Những tình tiết “bất ngờ” trong vụ chuyển nhượng 43ha đất ở Bình Dương

Thứ hai, 21/10/2019 11:08 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trong khi vụ chuyển nhượng 43ha đất tại Khu đô thị Tân Phú ở TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương đang được thanh tra làm rõ thì mới đây, đại diện Công ty Kim Oanh lên tiếng khẳng định, khu đất trên vẫn là đất kinh doanh dịch vụ, chưa được chuyển mục đích thành đất ở…

Theo bà Đặng Thị Kim Oanh – Tổng giám đốc Công ty Kim Oanh TP. HCM cho biết, tiền thân của Công ty Kim Oanh TP. HCM là Công ty A Đông Hải - pháp nhân có chức năng kinh doanh bất động sản. Ngày 2/10/2017, Công ty Âu Lạc chuyển nhượng 1/2 vốn góp, chiếm 50% vốn điều lệ tại Công ty Tân Phú cho A Đông Hải. Lúc này thì công ty Tân Phú trở thành Công ty TNHH hai thành viên.

Đến ngày 6/2/2018, Công ty Âu Lạc chuyển nhượng 1/2 vốn góp còn lại, chiếm 50% vốn điều lệ tại Công ty Tân Phú cho Công ty Kim Oanh (lúc này Công ty A Đông Hải đã đổi tên thành Công ty Kim Oanh TP. HCM). Quá trình chuyển nhượng 100% vốn của Công ty Âu Lạc tại Công ty Tân Phú cho Kim Oanh đều thực hiện theo Luật Doanh nghiệp. Hiện tại Công ty Kim Oanh đang là chủ sở hữu 100% vốn góp tại Công ty Tân Phú.

“Khi mua, tôi hỏi thì dự án này có sổ, có 1/500, đất sản xuất kinh doanh, thấy điều kiện phù hợp quy hoạch,  đã được Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh và cơ quan chức năng Bình Dương phê duyệt... Quá trình chuyển nhượng giữa hai doanh nghiệp đều dựa trên Luật Doanh nghiệp và các quy định của pháp luật thì chúng tôi mới mua. Cụ thể, đầu tháng 10/2017 tôi bắt đầu mua phần vốn góp của Công ty Âu Lạc tại Công ty Tân Phú. Quá trình này, chúng tôi không hề biết TCT Bình Dương liên quan gì mà chỉ biết Công ty Âu Lạc. Bởi vì lúc này Công ty Âu Lạc là đơn vị đang sở hữu 100% phần vốn tại Công ty Tân Phú, chứ đâu có liên quan gì đến TCT Bình Dương”, bà Oanh cho biết.

Những lùm xùm trong vụ việc chuyển nhượng 43ha đất tại Bình Dương vẫn đang được các cơ quan chức năng làm rõ

Những lùm xùm trong vụ việc chuyển nhượng 43ha đất tại Bình Dương vẫn đang được các cơ quan chức năng làm rõ

Trước thông tin cho rằng, sau khi nhận chuyển nhượng phần vốn góp của Công ty Âu Lạc tại Công ty Tân Phú thì Kim Oanh TP. HCM đã hưởng lợi hàng nghìn tỷ đồng, bà Đặng Thị Kim Oanh lên tiếng bác bỏ: “Trường hợp chúng tôi được duyệt 40% đất thổ cư (tương đương gần 16ha) trong tổng số 43ha thì chủ đầu tư còn phải bỏ một phần diện tích ra làm nhà ở xã hội. Để chuyển đổi lên đất thổ cư thì doanh nghiệp phải đóng thuế, đầu tư xây dựng hạ tầng khoảng vài ngàn tỷ đồng nữa. Nếu hoàn tất những khâu này thì đất khu 43ha mới đủ yếu tố áp dụng khung giá đất năm 2015 của Bình Dương ban hành. Thực tế hiện nay, khu đất 43 ha vẫn là đất kinh doanh dịch vụ, chưa được chuyển mục đích thành đất ở, nên việc mang giá đất ở ra nhân lên rồi cho rằng Kim Oanh sẽ thu được lợi lớn là hoàn toàn phi lý”, TGĐ Công ty Kim Oanh TP. HCM nói.

Cũng theo bà Oanh, “thời điểm Kim Oanh mua dự án, thị trường bất động sản Bình Dương đang chạm đáy, giá đất rất thấp nhưng ít giao dịch mua bán, hạ tầng cơ sở, giao thông còn hết sức khó khăn, nhiều người nói rằng “thành phố mới Bình Dương vắng như thành phố ma” và không thấy đâu cơ hội phát triển, … Chúng tôi đầu tư vào khu đất 43ha này cũng đã mất đi cơ hội đầu tư các dự án khác tốt hơn, thậm chí mua rồi còn phải mất nhiều chi phí để chuyển đổi từ đất dịch vụ lên đất thổ cư… Nhưng vì sao tôi vẫn quyết định chọn khu đất này?

Là bởi, thứ nhất là gần trụ sở công ty hiện nay; thứ hai là thấy vị trí ổn có thể làm khu đô thị đẹp cho thành phố, chúng tôi có thể hiện thực hóa được tâm huyết xây cho tỉnh nhà một khu đô thị khang trang, thay đổi bộ mặt đô thị, thúc đẩy thị trường bất động sản của tỉnh Bình Dương; thứ ba là dự án đã được Thường trực Tỉnh ủy, UBND và cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương phê duyệt, tức là tính pháp lý của dự án đã rõ ràng… Chứ lúc đó Kim Oanh đang có nhiều đơn vị mời mua như các dự án dưới Long Thành (Đồng Nai), dự án Đông Bình Dương...”.

“Kim Oanh quyết định đầu tư trong tình thế chấp nhận mất mát nhiều cơ hội khác, đó thực sự là một canh bạc với rất nhiều khoản vay ngân hàng với lãi suất phải trả hàng tháng rất lớn. Đến nay, dự án hoàn toàn chưa mang lại bất kỳ nguồn lợi nào cho doanh nghiệp, trong khi mỗi ngày chờ hoàn tất thủ tục pháp lý, chúng tôi đang mỗi ngày mất thêm rất nhiều tiền bạc”, đại diện Công ty Kim Oanh TP. HCM nói.

Trước những thông tin về việc thu hồi khu đất 43ha, đại diện Công ty Kim Oanh TP. HCM cho biết: “Quá trình chuyển nhượng vốn đã được cơ quan chức năng Bình Dương đăng ký công nhận và hoàn tất pháp lý. Chúng tôi là doanh nghiệp, là bên mua vốn góp, chúng tôi thực hiện các quy định hợp pháp thì pháp luật phải bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho doanh nghiệp, không có chuyện nếu có những sai phạm từ lịch sử để lại (nếu có) lại bắt doanh nghiệp hiện thời phải chịu trách nhiệm? Chúng tôi mong sớm có kết luận thanh tra chính thức để tiếp tục đầu tư thực hiện dự án, tránh những tin đồng và ý kiến không chính thức được đưa ra như thời gian vừa qua”.

Quan điểm về sự việc, Tiến sĩ, Luật sư Lê Văn Thiệp – Trưởng Văn phòng Luật sư Toàn Cầu, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho biết: Công ty Tân Phú được thành lập bởi hai pháp nhân là Công ty Sản xuất – Xuất nhập khẩu Bình Dương (nay là TCT Bình Dương) và Công ty cổ phần bất động sản Âu Lạc (sau đây gọi tắt là Công ty Âu Lạc).

Theo đó, Công ty Sản xuất và Xuất nhập khẩu Bình Dương nắm giữ 30% vốn điều lệ và Công ty Âu Lạc nắm giữ 70% vốn điều lệ. Công ty TNHH Đầu tư – Xây dựng Tân Phú đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và được Cục thuế tỉnh Bình Dương cấp mã số thuế. Các thành viên công ty đã hoàn thành việc góp vốn và tổ chức nhân sự phù hợp để vận hành doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành.

Trước khi thành lập Công ty TNHH Đầu tư – Xây dựng Tân Phú, do một thành viên là TCT Bình Dương là doanh nghiệp nhà nước thuộc Văn phòng Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương nên Tổng Công ty Sản xuất – Xuất nhập khẩu Bình Dương đã xin ý kiến bằng văn bản và được Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Dương chấp nhận. Hội đồng thành viên TCT Bình Dương đã có Quyết định về việc tham gia góp vốn cùng Công ty Âu Lạc để thành lập Công ty Tân Phú, Quyết định cử người  đại diện phần vốn góp tại pháp nhân mới là Công ty Tân Phú.

Như vậy, Công ty TNHH Đầu tư – Xây dựng Tân Phú là pháp nhân được thành lập, hoạt động đúng theo quy định của pháp luật Việt nam.

Trong quá trình hoạt động, TCT Bình Dương đã có văn bản xin ý kiến ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Dương về việc chuyển nhượng 30% vốn điều lệ thuộc sở hữu của mình cho thành viên trong công ty là Công ty Âu Lạc.

Tỉnh ủy Tỉnh Bình Dương chấp thuận chủ trương, cho phép TCT Bình Dương được chuyển nhượng 30% phần vốn góp của mình, tại Công ty Tân Phú cho Công ty Âu Lạc và yêu cầu “phải thuê đơn vị tư vấn độc lập thẩm định giá đất làm cơ sở đàm phán ký hợp đồng chuyển nhượng và chịu trách nhiệm việc ký kết hợp đồng, thu tiền đúng quy định” là phù hợp pháp luật.

Khi Tỉnh ủy Bình Dương đồng ý cho Công ty Sản xuất – Xuất nhập khẩu Bình Dương chuyển nhượng vốn đã tuân theo quy định tại Điều 31 của Luật Quản lý và sử dụng vốn nhà nước năm 2014, theo đó: “Khi chuyển nhượng vốn đầu tư ra ngoài doanh nghiệp phải áp dụng nguyên tắc: a) Tuân thủ quy định của pháp luật về doanh nghiệp, chứng khoán và quy định khác của pháp luật có liên quan; b) Phản ánh đầy đủ giá trị thực tế doanh nghiệp, bao gồm cả giá trị quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai; c) Bảo đảm nguyên tắc thị trường, công khai, minh bạch”.

Việc chuyển nhượng vốn cũng phù hợp quy định của Điều 29 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp, theo đó, “1. Việc chuyển nhượng các khoản vốn đầu tư ra ngoài doanh nghiệp của doanh nhiệp nhà nước thực hiện theo quy định tại Điều 31 Luật quản lý và sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và phương thức chuyển nhượng vốn đầu tư ra ngoài của doanh nhiệp nhà nước (bao gồm cả việc chuyển nhượng quyền mua cổ phần, quyền góp vốn vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên) thực hiện theo quy định tại các Khoản 3, 4, 5 Điều 38 của Nghị định này”.

vna_potal_binh_duong_hoi_nghi_thong_tin_bao_chi_ve_du_an_khu_do_thi-thuong_mai-dich_vu_tan_phu_144128724_stand

Trong quá trình thực hiện Thông báo số 287-TB/TU ngày 20/4/2017 của Tỉnh ủy Bình Dương, TCT Bình Dương đã thuê hai đơn vị kiểm toán độc lập để tiến hành định giá, kết quả định giá làm cơ sở cho việc đàm phán, thỏa thuận giữa bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng trên cơ sở bảo toàn vốn, có lợi nhuận cho TCT Bình Dương. Việc chuyển nhượng một phần hay toàn bộ phần vốn góp của TCT Bình Dương cũng phù hợp với quy định tại điều 53 Luật Doanh nghiệp năm 2014.

Do vậy, về quy trình việc chuyển nhượng 30% phần vốn góp đã thực hiện đúng và đầy đủ theo quy định pháp luật và yêu cầu Tỉnh ủy Bình Dương tại văn bản chấp thuận chủ trương cho chuyển nhượng vốn.

Sau khi việc chuyển nhượng vốn hoàn tất, Công ty Âu Lạc đã thực hiện việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương. Như vậy, chủ sở hữu Công ty TNHH Đầu tư – Xây dựng Tân Phú sau khi chuyển nhượng là Công ty Âu Lạc với tỷ lệ 100%.

Ngày 19/9/2017, Công ty xây dựng A Đông Hải (Sau đổi tên thành Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Kim Oanh thành phố Hồ Chí Minh) nhận được đề nghị của Đại diện hợp pháp Công ty Âu Lạc, hai bên đã ký Hợp đồng nguyên tắc về việc chuyển nhượng toàn bộ vốn góp thuộc sở hữu của Công ty Âu Lạc cho Công ty xây dựng  A Đông Hải.

Tiền nộp thuế đất không có nguồn gốc từ Ngân sách

Ngày 14/12/2016, TCT Bình Dương có văn bản gửi Sở Tài chính Bình Dương để nghị xác nhận nguồn gốc tiền sử dụng đất khu đất dịch vụ 43 ha nằm trong Khu liên hợp công nghiệp, dịch vụ, đô thị Bình Dương. Theo TCT Bình Dương, công ty đã vay vốn từ ngân hàng và các đơn vị khác để thực hiện thanh toán hợp đồng đền bù, giải phóng mặt bằng đất đai và đóng tiền sử dụng đất vào ngân sách nhà nước để được giao đất…

Phúc đáp lại văn bản trên, ngày 21/12/2016, Sở Tài chính Bình Dương có văn bản số 3289/STC-TCDN xác nhận: “Số tiền hơn 5 tỷ đồng do TCT Bình Dương nộp vào NSNN để được giao quyền sử dụng 43ha đất tại phường Hòa Phú, TP Thủ Dầu Một không có nguồn gốc từ NSNN”.

Sau khi ký Hợp đồng nguyên tắc, hai bên đã tiến hành ký kết Hợp đồng chuyển nhượng vốn vào ngày 2/10/2017, theo đó, Công ty Âu Lạc chuyển nhượng cho Công ty xây dựng A Đông Hải 50% vốn điều lệ theo giá thỏa thuận, Hợp đồng chuyển nhượng được công chứng phù hợp pháp luật về hình thức và nội dung, các bên đã thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng.

Ngày 6/2/2018, Công ty Âu Lạc chuyển nhượng 50% vốn điều lệ thuộc sở hữu của mình cho Công ty xây dựng A Đông Hải, Hợp đồng chuyển nhượng được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, các bên tham gia ký kết đã thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật.

Như vậy, tính từ thời điểm 0h ngày 7/2/2018, Công ty xây dựng A Đông Hải đã sở hữu 100% vốn điều lệ tại Công ty TNHH Đầu tư – Xây dựng Tân Phú. Công ty  TNHH Đầu tư - Xây dựng Tân Phú kế thừa các quyền và nghĩa vụ liên quan đến Dự án Khu đô thị dịch vụ thương mại Tân Phú tại tỉnh Bình Dương.

Về nguồn gốc đất của dự án và chủ sử dụng đất, Luật sư Thiệp cho rằng, ngay từ khi thành lập Công ty TNHH Đầu tư - Xây dựng Tân Phú thì Thành viên là TCT Bình Dương chỉ là thành viên góp vốn với tỷ lệ 30%.

Theo Điều 3 Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003 cũng như Điều 8 Luật Doanh nghiệp 2014 thì Công ty TNHH Đầu tư - Xây dựng Tân Phú không phải là doanh nghiệp nhà nước. Toàn bộ quyền sử dụng đất tại Dự án Khu đô thị dịch vụ thương mại Tân Phú là tài sản, quyền tài sản của Công ty TNHH Đầu tư - Xây dựng Tân Phú… Vậy nên, quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt và các quyền khác của chủ tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật Dân sự và pháp luật về Doanh nghiệp với các thủ tục phù hợp pháp luật.

“Như vậy, việc nhận thức quyền sử dụng 43 ha đất là địa điểm thực hiện dự án là tài sản công là sai lầm nghiêm trọng về nhận thức dẫn đến những suy đoán không có căn cứ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Đầu tư - Xây dựng Tân Phú và chủ sở hữu  của Công ty này”, Tiến sĩ, Luật sư Lê Văn Thiệp nhận định.

Nhóm PV

Tin khác

Mumbai (Ấn Độ) lần đầu vượt Bắc Kinh (Trung Quốc) trở thành thủ đô dành cho tỷ phú châu Á

Mumbai (Ấn Độ) lần đầu vượt Bắc Kinh (Trung Quốc) trở thành thủ đô dành cho tỷ phú châu Á

(CLO) Mumbai hiện là thủ đô châu Á có nhiều tỷ phú nhất với con số 92, vượt qua Bắc Kinh với 91 tỷ phú, theo danh sách người giàu toàn cầu của Viện nghiên cứu Hurun.

Thị trường - Doanh nghiệp
Lý do Dubai mất dần sức hút đối với nhà giàu Nga

Lý do Dubai mất dần sức hút đối với nhà giàu Nga

(CLO) Dubai từng trở thành địa điểm được nhiều người Nga yêu thích để gửi tiền hoặc xây dựng cuộc sống mới sau chiến sự tại Ukraine. Sức hấp dẫn đó hiện đang giảm dần khi sinh hoạt phí ở vương quốc hào nhoáng này tăng cao, các ngân hàng ngày càng khắt khe hơn trong việc thực thi các lệnh trừng phạt của Mỹ.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vietnam Airlines đạt thỏa thuận mới với đối tác CAE Inc

Vietnam Airlines đạt thỏa thuận mới với đối tác CAE Inc

(CLO) Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) vừa ký kết hợp tác về việc khai thác buồng lái mô phỏng (SIM) với nhà cung ứng dịch vụ và thiết bị huấn luyện bay toàn cầu CAE Inc. (CAE).

Thị trường - Doanh nghiệp
Khi văn hóa doanh nghiệp gắn liền với trải nghiệm kết nối

Khi văn hóa doanh nghiệp gắn liền với trải nghiệm kết nối

(CLO) Tạo ra những trải nghiệm giàu cảm xúc cho CBNV để văn hóa doanh nghiệp thẩm thấu vào đời sống tự nhiên như hơi thở là cách thức nhiều doanh nghiệp Việt áp dụng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Gia Lai: Chàng kỹ sư trẻ ươm mầm giống nho trên đất cằn

Gia Lai: Chàng kỹ sư trẻ ươm mầm giống nho trên đất cằn

(CLO) Là một kỹ sư xây dựng song anh Đặng Đại Dương (35 tuổi, trú tại TP Pleiku, Gia Lai) lại có niềm đam mê đặc biệt với nông nghiệp. Ngoài vườn dâu ngọt hơn 1 ha, chàng kỹ sư trẻ còn sở hữu vườn nho lớn nhất Gia Lai, thu hút du khách tham quan, trải nghiệm.

Thị trường - Doanh nghiệp