Những vi phạm trong lĩnh vực đất đai sẽ bị xử phạt nặng

Thứ sáu, 03/01/2020 09:15 AM - 0 Trả lời

(CLO) Từ ngày 5/1/2020, Nghị định số 91/2019/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai chính thức có hiệu lực. Các hành vi: tự ý chuyển đất trồng lúa sang đất ở; phân lô, bán nền chưa đủ điều kiện; lấn, chiếm đất; bỏ hoang đất;...sẽ bị xử phạt nặng.

Từ ngày 5/1/2020, những vi phạm trong lĩnh vực đất đai sẽ xử phạt nặng (Ảnh minh họa)

Từ ngày 5/1/2020, những vi phạm trong lĩnh vực đất đai sẽ xử phạt nặng (Ảnh minh họa)

Lấn, chiếm đất đai sẽ bị phạt đến 1 tỷ đồng

Đáng chú ý, theo Nghị định số 91/2019/NĐ-CP hành vi lấn, chiếm đất đai mức phạt có thể lên đến 1 tỷ đồng. So với quy định hiện hành, mức phạt mới này không chỉ tăng kỷ lục mà còn nêu chi tiết các trường hợp, mức độ lấn chiếm đất đai với khung xử phạt hành chính tương ứng.

Đối với khu vực nông thôn, mức phạt cao nhất là 150 triệu đồng trong trường hợp lấn, chiếm đất nông nghiệp là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất với diện tích từ 1 héc ta trở lên.

Đối với khu vực đô thị, mức phạt đưa ra đối với các hành vi lấn chiếm đất chưa sử dụng, đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp chịu mức xử phạt cao gấp 2 lần mức xử phạt với loại đất tương ứng tại khu vực nông thôn. Tuy nhiên, mức phạt tối đa không quá 500 triệu đồng với cá nhân và không quá 1 tỷ đồng với tổ chức có hành vi vi phạm.

Trường hợp lấn chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình và đất công trình có hành lang bảo vệ, đất trụ sở làm việc và cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan tổ chức theo quy định của pháp luật về xử phạt hành chính trong lĩnh vực về hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng;...

Xử phạt nặng hành vi bỏ hoang đất

Mức phạt đối với hành vi bỏ hoang đất là một trong những điểm mới đáng chú ý nhất của Nghị định 91/2019/NĐ-CP. Theo đó, Khoản 1 Điều 32 nêu rõ hành vi không sử dụng đất trồng cây hàng năm trong thời hạn 12 tháng liên tục, đất trồng cây lâu năm trong thời hạn 18 tháng liên tục, đất trồng rừng trong thời hạn 24 tháng liên tục mà không thuộc trường hợp bất khả kháng sẽ bị xử phạt.

Mức phạt trên đây áp dụng đối với cá nhân, mức phạt đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (tối đa là 20 triệu đồng).

Biện pháp khắc phục với hành vi này, buộc sử dụng đất theo mục đích được Nhà nuớc giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất; trường hợp đã bị xử phạt mà không đưa đất vào sử dụng thì sẽ bị Nhà nước thu hồi.

Mức phạt tăng gấp 10 lần đối với trường hợp sử dụng đất trồng lúa vào mục đích khác

Trường hợp chuyển từ đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng (trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 14 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 2 của Nghị định số 01/2017/NĐ-CP) sẽ bị xử phạt từ 2 - 50 triệu đồng tùy thuộc vào diện tích đất chuyển mục đích trái phép.

Trường hợp chuyển đổi đất trồng lúa sang đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối sẽ bị phạt tiền từ 3 - 70 triệu đồng ứng với diện tích đất chuyển đổi từ dưới 0, 1 - trên 3 héc ta.

Đặc biệt, hành vi chuyển đổi đất lúa sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn sẽ bị xử phạt từ 3 -250 triệu đồng ứng với diện tích chuyển đổi trái phép dưới 0,01 - trên 3 héc ta.

Trường hợp chuyển đổi đất lúa sang đất phi nông nghiệp tại khu vực đô thị thì hình thức và mức phạt sẽ tăng lên gấp đôi lên tới 500 triệu đồng với cá nhân và 1 tỷ đồng với tổ chức.

Ngoài ra, cá nhân hoặc tổ chức đó phải có trách nhiệm khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Mua bán đất không có sổ đỏ sẽ bị phạt đến 20 triệu đồng

Cụ thể, khoản 2, 3 Điều 17 Nghị định 91/2019 nêu rõ, trường hợp không thực hiện đăng ký biến động đất đai theo quy định bị phạt tiền như sau:

Đối với trường hợp thời gian không sang tên sổ đỏ trong 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn, cá nhân sẽ bị phạt tiền từ 1 - 3 triệu đồng ở nông thôn, gấp 2 lần nếu ở thành thị.

Trường hợp thời gian không sang tên sổ đỏ quá thời hạn 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn, cá nhân sẽ bị phạt tiền từ 2 - 5 triệu đồng, gấp 2 lần nếu ở thành thị.

Mức phạt đối với tổ chức sẽ gấp đôi đối tượng là cá nhân ở tất cả các mức phạt trên. Các tổ chức mua bán đất đai không có sổ đỏ tại khu vực thành thị mức phạt có thể lên đến 20 triệu đồng.

Không sang tên sổ đỏ khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất sẽ bị xử phạt

Việc không sang tên hoặc chậm sang tên sổ đỏ sẽ bị xử phạt hành chính được quy định cụ thể tại Nghị định số 91/2019/NĐ-CP.

Đối với khu vực nông thôn: Trong thời gian 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn sẽ bị phạt tiền từ 1 đến 3 triệu đồng. Quá thời hạn 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn bị phạt tiền từ 2 đến 5 triệu đồng.

Đối với khu vực đô thị: Mức xử phạt cao gấp 2 lần mức xử phạt đối với từng trường hợp tương ứng theo quy định với khu vực nông thôn.

Trong đó, mức phạt trên áp dụng đối với đối tượng là cá nhân, nếu đối tượng là tổ chức thì mức phạt tăng đấp đôi (tối đa là 20 triệu đồng).

Thế Anh

Tin khác

Điều gì khiến giới thành đạt khát khao sở hữu biệt thự đóng The Miyabi?

Điều gì khiến giới thành đạt khát khao sở hữu biệt thự đóng The Miyabi?

(CLO) Những căn biệt thự hạng sang tại phân khu đóng The Miyabi là tài sản đặc biệt hiếm có trong lòng thành phố Đảo Hoàng Gia Vinhomes Royal Island, nơi mang tới trải nghiệm sống “xa xỉ thầm lặng” độc bản khiến giới doanh nhân thành đạt sẵn sàng mở hầu bao.

Bất động sản
Tỉnh Lâm Đồng kiên quyết chấm dứt hoạt động kinh doanh tại Dinh I Đà Lạt

Tỉnh Lâm Đồng kiên quyết chấm dứt hoạt động kinh doanh tại Dinh I Đà Lạt

(CLO) Mới đây, Tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo các sở liên quan và TP Đà Lạt yêu cầu doanh nghiệp chấm dứt toàn bộ việc kinh doanh, khai thác tại dự án Dinh I, yêu cầu đơn vị đang khai thác bàn giao tài sản trước ngày 30/4.

Bất động sản
Loạt quy định mới giúp thị trường bất động sản “thoát đáy”

Loạt quy định mới giúp thị trường bất động sản “thoát đáy”

(NB&CL) Dù Luật Đất đai mới sẽ chính thức có hiệu lực từ 1/1/2025, nhưng Chính phủ đã có đề xuất trình Quốc hội cho phép Luật Đất đai có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, sớm hơn 5 tháng để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.

Bất động sản
Dự báo tăng trưởng GDP Trung Quốc chưa ấn tượng vì 'lĩnh vực bất động sản vẫn gặp khó'

Dự báo tăng trưởng GDP Trung Quốc chưa ấn tượng vì "lĩnh vực bất động sản vẫn gặp khó"

(CLO) Ngay cả sau khi Trung Quốc báo cáo mức tăng trưởng kinh tế hàng quý tốt hơn mong đợi, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vẫn quyết định giữ nguyên ước tính tăng trưởng GDP cả năm đối với nước này.

Bất động sản
Doanh nghiệp và môi giới bất động sản sẵn sàng tái nhập 'cuộc chơi'

Doanh nghiệp và môi giới bất động sản sẵn sàng tái nhập 'cuộc chơi'

(CLO) Trong giai đoạn quý I/2024, với các dấu hiệu ấm lên của thị trường, nhiều doanh nghiệp bất động sản cũng như lực lượng môi giới đã bắt đầu hoạt động trở lại. Đánh dấu bước đệm cho một chu kỳ mới của thị trường sắp bắt đầu.

Bất động sản