Nợ cao tại các doanh nghiệp trong nước sẽ kéo lùi tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc

Thứ tư, 10/02/2021 06:36 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo Viện Tài chính Quốc tế, nợ của các công ty nhà nước ở Trung Quốc đã tăng từ 130% GDP vào năm 2019 lên mức cao kỷ lục hơn 142% vào năm ngoái. Điều này có thể khiến việc chuyển đổi khỏi mô hình tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc gặp nhiều thách thức.

Theo Viện Tài chính Quốc tế (IFF), nợ công ty ở Trung Quốc hiện đang ở mức hơn 160% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), với phần lớn nợ thuộc sở hữu của các công ty nhà nước. Ảnh: Getty Images

Theo Viện Tài chính Quốc tế (IFF), nợ công ty ở Trung Quốc hiện đang ở mức hơn 160% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), với phần lớn nợ thuộc sở hữu của các công ty nhà nước. Ảnh: Getty Images

Các nhà phân tích nhận định, nợ tăng cao giữa các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) của Trung Quốc có quan hệ chặt chẽ với chính quyền địa phương có thể trở thành rào cản lớn đối với đầu tư của khu vực tư nhân và tăng trưởng kinh tế nói chung.

Theo các nhà kinh tế, trong khi Trung Quốc là nền kinh tế lớn duy nhất đạt mức tăng trưởng tích cực vào năm ngoái, một phần là do nợ doanh nghiệp tăng mạnh sau các chính sách tài chính và tiền tệ tích cực nhằm chống lại đại dịch Covid-19.

Chiến dịch xóa nợ trung bình của Trung Quốc trong những năm gần đây, đặc biệt tập trung vào việc làm sạch các DNNN kém hiệu quả và giảm bớt sự méo mó trong phân bổ tín dụng, đã bị dừng lại vào năm ngoái.

Theo Viện Tài chính Quốc tế (IFF), nợ công ty ở Trung Quốc hiện đang ở mức hơn 160% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), với phần lớn nợ thuộc sở hữu của các công ty nhà nước.

Martin Raiser, Giám đốc quốc gia của Ngân hàng Thế giới phụ trách Trung Quốc, Mông Cổ và Hàn Quốc cho biết: “Nợ doanh nghiệp có lẽ là rủi ro lớn nhất của Trung Quốc. Một lý do là bởi vì DNNN không chỉ có đòn bẩy tài chính cao, mà còn có xu hướng ít sinh lời hơn các doanh nghiệp tư nhân.”

Martin Raise nói: “Thách thức chính của Trung Quốc đến từ sự mất cân bằng giữa tỷ lệ tiết kiệm trong nước cao và nhu cầu đầu tư hiệu quả của khu vực tư nhân. Trước đây, Trung Quốc đã sử dụng khoản tiết kiệm thặng dư của mình vào các thương vụ mua bán và sáp nhập ở nước ngoài, nhưng có những câu hỏi về chất lượng của các khoản đầu tư và điều này cũng tạo ra căng thẳng với các đối tác thương mại.

Trong những năm gần đây, phần lớn tiết kiệm trong nước lại được sử dụng trong nước, bất chấp nhu cầu của Trung Quốc đang suy yếu. Điều này cho thấy tỷ lệ tín dụng ngày càng tăng vào lĩnh vực bất động sản, thúc đẩy kỳ vọng giá cả liên tục tăng ở một số thành phố hạng hai và hạng ba.

Theo IFF, vào năm 2020, tỷ lệ nợ của DNNN trên tổng tài sản đã tăng lần đầu tiên kể từ năm 2017 do đại dịch.

Theo Emre Tiftik, giám đốc nghiên cứu bền vững của IFF, sự gia tăng trong tỷ lệ nợ của DNNN thậm chí còn rất cao khi tính theo phần trăm GDP, con số này bằng 130% GDP vào năm 2019 và sau đó tăng lên mức cao kỷ lục hơn 142% GDP vào năm ngoái.

Tiftik cho biết, kể từ khi Trung Quốc cam kết giảm nợ cho DNNN và cải thiện phân bổ vốn theo định hướng thị trường trong giai đoạn 2015-16, số lượng các vụ vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp trong nước đã tăng lên đáng kể, mặc dù khối lượng vẫn còn khiêm tốn so với quy mô của thị trường.

Ông nói: “Đại dịch đã làm chậm lại quá trình xóa nợ. Các vụ vỡ nợ đã bị chậm lại mạnh mẽ trong quý 2 và quý 3 năm 2020.”

Tháng trước, Ủy ban quản lý và giám sát tài sản thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc cho biết rủi ro nợ trong các doanh nghiệp nhà nước phần lớn đã được kiểm soát và cần có một động thái chuyển đổi từ việc xóa bỏ đòn bẩy sang đòn bẩy ổn định.

Các nhà phân tích cho biết: Mặc dù khó có thể xảy ra khủng hoảng, nhưng tỷ lệ nợ cao của Trung Quốc khiến việc chuyển đổi khỏi mô hình tăng trưởng kinh tế được thúc đẩy bởi đầu tư của nhà nước và cơ sở hạ tầng sang một mô hình dựa trên tiêu dùng, dịch vụ và tài chính cổ phần dựa trên thị trường gặp nhiều thách thức.

Các DNNN thống trị lĩnh vực nguyên liệu thô của Trung Quốc, nơi đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch. Một số khoản nợ giữa các doanh nghiệp nhà nước - đặc biệt là ở cấp địa phương - liên quan đến đầu tư cơ sở hạ tầng và có thể là khoản nợ tiềm tàng đối với ngân sách chính phủ.

Các nhà phân tích cho biết, khi Trung Quốc thắt chặt các quy định ngân hàng và cắt giảm hỗ trợ thanh khoản, các dấu hiệu khó khăn có thể nhân lên do sự đối kế toán của các công ty tư nhân và hộ gia đình đã bị căng thẳng bởi đại dịch.

Alicia Garcia Herrero, chuyên gia kinh tế trưởng khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tại Ngân hàng Natixis, cho biết tỷ lệ nợ cao của Trung Quốc có thể trở thành rào cản đối với “tăng trưởng hiệu quả”, làm giảm tiêu thụ hàng hóa lâu bền cũng như môi trường kinh doanh doanh nghiệp.

Herrero cho biết, khoản nợ tài khóa lớn cũng có thể hạn chế khả năng của chính phủ trong việc thực hiện các biện pháp phản chu kỳ khi đối mặt với một cú sốc kinh tế bất ngờ.

Nhiều nhà kinh tế coi nợ DNNN của Trung Quốc, cùng với các khoản nợ chính quyền địa phương cao như là những lỗ hổng có thể tràn vào ngân sách của Chính phủ trung ương.

Herrero nói: “Trung Quốc có thể sẽ phải sống chung với tỷ lệ nợ cao hơn trong thời gian dài. Nói cách khác, nợ cao sẽ là mối lo lớn hơn đối với nền kinh tế Trung Quốc so với trước đại dịch.”

Huy Hoàng

Tin khác

The Global City không ngừng “thay da đổi thịt” xứng tầm trung tâm mới của thành phố Hồ Chí Minh

The Global City không ngừng “thay da đổi thịt” xứng tầm trung tâm mới của thành phố Hồ Chí Minh

(NB&CL) “Thật không ngờ The Global City có thể xây dựng và hoàn thiện nhanh như thế, thay đổi và nhộn nhịp đến không ngờ. Dãy nhà phố thương mại SOHO ngoài thực tế còn đẹp và hiện đại hơn cả trên bản vẽ”, đó chính là nhận xét của hầu hết những khách hàng đến tham quan, hay từ những chủ sở hữu nhà phố SOHO khi quay lại The Global City nhận bàn giao nhà trong thời gian qua.

Bất động sản
ROX Group: Khi sức sống thương hiệu đến từ nền tảng văn hóa

ROX Group: Khi sức sống thương hiệu đến từ nền tảng văn hóa

(NB&CL) Lịch sử gần ba thập kỷ phát triển đã giúp ROX Group (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) trang bị cho thương hiệu bản sắc văn hóa và sức bật nội tại. Ban lãnh đạo Tập đoàn vững tin rằng nền tảng văn hóa mang lại sức sống và sinh khí mới cho thương hiệu ROX.

Thị trường - Doanh nghiệp
Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

(CLO) Ngày 26/4/2024, Đại hội đồng cổ đông Sacombank đã họp thường niên, thông qua kết quả năm 2023 và kế hoạch năm 2024 với mục tiêu “Tăng tốc hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả trên nền tảng số” cùng với kỳ vọng tái cơ cấu thành công trước thời hạn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

(CLO) Với bước tiến mới về công nghệ, trong vài năm trở lại đây hầu hết các giao dịch ngân hàng được thực hiện xuyên lễ, 365+ thông qua các điểm giao dịch số tự động hay ứng dụng ngân hàng số. Năm nay, các ngân hàng còn tung nhiều ưu đãi hấp dẫn trong dịp lễ 30/4 và 1/5 dành cho khách hàng.

Tài chính - Bảo hiểm
Vietbank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

Vietbank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

(CLO) Ngày 26/4/2024, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank - VBB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên bằng hình thức trực tuyến. Năm 2024, Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%.

Thị trường - Doanh nghiệp