Những tòa tháp Chăm - địa điểm check in lý tưởng tại Ninh Thuận

Thứ ba, 17/08/2021 11:49 AM - 0 Trả lời

(CLO) Nếu có ý định ghé thăm vùng đất Ninh thuận đầy nắng gió, thì nhất định không thể bỏ qua những tòa tháp Chăm cổ kính tráng lệ - một trong những dấu ấn sắc màu của 54 dân tộc.

1. Tháp Po Klong Garai

Tháp Chăm hay còn gọi là tháp Chàm. Đây là công trình thuộc thể loại kiến trúc đền tháp Champa, thuộc kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng của dân tộc Chăm.

Tháp Chăm ở Ninh Thuận tuy xây dựng muộn hơn so với tháp Bà ở Nha Trang hay khu di tích thánh địa Mỹ Sơn tại tỉnh Quảng Nam, nhưng điểm đặc biệt là tháp ở Ninh Thuận được xây dựng để thờ những vị vua mà người Chăm hóa thánh thay vì thờ thần linh.

Đầu tiên phải kể đến tháp to nhất Ninh Thuận, Tháp Po Klong Garai là nơi thờ vua Po Klong Garai (1151-1205), vị thần thủy lợi mà người Chăm tôn kính, người đã có công dẫn dắt dân tộc đánh đuổi ngoại xâm, bình ổn đất nước và phát triển nông nghiệp.

Tháp Po Klong Garai1

Quần thể tháp nằm trên ngọn đồi cao của thành phố Phan Rang được xây dựng vào cuối thế kỉ XIII, đầu thế kỷ XIV (tức thời vua Chế Mân).

Khối kiến trúc xây dựng bằng gạch nung màu đỏ sẫm này gồm 3 ngôi tháp, tháp chính (tháp Kalan) để thờ vua, cao đến 20,5m, gồm nhiều tầng lặp lại và nhọn dần khi lên đỉnh, biểu tượng trên đỉnh tháp là một Linga – biểu tượng của chúa trời, thần Shiva Hindu. Tháp cổng phía đông (bên phải ảnh, hay gọi là tháp Gopura - 9,31m) và tháp lửa phía nam (tháp Kosaghra - cao 8,56m, bên trái) có mái hình thuyền.

2. Tháp Po Rome

Tháp Po Rome một trong những tháp được xây dựng muộn nhất của vương quốc Champa, vào thế kỷ XVII. Cách thành phố Phan Rang 25km, tháp tọa lạc trên quả núi nhỏ thuộc địa phận làng Hậu Sanh, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước.

Tháp Pô Rome là tháp vuông cao 8 mét gồm 4 tầng, cửa chính có cấu trúc dạng vòm.

Tháp Po Rome

Mỗi tầng có gắn phù điêu tượng Shiva, bao quanh là biểu tượng ngọn lửa thần, mang lại vẻ uy nghiêm, trầm mặc cho nơi này. Các trụ đá ở cửa ra vào có khắc chữ Chăm cổ, nhưng do thời gian mưa nắng đã bị bào mòn không đọc được nữa.

Cũng giống với tháp thờ vua Po Klong Garai, tòa tháp xây dựng muộn này cũng thờ vị vua mang tên tháp, vua Po Rome – vị vua mà người Chăm tôn kính như vị thần.

3. Tháp Hòa Lai

Tháp Chăm Hòa Lai cách 15 km từ thành phố Phan Rang, ngay bên Quốc lộ 1 xã Tân Hải, huyện Ninh Hải. 

Tháp Chăm Hòa Lai được xây dựng từ thế kỷ IX. Kiến trúc cổ kính này gồm 3 tháp, tuy nhiên tháp giữa đã bị Thực dân Pháp phá đi lấy gạch lát con đường cái quan, tức là Quốc lộ 1, vào cuối thế kỷ XIX.

Tháp Hòa Lai

Không những mang màu sắc lịch sử cổ kính, tháp còn được giới nghiên cứu mỹ thuật đặt tên phong cách Hòa Lai do kiến trúc rất đặc trưng. Và được đánh giá là một trong những kiến trúc tháp thành công nhất của vương quốc Champa.

Cho đến nay tháp chỉ còn 2 tòa tháp là Tháp Bắc và Tháp Nam, nhưng cho dù là đến khám phá nghiên cứu lịch sử hay check in theo phong cách vintage, thì nơi đây cũng đáng để đặt chân đến một  lần.

Khánh Ngọc

Bình Luận

Tin khác

Tuyệt tác âm nhạc của Rachmaninoff lần đầu công diễn tại Việt Nam

Tuyệt tác âm nhạc của Rachmaninoff lần đầu công diễn tại Việt Nam

(CLO) Những giai điệu tuyệt đẹp trong âm nhạc cổ điển của nhà soạn nhạc lỗi lạc Sergei Rachmaninoff sẽ được phủ khắp khán phòng của Nhà hát Hồ Gươm.

Đời sống văn hóa
Hơn 2.000 tác phẩm dự Liên hoan ảnh nghệ thuật Nam Trung Bộ và Tây Nguyên năm 2024

Hơn 2.000 tác phẩm dự Liên hoan ảnh nghệ thuật Nam Trung Bộ và Tây Nguyên năm 2024

(CLO) Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên lần thứ 29 năm 2024 diễn ra tại thành phố Đà Nẵng trong hai ngày 27 - 28/3.

Đời sống văn hóa
Tây Ninh tổ chức bắn pháo hoa tầm cao tại chương trình nghệ thuật 'Khúc hát tự hào'

Tây Ninh tổ chức bắn pháo hoa tầm cao tại chương trình nghệ thuật "Khúc hát tự hào"

(CLO) Chương trình "Tây Ninh - Khúc hát tự hào" được tổ chức với nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc được thể hiện bởi các nghệ sĩ tên tuổi, cũng như sự tham gia biểu diễn của hàng trăm người dân Tây Ninh.

Đời sống văn hóa
Chung kết toàn quốc Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024 tổ chức tại TP Việt Trì

Chung kết toàn quốc Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024 tổ chức tại TP Việt Trì

(CLO) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, Chung kết toàn quốc Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024 dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 10 tại TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ với hình thức tổ chức trực tiếp kết hợp với trực tuyến.

Đời sống văn hóa
Cuộc thi viết 'Cha và con gái': Cầu nối đưa các trang viết, câu chuyện đầy tính nhân văn, cao đẹp về tình cha và con

Cuộc thi viết "Cha và con gái": Cầu nối đưa các trang viết, câu chuyện đầy tính nhân văn, cao đẹp về tình cha và con

(CLO) Sáng ngày 27/3 tại Hà Nội, Tạp chí Gia đình Việt Nam tổ chức chương trình phát động Cuộc thi viết "Cha và con gái" lần thứ 2 năm 2024.

Đời sống văn hóa