Những phiên chợ đặc biệt của người Việt một năm chỉ mở một lần

Thứ bảy, 13/02/2021 12:44 PM - 0 Trả lời

(CLO) Khác với những phiên chợ thông thường, tại những phiên chợ này một năm chỉ mở một lần, mà khách hàng vẫn đông vui tấp nập, người bán và người mua không quan trọng việc ít nhiều, đắt rẻ mà chỉ mong lấy lộc đầu năm.

Chợ Đình Cả (Hải Dương): Mùng 2 Tết

Chợ Đình Cả họp vào sáng mùng 2 Tết tại xã Tân Hương, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. Phiên chợ đặc biệt họp 1 năm duy nhất một lần trước khu vực Đình Cả, thu hút hàng nghìn người trong và ngoài xã tham gia. Đây cũng là phiên chợ tồn tại hàng trăm năm ở vùng đất xứ Đông.

Chợ Đình Cả (Ảnh giadinh.net.vn)

Chợ Đình Cả (Ảnh giadinh.net.vn)

Đặc biệt, tại phiên chợ này, người bán không bao giờ nói thách, và người mua cũng không mặc cả với ước vọng mua về sự may mắn cho một năm mới thịnh vượng.

Chợ Gò (Bình Định): Mùng 1 Tết

Chợ Gò có nguồn gốc từ thời nhà Tây Sơn dựng cờ khởi nghĩa, phiên chợ Gò chỉ họp duy nhất vào ngày mùng 1 Tết và mang đậm nét văn hóa của miền “đất võ” Bình Định. Do đó, cứ đến mùng 1 Tết Nguyên đán hàng năm, người dân thôn Phong Thạnh, thị trấn Tuy Phước (huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định) lại tổ chức phiên chợ Gò đặc biệt.

Chợ Gò (Ảnh: nguoilaodong)

Chợ Gò (Ảnh: nguoilaodong)

Chợ Gò như một lễ hội vui xuân, khi tiếng pháo giao thừa vừa dứt, người dân các vùng phụ cận mang đến chợ những sản vật địa phương như gánh rau, các loại trái cây, thực phẩm, nhưng nhiều nhất vẫn là cau trầu. Người bán bán hàng để lấy lộc đầu năm, còn người mua mua hàng cũng vì muốn “mua” lộc đầu năm.

Theo tục lệ, khách thường mua 12 lá trầu để tượng trưng cho 12 tháng trong năm, cùng 2 trái cau chín đỏ, một ít vôi và một chùm sung với ý nói lên sự sung túc giàu sang của gia đình trong năm mới.

Và đặc biệt, chợ Gò là người bán không hề nói thách và người mua cũng không hề mặc cả, thể hiện ý nghĩa hai bên đang trao và nhận những điều tốt đẹp nhất trong dịp đầu năm.

Chợ Bích La (Quảng Trị): Mùng 2 Tết

Chợ đình Bích La thường họp một đêm duy nhất từ khuya ngày mùng 2 đến rạng sáng mùng 3 Tết tại xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

Từ hàng trăm năm nay, chợ đình Bích La được coi như lễ hội truyền thống thu hút hàng ngàn lượt người dân và du khách đến đây cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, dân làng làm ăn phát đạt…

Chợ Bích La (Ảnh: baodautu)

Chợ Bích La (Ảnh: baodautu)

Chợ đình Bích La người bán cũng không nói thách, và người mua cũng không trả giá.

Mỗi người đến đây đều quan niệm rằng, sẽ mua được nhiều lộc, nhiều may mắn và xua đi những điều không may trong năm mới.

Tại phiên chợ, còn có các ông đồ khăn áo chỉnh tề ngồi mài mực cho chữ. Người dân tới xin chữ đầu năm, ông đồ chỉ cho không bán, đáp lại tình cảm đó, du khách có thể tặng cho người viết thư pháp bằng những bao mừng tuổi.

Đặc biệt, nét độc đáo của chợ Chuộng đó là ai đến chợ bị nhiều cà chua ném vào người thì năm mới người đó sẽ gặp nhiều may mắn, có nhiều lộc, nhiều tài.

Chợ Chuộng (Thanh Hóa): Mùng 6 Tết

Hằng năm, chợ Chuộng (xã Đông Hoàng, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa) chỉ họp duy nhất một phiên vào ngày mùng 6 Tết Nguyên đán. Nhiều mặt hàng được các tiểu thương mang đến bày bán như: rau xanh, hoa quả, đồ ăn dân dã (bánh đa đỏ)...

Chợ Chuộng (Thanh Hóa)

Chợ Viềng (Nam Định): Mùng 7 và mùng 8 Tết

Chợ Viềng ở Nam Định nổi tiếng xưa nay là một chợ cầu may đặc biệt. Mỗi năm, chợ chỉ họp một lần và họp vào lúc nửa đêm. Theo đó, cứ vào đêm mùng 7, rạng sáng mùng 8 tháng Giêng âm lịch, Chợ Viềng lại được họp tại thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực và xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.

Chợ Viềng (Ảnh: laodong)

Chợ Viềng (Ảnh: laodong)

Chợ Viềng bán nhiều mặt hàng từ cây cảnh, cây giống, đến các đồ nông cụ, sản xuất nông nghiệp như thúng, mủng, quang gánh, liềm, cuốc xẻng...

Người mua cây cảnh tại chợ Viềng với ý nghĩa lấy lộc đầu năm, từ cây cảnh cho tới các cây ăn quả. Ngoài ra, chợ Viềng cũng bán thịt trâu, bò. Thịt bò là lễ vật dâng mẫu Liễu Hạnh, nên mua thịt bò tại phiên chợ Viềng người mua cũng cảm thấy như xin được may mắn.

Khánh Ngọc

Tin khác

Thiêng liêng Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa

Thiêng liêng Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa

(CLO) Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa nhằm thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tưởng nhớ và tri ân đội hùng binh Hoàng Sa năm xưa; khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa.

Đời sống văn hóa
Chiêm ngưỡng cánh đồng hoa lục bình tím tuyệt đẹp ngoại thành Hà Nội

Chiêm ngưỡng cánh đồng hoa lục bình tím tuyệt đẹp ngoại thành Hà Nội

(CLO) Những ngày này, hoa lục bình ở những cánh đồng trên địa bàn quận Long Biên, Hà Nội đua nhau bung nở sắc tím biếc tạo nên khung cảnh vô cùng thơ mộng thu hút giới trẻ Thủ đô tới check-in, chụp hình.

Đời sống văn hóa
Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Tô Ngọc Thanh qua đời

Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Tô Ngọc Thanh qua đời

(CLO) GS.TSKH Tô Ngọc Thanh - con trai cả của danh họa Tô Ngọc Vân - qua đời sáng 24/4, hưởng thọ 90 tuổi.

Đời sống văn hóa
Hà Nội xếp hạng 2 di tích lịch sử tại huyện Đan Phượng

Hà Nội xếp hạng 2 di tích lịch sử tại huyện Đan Phượng

(CLO) UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 2138/QĐ-UBND về việc xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Đời sống văn hóa
Thiêng liêng lễ xuất quân Hành trình “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”

Thiêng liêng lễ xuất quân Hành trình “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”

(CLO) Ngày 24/4, tại Cột cờ Hà Nội, Trung ương Đoàn, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam, Hội đồng Đội Trung ương tổ chức lễ xuất quân Hành trình “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”, mở đầu chuỗi các hoạt động cao điểm của tuổi trẻ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Đời sống văn hóa