kinh doanh và khoản “tiền bịt miệng” ở New York.
(CLO) Với chủ đề “Làm thế nào để những tác phẩm văn học nghệ thuật đến được với công chúng?”, buổi tọa đàm do Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật (VHNT) TP.HCM tổ chức đã thu hút sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, cơ quan quản lý văn hóa và nghệ sĩ.
(CLO) Dự kiến tỉnh Hà Nam có 19 đơn vị hành chính cấp xã phải thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025. Sau sắp xếp sẽ dôi dư 143 cán bộ, công chức (cán bộ 92 người, công chức 51 người).
(NB&CL) Với tổng chiều dài chính tuyến dự kiến khoảng 1.541km, tổng mức đầu tư khoảng 33 tỷ USD sở hữu quy mô chưa từng có tại Việt Nam, dự án Đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) trên trục Bắc – Nam được chính các doanh nghiệp Việt thừa nhận là “cơ hội trăm năm”. Tuy nhiên, để chớp được cơ hội này, lại là thách thức đòi hỏi doanh nghiệp Việt cần phải rất bền gan vững chí để vượt qua.
(NB&CL) Với nhiều cố gắng luật hóa các quy định cơ bản về nhà giáo, dự án Luật Nhà giáo dự kiến trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 này, đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ dư luận, được kỳ vọng sẽ khắc phục được những bất cập và kiến tạo hành lang pháp lý đột phá để phát triển đội ngũ nhà giáo trong thời gian tới. Theo các chuyên gia, nhà khoa học, nếu Luật Nhà giáo có chất lượng tốt, tính khả thi cao sẽ là động lực lớn để đưa sự nghiệp giáo dục Việt Nam lên tầm cao mới.
(NB&CL) Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo đang được các Đại biểu quan tâm bàn thảo trong chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Việc cơ quan quản lý đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo đem đến nhiều kỳ vọng, nhất là khi không ít quy định nhằm ngăn chặn quảng cáo sai sự thật trên không gian mạng đã được đề xuất. Trong đó, dư luận đặc biệt quan tâm tới 2 nội dung quy định về: quảng cáo trên không gian mạng; quyền cũng như nghĩa vụ của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo. Tuy nhiên, không ít ý kiến cho rằng, Dự thảo Luật (sửa đổi) còn một số quy định chưa thể giải quyết được thực tế vi phạm phát sinh hiện nay của hoạt động quảng cáo trên không gian mạng.
(NB&CL) Giai đoạn 2015-2021, biên chế trong đơn vị sự nghiệp công lập giảm hơn 236.000 người. Kết quả tinh giản biên chế tuy đạt mục tiêu song chưa thực sự hiệu quả. Việc tinh giản biên chế còn mang tính cơ học. Các chuyên gia cho rằng, sắp xếp, tinh giản bộ máy có vai trò quan trọng trong việc giảm sự tốn kém về tiền lương và tạo ra một hệ thống trả lương hiệu quả. Tranh luận tại nghị trường, nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng khó khăn về nguồn nhân lực hiện nay là hết sức to lớn, nên đột phá chính từ khâu này thì mới có thể gỡ được những điểm nghẽn đang cản trở sự phát triển của đất nước.
(NB&CL) Theo Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), Việt Nam là một trong các quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Cho dù già hóa dân số là hệ quả tất yếu của việc mức sinh ngày càng thấp, tuổi thọ ngày càng cao, tuy nhiên, nếu không có ngay những chính sách thích ứng hiệu quả mang tầm quốc gia, thì những hệ luỵ của việc già hoá dân số là không thể lường hết được. Trên Diễn đàn Kỳ họp Quốc hội thứ 8, khoá XV vừa qua, đã có ý kiến về việc từ năm 2025 phải xây dựng khung chính sách quốc gia về phòng, chống già hóa dân số và điều chỉnh tỷ suất sinh thay thế, xem đây là vấn đề mang tính chất chiến lược.
(NB&CL) Temu là nền tảng bán lẻ trực tuyến xuyên biên giới của PDD Holdings (Trung Quốc), tập đoàn sở hữu trang thương mại điện tử Pinduoduo chuyên hàng giá rẻ. Nền tảng này ra mắt lần đầu tại Mỹ vào tháng 9/2022 và hiện bán hàng trực tiếp đến 82 quốc gia, vùng lãnh thổ. Nhiều đại biểu Quốc hội lo ngại tình trạng hàng hóa giá rẻ trên các sàn thương mại điện tử quốc tế như Temu sẽ tràn vào Việt Nam, gây ra tác động tiêu cực cho thị trường hàng hóa và ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Cơn lốc Temu đang phơi bày rõ thế khó trập trùng của hàng Việt, nhưng đây cũng là cơ hội để chúng ta nhìn nhận lại và tìm ra hướng đi mới cho sản xuất nội địa.
(NB&CL) Các cơ quan báo chí hiện nay đang phải đối diện với việc sụt giảm doanh thu mạnh mẽ, trong bối cảnh các nền tảng mạng xã hội đã lấy đi phần lớn doanh thu quảng cáo. Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) chính thức được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 này. Hiện nay nhiều ý kiến đưa ra đề xuất nên giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho báo chí.
(NB&CL) Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nền nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững sản phẩm nông sản. Theo các chuyên gia, doanh nghiệp phải hợp tác để sản xuất quy mô lớn, đồng bộ và có sự liên kết từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ giữa nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp. Việc liên kết chặt chẽ giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị nông sản từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ là yếu tố then chốt để nâng cao hiệu quả và đảm bảo tính bền vững.
(NB&CL) Chuyển đổi số từ lâu đã được xem là chìa khoá mở ra cơ hội xây dựng mô hình nông nghiệp thông minh, bền vững và hiệu quả hơn, đảm bảo vị thế của nông nghiệp Việt Nam trên bản đồ thế giới. Trong đó, số hoá việc sản xuất lúa gạo là hướng đi cần được tăng tốc, đẩy mạnh, để chiếm lĩnh xa lộ nông nghiệp toàn cầu. Như nhắc nhở mới đây của Thủ tướng Phạm Minh Chính: “Phải thổi hồn vào cây lúa bằng công nghệ số, bằng phát triển xanh, bằng kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, bằng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo”.
(NB&CL) Sau 20 năm kể từ khi có Ngày Doanh nhân Việt Nam, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ; số doanh nghiệp thành lập mới không ngừng gia tăng, là một điểm sáng của nền kinh tế, phản ánh nhu cầu và nỗ lực phát triển trong bối cảnh đất nước còn đối diện rất nhiều khó khăn, thách thức. Kinh tế tư nhân ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước, góp phần nâng tầm vị thế đất nước bằng những “cuộc chơi” đẳng cấp quốc tế.