Thành phố Hải Dương:

Niềm tự hào về mảnh đất Thành Đông

Thứ năm, 17/10/2019 10:41 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Thành phố Hải Dương là đô thị loại II từ năm 2009, sau 10 năm nỗ lực phấn đấu không ngừng nghỉ; đến nay Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố vui mừng được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận thành phố Hải Dương là đô thị loại I thuộc tỉnh Hải Dương.

Trở về mảnh đất Thành Đông xưa, thành phố Hải Dương hôm nay, thời điểm này đâu đâu cũng cảm nhận được không khí vui tươi, phấn khởi của người dân thành phố. Trên mọi nẻo đường, mỗi tuyến phố đều rợp cờ, hoa, băng rôn, khẩu hiệu…, tất cả đều hướng về chào đón một sự kiện trọng đại: Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận thành phố Hải Dương là đô thị loại I, vào đúng dịp kỷ niệm 215 năm khởi nghiệp Thành Đông và 65 năm ngày giải phóng thành phố Hải Dương.

Sự kiện trọng đại này được gắn liền với chương trình lễ hội đường phố mang chủ đề “Lễ hội đường phố 2019 - Ánh sáng Thành Đông” trên quy mô cấp tỉnh. Cùng với đó là chuỗi các sự kiện được diễn ra trước, trong và sau lễ công bố như Hội thảo “Thúc đẩy chế biến, tiêu thụ nông sản tỉnh Hải Dương trong bối cảnh hội nhập quốc tế”; “Hội chợ Làng nghề lần thứ 15 và sản phẩm OCOP Việt Nam năm 2019”, mà điểm nhấn là “Lễ hội đường phố - Ánh sáng Thành Đông” với chương trình diễu hành, biểu diễn nghệ thuật đặc sắc trên sân khấu chính của buổi lễ cũng như trên đường phố, gồm những xe mô hình đẹp mắt với ý nghĩa sâu sắc như tái tạo lại hình ảnh một Hải Dương khí thiêng hội tụ; Ánh sáng Thành Đông và Thành Đông chào ngày mới, mang đậm nét văn hóa Xứ Đông được diễn ra vào đêm 26/10/2019 tại Quảng trường 30/10, khu đô thị phía Tây thành phố. Qua đó cũng là dịp để giới thiệu về đất và người Hải Dương, về tiềm năng thế mạnh của thành phố Hải Dương nói riêng, tỉnh Hải Dương nói chung với các địa phương trong cả nước và bạn bè quốc tế. 

Quang cảnh thành phố Hải Dương xanh.

Quang cảnh thành phố Hải Dương xanh.

Có được niềm vui, niềm tự hào lớn lao này, 10 năm qua Đảng bộ, chính quyền cùng các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân thành phố đã không ngừng nỗ lực trên tất cả các lĩnh vực, nhất là sau khi có Nghị quyết số 09-NQ/TU, ngày 12/11/2012 của Tỉnh ủy Hải Dương về nâng cấp thành phố Hải Dương lên đô thị loại I trước năm 2020. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố ý thức sâu sắc rằng, đây vừa là thời cơ nhưng cũng vừa phải đối diện với những khó khăn thách thức không nhỏ. Song với quyết tâm cao, Thành ủy, HĐND, UBND thành phố xác định nhiệm vụ trọng tâm này cũng là cơ hội để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa- xã hội… của thành phố, là tiền đề vươn tới mục tiêu xây dựng thành phố Hải Dương trở thành thành phố thân thiện, thành phố Sáng- Xanh- Sạch- Đẹp trên vùng đất Xứ Đông vốn giầu truyền thống cách mạng này.

Nhằm đạt được mục tiêu trên, lãnh đạo thành phố đã nhiều lần họp bàn, đánh giá, phân tích kỹ tình hình, tìm giải pháp và xây dựng phương án, kế hoạch tổ chức thực hiện theo lộ trình cụ thể. Mà quan trọng là cần tập trung khai thác tốt nhất tiềm năng vốn có, đẩy mạnh phát triển kinh tế toàn diện, tập trung cao mọi nguồn lực cho chương trình. Phát huy lợi thế thành phố là thủ phủ của tỉnh Hải Dương, một tỉnh nằm trong tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc là Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, nên có rất nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế một cách đa dạng, đặc biệt là việc tăng tỷ trọng dịch vụ, công nghiệp trong cơ cấu kinh tế thành phố.

Nhằm thúc đẩy mạnh mẽ quá trình phát triển, những năm vừa qua thành phố Hải Dương đã có những chính sách linh hoạt nhằm thu hút đầu tư. Đặc biệt chú trọng đẩy mạnh phát triển 03 khu công nghiệp là Đại An, Nam Sách, Kỹ thuật cao An Phát cùng 06 cụm công nghiệp: Cẩm Thượng, Tây Ngô Quyền, Việt Hòa, Ba Hàng, Ngọc Sơn, Thạch Khôi - Gia Xuyên. Hiện tại trên địa bàn thành phố có khoảng 5.000 doanh nghiệp, trong đó gần 100 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đối với các xã, phường đều chủ động khai thác tốt nhất tiềm năng thế mạnh của mình để phát triển kinh tế đạt hiệu quả cao nhất.

Với sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ ấy mà tình hình kinh tế thành phố đã có những bước chuyển mình đáng phấn khởi: Tổng thu ngân sách hằng năm đều tăng so với năm trước cũng như so kế hoạch, năm 2018 tăng 44%, phấn đấu năm 2019 tăng khoảng trên 53%. Các loại hình dịch vụ, thương mại, ngân hàng, viễn thông… phát triển ngày càng mạnh cả về quy mô và chất lượng.

Kinh tế phát triển, thành phố đã tập trung đầu tư vào xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, tăng cường quản lý đô thị, quản lý quy hoạch kiến trúc gắn với chỉnh trang đô thị, trên cơ sở điều chỉnh quy hoạch chung thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050. Bởi vậy, không gian đô thị thành phố được mở rộng; sau khi sáp nhập sẽ có 25 đơn vị hành chính, bao gồm 19 phường, 06 xã trên tổng diện tích tự nhiên 111,64 km2, dân số 508.190 người. Quá trình phát triển hạ tầng giao thông nội bộ, thành phố luôn chú trọng có sự kết nối giao thông giữa Hải Dương với các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng và các trung tâm kinh tế vùng trong cả nước, nhằm tạo sự hợp tác, liên kết vùng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế thành phố. Trong 03 năm gần đây, thành phố đã giải quyết việc làm mới cho hơn 4.000 lao động/năm; thu nhập bình quân đạt 77 triệu đồng/người năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 1%.

Gần đây thành phố đã đầu tư vào 08 khu đô thị và hàng chục khu dân cư mới luôn được gắn liền với các công trình văn hóa, thể thao, y tế, giáo dục… Cùng với đó, tập trung chỉnh trang hàng trăm hạng mục công trình, cải tạo một số tuyến đường nội đô, trồng cây xanh, vườn hoa, bồn hoa cây cảnh với chi phí lên tới trên 160 tỷ đồng, trong đó có 18 hạng mục công trình bằng nguồn vốn xã hội hóa, 37 hạng muc công trình bằng ngân sách thành phố, 43 hạng mục công trình được đầu tư từ ngân sách phường, xã. Đến nay tại các khu vực công cộng thành phố, phường, xã, khu dân cư đều được lắp đặt hoàn chỉnh dụng cụ thể thao ngoài trời. Tỷ lệ đường phố chính được chiếu sáng trên địa bàn thành phố đạt 96,47%, ngõ hẻm được chiếu sáng đạt 96,85%; tỷ lệ hộ dân được cấp nước sạch, nước hợp vệ sinh đạt 99,82%; tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom đạt 99,12%.

Thành phố hiện có 16 công trình kiến trúc tiêu biểu cấp Quốc gia. Lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo luôn là đơn vị dẫn đầu toàn tỉnh cả về quy mô và chất lượng đào tạo, đồng thời là đơn vị đầu tiên của tỉnh Hải Dương mạnh dạn xây dựng phương án đề suất với tỉnh làm thí điểm về đổi mới công tác quản lý, khắc phục những hạn chế trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo trên địa bàn thành phố. Thành phố Hải Dương còn được biết đến là trung tâm các cơ sở khám chữa bệnh cấp tỉnh, có cơ sở thuộc cấp ngành Trung ương. Mạng lưới y tế cơ sở được quan tâm đầu tư đúng mức cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, nguồn nhân lực… cơ bản đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân.

Công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể phát triển mạnh. Phong trào quần chúng tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc luôn phát huy tác dụng. Tình hình an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội đảm bảo, mọi phong trào của thành phố và các phường, xã đều phát triển tốt.

Nhìn lại sau 10 năm, thành phố Hải Dương hôm nay đã có những bước chuyển mình đáng phấn khởi. Diện mạo đô thị không ngừng được đổi thay nhanh chóng, tạo nên sức hấp dẫn lớn từ cuộc sống người dân đến sự thu hút đầu tư. Theo báo cáo của lãnh đạo thành phố, tới đây thành phố tiếp tục đầu tư vào một số công trình trọng điểm mà trước hết là trong lĩnh vực môi trường, hệ thống giao thông, tiêu thoát nước, nhà máy xử lý rác thải công nghệ hiện đại… làm cho thành phố Hải Dương ngày càng hấp dẫn hơn, một thành phố thân thiện và đáng sống. Với tầm vóc đó, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Hải Dương có quyền tự hào về một thành phố đang cất cánh trên vùng đất Xứ Đông anh hùng.

Kim Cương

Tin khác

Thanh Hoá: Bố trí flycam để phát hiện tội phạm tại Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn

Thanh Hoá: Bố trí flycam để phát hiện tội phạm tại Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn

(CLO) Để chủ động phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024, Công an tỉnh Thanh Hoá bố trí lực lượng, triển khai phương án phòng, chống tội phạm tại các tuyến đường chính và khu vực Quảng trường biển - nơi sẽ diễn ra Lễ khai trương vào tối 27/4.

Đời sống
Quốc Oai (Hà Nội): Hàng ngàn m2 đất đồi Sò bị san, gạt vận chuyển đi đâu?

Quốc Oai (Hà Nội): Hàng ngàn m2 đất đồi Sò bị san, gạt vận chuyển đi đâu?

Báo Nhà báo và Công Luận nhận được phản ánh của người dân tại thôn Lập Thành, xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai về việc hàng nghìn m2 đất đồi Sò bị san gạt không rõ mục đích gây nguy cơ thất thoát tài nguyên khoáng sản, ô nhiễm môi trường.

Đời sống
Vụ lật thuyền ở Quảng Ninh: Đã tìm thấy chiếc thuyền nan

Vụ lật thuyền ở Quảng Ninh: Đã tìm thấy chiếc thuyền nan

(CLO) Tới 10h ngày 25/4, lực lượng chức năng đã tìm thấy chiếc thuyền nan bị lật ở vị trí giữa sông Chanh, tuy nhiên vẫn chưa tìm thấy 4 nạn nhân bị mất tích.

Đời sống
Hưng Yên: Phát động Tháng công nhân và Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024

Hưng Yên: Phát động Tháng công nhân và Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024

(CLO) Liên đoàn Lao động tỉnh Hưng Yên vừa tổ chức lễ phát động Tháng công nhân và hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024.

Đời sống
Quảng Ninh: Giông lốc đánh chìm tàu, 4 người mất tích

Quảng Ninh: Giông lốc đánh chìm tàu, 4 người mất tích

(CLO) Trong khi đang di chuyển bằng thuyền để đánh bắt thuỷ sản trên luồng sông Chanh (Quảng Ninh), chiếc thuyền nan chở 6 người gặp giông dốc và bị lật khiến 4 người trên thuyền mất tích.

Đời sống