Nợ công “vượt trần” liệu có đáng lo?

Thứ năm, 23/09/2021 14:36 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo chuyên gia của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), nếu nhìn vào con số, vượt 10% so với mức trần 25% là con số đáng lo ngại. Thế nhưng, nếu xét dưới góc nhìn toàn cảnh nền kinh tế, thì đây không hẳn là rủi ro lớn.

Nợ công “vượt trần” liệu có đáng lo?

Vào tháng 10/2020, Chính phủ dự báo nợ công năm 2020 vượt 3,63 triệu tỷ đồng và nghĩa vụ trả nợ cả gốc lẫn lãi khoảng trên 360.000 tỷ đồng. 

Năm 2020, tỷ lệ nghĩa vụ trả nợ nước ngoài/xuất khẩu là 34,6%, vượt gần 10% so với mức trần 25% mà Quốc hội cho phép, tức là 1/4 ngân sách của Việt Nam chỉ dùng để trả nợ gốc và lãi hàng năm. Đây là một chỉ số Chính phủ cho rằng cần được lưu ý.

no cong vuot tran lieu co dang lo hinh 1

Nếu xét dưới góc nhìn toàn cảnh nền kinh tế, hiện nợ công không là rủi lo lớn.

Nhận định về hiện tượng này, ông Nguyễn Minh Cường, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) cho rằng, từ năm 2016, trần nợ công của Việt Nam đã giảm rõ rệt do được quản lý hiệu quả.

Với con số nợ công vượt trần 25% của năm 2020, ông Cường cho rằng đây không phải là rủi ro lớn.

“Nếu nhìn vào con số, vượt 10% so với mức trần 25% là con số đáng lo ngại. Thế nhưng, nếu xét dưới góc nhìn tổng thể, dài hạn, nhất là tiềm năng của kinh tế Việt Nam, thì đây không hẳn là rủi lo lớn”, ông Cường nói.

Phân tích rõ hơn về điều này, ông Cường nói: Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển tốt. Ngay cả trong bối cảnh dịch bệnh, nền kinh tế vẫn ghi nhận tăng trưởng đáng ghi nhận. Với tiềm năng như vậy, Việt Nam hoàn toàn có thể thể trả nợ dần các khoản vay trước đó.

“Việt Nam muốn tăng trưởng cao, thì phải có đầu tư. Muốn có đầu tư thì phải huy động vốn, bằng các khoản vay, mà đã vay thì sẽ có nợ công. Tuy nhiên, xét về bức tranh tổng thể về kinh tế, Việt Nam là quốc gia có tiềm năng tăng trưởng cao, và có khả năng trả nợ cao”, ông Cường nói.

Chính vì vậy, chuyên gia của ADB cho rằng, dư luận không nên đặt nặng các con số.

“Vừa qua, Thái Lan đã nâng trần nợ công lên 60% - 70% để đảm bảo kinh tế phát triển và hồi phục. Nhìn lại Việt Nam, trần nợ công dựa trên xuất nhập khẩu mới dừng lại ở ngưỡng 25%, không phải là rủi ro lớn”, ông Cường nói.

Nợ công tại Việt Nam vẫn ở mức an toàn

Trong báo cáo cập nhật kinh tế Việt Nam mới đây, các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng, sau khi theo đuổi chính sách tài khóa nới lỏng trong nửa cuối năm 2020 nhằm kích thích khôi phục kinh tế, Việt Nam đã quay lại với chính sách tài khóa trung lập trong nửa đầu năm 2021. 

Cơ quan chức năng đã đẩy mạnh nỗ lực thu kết hợp với giảm chi, nhất là chi đầu tư. Cùng lúc đó, Chính phủ vay 141,5 ngàn tỷ đồng (2,2% GDP) trên thị trường nội địa trong 6 tháng đầu năm, tăng 62,6% so với cùng kỳ năm trước. 

Nhận định về con số này, bà Dorsati Madani- chuyên gia kinh tế cao cấp của WB Việt Nam cho biết, về mặt tài khoá, trong nửa đầu năm đến nay, ngân sách trung hòa cân bằng, thậm chí là còn thặng dư. Điều đó cho thấy, Chính phủ đã làm rất tốt trong việc thực hành thu ngân sách.

Đồng thời về chi ngân sách, Việt Nam vẫn tiếp tục kế hoạch đầu tư công tuy chưa được triển khai một cách tích cực nhưng Chính phủ cũng đang có những giải pháp thúc đẩy các chính sách tài khóa và cố gắng thúc đẩy kế hoạch đầu tư công cũng như những khoản chi đầu tư phát triển. 

Theo bà Dorsati, đây là một động thái rất tốt vì nó hỗ trợ cho tổng cầu trong nền kinh tế trong cuộc khủng hoảng giống như trong năm ngoái và bày tỏ hy vọng, Chính phủ sẽ tiếp tục thành công trong năm nay.

Theo kịch bản cơ sở của WB, bội chi ngân sách của Việt Nam dự kiến tăng từ 4,9% GDP năm 2020 lên 6% năm 2021, dẫn đến nợ công tăng khoảng 3% GDP. Về việc nợ công của Việt Nam có sự gia tăng, bà Dorsati cho rằng, nợ công đã tăng một chút nhưng điều đó là bình thường.

“Ở hoàn cảnh dịch bệnh như hiện nay, bất cứ quốc gia nào trên toàn cầu mà chúng tôi nghiên cứu đều có hiện tượng như vậy. Chúng tôi nghĩ rằng, mức nợ công ở Việt Nam rất bền vững, an toàn, ở dưới mức ngưỡng mà Quốc hội đã thông qua. Diễn biến của nợ công cũng rất lành mạnh. Chính phủ đã có những quyết định mang tính chiến lược để kéo dài thời hạn những khoản vay, tiếp tục chuyển sang vay trong nước nhiều hơn. Điều đó làm cho tình hình nợ công bền vững hơn”, chuyên gia WB nói.

Định Trần

Tin khác

CPI quý I/2024 tăng 3,77%, một phần là do giá gạo tăng “phi mã”

CPI quý I/2024 tăng 3,77%, một phần là do giá gạo tăng “phi mã”

(CLO) Trong quý I/2024, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 3,77%. Trong đó, gạo là mặt hàng tăng mạnh nhất trong quý, với mức tăng 21,71% so với cùng kỳ năm trước.

Kinh tế vĩ mô
Chưa hoàn thiện chuỗi cung ứng, Việt Nam mất nhiều cơ hội thu hút FDI

Chưa hoàn thiện chuỗi cung ứng, Việt Nam mất nhiều cơ hội thu hút FDI

(CLO) Việc chưa hoàn thiện chuỗi sản xuất khiến Việt Nam mất đi khá nhiều cơ hội trong thu hút đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp “nội” chưa đáp ứng được yêu cầu, chất lượng của các nhà đầu tư nước ngoài.

Kinh tế vĩ mô
GDP quý I/2024 tăng 5,66%, mức tăng cao nhất kể từ năm 2020

GDP quý I/2024 tăng 5,66%, mức tăng cao nhất kể từ năm 2020

(CLO) Quý I/2024, GDP Việt Nam ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, đây là mức tăng cao nhất kể từ năm 2020.

Kinh tế vĩ mô
Tập đoàn Heraeus (Đức) nghiên cứu đầu tư dự án tại Thái Bình

Tập đoàn Heraeus (Đức) nghiên cứu đầu tư dự án tại Thái Bình

(CLO) Tiếp tục chương trình trong chuyến công tác xúc tiến đầu tư tại CHLB Đức, đoàn công tác của tỉnh Thái Bình do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Khắc Thận làm trưởng đoàn đã tới thành phố Frankfurt, CHLB Đức và có buổi làm việc với Tập đoàn Heraeus.

Kinh tế vĩ mô
Ninh Bình: Phát triển từ 1-3 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với phát triển làng nghề, dịch vụ du lịch trong năm 2024

Ninh Bình: Phát triển từ 1-3 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với phát triển làng nghề, dịch vụ du lịch trong năm 2024

(CLO) Ngày 28/3, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Ninh Bình năm 2023 và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm thực hiện Chương trình năm 2024.

Kinh tế vĩ mô