Những thay đổi trong việc công nhận giáo viên giỏi

Thứ năm, 29/08/2019 14:14 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo nhận định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) việc thi và công nhận giáo viên giỏi vẫn "diễn" nhiều, không còn phù hợp với hiện tại nữa. Theo đó, Bộ đang soạn thảo Thông tư quy định công nhận giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi các cấp học mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên.

Những thay đổi trong việc công nhận giáo viên giỏi. Ảnh minh họa

Những thay đổi trong việc công nhận giáo viên giỏi. Ảnh minh họa

Cụ thể, theo dự kiến của Bộ sẽ 5 thay đổi quan trọng:

Thứ nhất, bãi bỏ hết các bất cập đã nêu trên, bỏ liên hoan giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi toàn quốc, chỉ còn công nhận giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp trường, cấp huyện và cấp tỉnh.

Thứ hai là liên quan đến điều kiện công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh phải là người: Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên mức khá (Giáo viên dạy giỏi thì yêu cầu tiêu chí chuyên môn phải ở mức tốt;Giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi thì tiêu chí về giáo dục đạt mức tốt).

Thứ ba, về phần thi: Đối với giáo viên dạy giỏi: Thực hành một hoạt động chơi - tập (đối với giáo viên nhà trẻ), một hoạt động học (đối với giáo viên mẫu giáo) theo kế hoạch giáo dục của nhà trường. Thực hành dạy học một tiết dạy (đối với giáo viên phổ thông) theo kế hoạch giảng dạy tại thời điểm diễn ra hội thi.

Đối với giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi: Thực hành một tiết tổ chức hoạt động trải nghiệm (tiết sinh hoạt lớp hoặc tiết hoạt động trải nghiệm tổng hợp) trong kế hoạch giáo dục của trường và của giáo viên tại thời điểm diễn ra hội thi.

Giáo viên dạy giỏi, chủ nhiệm lớp giỏi được thông báo và có thời gian chuẩn bị cho tiết dạy/hoạt động giáo dục trong thời gian không quá 3 ngày trước thời điểm thi dạy và được tổ chức tại lớp học với nguyên trạng số lượng học sinh của lớp.

Không được dạy thử/thực hành tiết học/hoạt động tham gia hội thi ở bất cứ đâu trong năm học tổ chức hội thi, đồng thời là hoạt động lần đầu tiên được tổ chức cho học sinh tại lớp học đó.

Trình bày một báo cáo chuyên đề trước Ban giám khảo, thời lượng không quá 30 phút, thể hiện biện pháp đã thực hiện có hiệu quả nhất trong hoạt động dạy học/giáo dục học sinh của cá nhân tại cơ sở giáo dục mà giáo viên đang công tác.

Lưu ý chuyên đề báo cáo phải là lần đầu tiên tham gia hội thi, chưa được dùng để xét duyệt thành tích cá nhân trước đó.

Thay đổi thứ tư được rất nhiều giáo viên chú ý đó là nguyên tắc của hội thi: Dựa trên nguyện vọng tự nguyện của giáo viên; không ép buộc, không tạo áp lực cho giáo viên tham gia hội thi; Đảm bảo tính trung thực, dân chủ, công khai, minh bạch, công bằng và khách quan. Tuyệt đối không có hành vi vụ lợi trong hội thi.

Nghiêm cấm tổ chức hội thi trái với chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của ngành; nghiêm cấm lợi dụng danh hiệu giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi của cá nhân giáo viên để vụ lợi cho thành tích của nhà trường.

Cuối cùng là việc giao quyền tự chủ cho địa phương về quy định số lượng giáo viên tham gia hội thi các cấp do trưởng ban tổ chức hội thi quyết định, căn cứ tình hình thực tế, điều kiện cơ sở vật chất và ngân sách của địa phương hàng năm; kể cả thời gian và địa điểm tổ chức hội thi sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn của cơ sở.

Theo đó, các cấp quản lý giáo dục tại cơ sở hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc làm của mình, không thể đổ lỗi do văn bản. Việc giao trách nhiệm đồng hành với nghĩa vụ như trên là hoàn toàn hợp lý trong giai đoạn phân quyền, nhiệm vụ quản lý giáo dục hiện nay.

Đặc biệt là đơn giản hóa cách điều hành toàn bộ các hoạt động của hội thi, ra quyết định thành lập Ban giám khảo và các ban, tiểu ban phục vụ hội thi (nếu cần thiết). Các ban và tiểu ban làm việc dưới sự chỉ đạo trực tiếp của trưởng ban tổ chức.

Như vậy, từ nay sử dụng kết quả hội thi là minh chứng để đánh giá, xếp loại thi đua của cá nhân. Danh hiệu giáo viên dạy giỏi là căn cứ để xem xét, thực hiện các chế độ chính sách đối với giáo viên.

Qua đó, các cơ quan quản lý giáo dục địa phương theo thẩm quyền quản lý tổ chức sinh hoạt chuyên môn trên địa bàn thông qua việc giáo viên được công nhận giáo viên dạy giỏi, chủ nhiệm lớp giỏi báo cáo tiết dạy, tổ chức hoạt động giáo dục tham dự hội thi nhằm lan tỏa, chia sẻ kinh nghiệm dạy tốt.

Lương Minh 

Tin khác

Yêu cầu xử lý việc liên kết đào tạo với nước ngoài không đúng quy định

Yêu cầu xử lý việc liên kết đào tạo với nước ngoài không đúng quy định

(CLO) Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiện tượng việc tổ chức thực hiện hợp tác, đầu tư của nước ngoài tại một số cơ sở giáo dục chưa đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

Giáo dục
Hà Nội công bố phương án tuyển sinh trường THPT chuyên

Hà Nội công bố phương án tuyển sinh trường THPT chuyên

(CLO) Học sinh tham gia tuyển sinh lớp chuyên phải qua sơ tuyển và thi, lấy điểm từ cao xuống thấp.

Giáo dục
Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức Hội thảo 'Dinh dưỡng trong học đường'

Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức Hội thảo "Dinh dưỡng trong học đường"

Hội thảo "Dinh dưỡng trong học đường" do Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam phối hợp cùng Công ty Ajinomoto Việt Nam tổ chức.

Giáo dục
Bài 1: Mua danh ba vạn hay bán danh…ba đồng?

Bài 1: Mua danh ba vạn hay bán danh…ba đồng?

(CLO) Hiện nay, nhiều người được gắn với danh xưng giáo sư, tiến sĩ tuy nhiên lại chưa được nhà nước công nhận mà do một vài tổ chức nước ngoài phong tặng. Điều này đang gây ra tranh cãi, liệu giá trị của những danh xưng này đến đâu?

Giáo dục
Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam - Angola

Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam - Angola

(CLO) Chuyến thăm và làm việc tại Angola của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, với tư cách đại diện Chính phủ Việt Nam, là minh chứng sinh động cho mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, là dấu mốc quan trọng và ý nghĩa đối với việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai bên.

Giáo dục