Nỗ lực “hồi sinh” sau cơn bạo bệnh

Thứ bảy, 30/04/2022 11:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Chia sẻ của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trong buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM ngày 20/3/2022: “TP.HCM trở lại nhanh hơn mong muốn, hơn kỳ vọng. Điều này rất đáng mừng, mừng đến phát khóc” cũng chính là sự ghi nhận những nỗ lực vượt khó đầy quyết liệt, táo bạo của TP.HCM trong thời gian qua.

Sự kiện: TP Hồ Chí Minh

Bài liên quan

Sự tàn phá kinh hoàng của đại địch COVID-19

“Mát mát đau thương, khó khăn chồng chất” - đó có lẽ là phác thảo chung  nhất, khái quát nhất về hệ lụy, sức tàn phá mà đại dịch COVID-19 đã gây ra với TP.HCM.

Nói về đợt cao điểm phòng, chống dịch COVID-19 năm 2021, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Tăng Chí Thượng nhìn nhận: “Cả thành phố đã trải qua những ngày khó khăn đỉnh điểm chưa từng có trong lịch sử của dịch bệnh. Ngày cao điểm 28/8/2021, số ca mắc mới lên đến 17.403 ca, cùng lúc phải chăm sóc cho hơn 104.000 F0, trong đó có gần 40.000 F0 nặng. Thành phố đã thành lập 25 bệnh viện dã chiến và chuyển công năng 54 bệnh viện và bệnh viện nào cũng quá tải. Từ 18/8 đến 24/8, số tử vong tăng lên đến 2.105 ca/tuần”.

no luc hoi sinh sau con bao benh hinh 1

Qua những con số đó mới thấy những tháng cuối năm 2021 TP.HCM khó khăn như thế nào, đặc biệt trong các tháng 7, 8, 9. Dịch bệnh COVID-19 là chưa có tiền lệ và những hệ quả của nó cũng rất khó dự báo để ứng phó.

Trước khi bước vào những tháng ngày giãn cách xã hội để phòng chống COVID-19 bùng phát lần thứ 4, đầu tàu kinh tế của Việt Nam từng ghi nhận thành tích GRDP (tổng sản phẩm trên địa bàn) nửa đầu năm nay đạt 680.328 tỷ đồng (tăng 5,46%), mức cao nhất trong vòng năm 5 trở lại đây.

Tháng 6, kinh tế TP.HCM vẫn ổn, đến tháng 7, 8 và 9 tất cả bắt đầu xoay trục. Những tổn thương nghiêm trọng đã xảy ra ở ngành công nghiệp, thương mại dịch vụ. Tình hình xấu đi nhiều trong tháng 8 và 9 khi xuất nhập khẩu bắt đầu giảm mạnh, lần lượt sụt 39,3% và 15% so với tháng 6 - tháng thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15. Doanh số thương mại dịch vụ tháng 8 chỉ còn 35.500 tỷ đồng, chưa bằng 30% doanh thu hàng tháng trong điều kiện bình thường. Ngành công nghiệp lúc này cũng giảm sâu 22,4% so với tháng trước.

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 9 ghi nhận giảm 12,9% so với cùng kỳ 2020. Suốt cả tháng, số doanh nghiệp thành lập mới chỉ 594, thấp hơn cả số hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trung bình trong một ngày giai đoạn bình thường.

Theo số liệu của Cục Thống kê TP.HCM công bố vào cuối tháng 9/2021, có hơn 90% doanh nghiệp cho rằng tình hình rất khó khăn.

Dịch bệnh cũng tác động tiêu cực đến người lao động khi 381.420 người mất việc và 18.464 hộ, sạp của thương nhân tại các chợ truyền thống phải tạm dừng do giãn cách.

Đại dịch COVID-19 khiến quy mô nền kinh tế TP.HCM vận hành dưới 50% trong tháng 9/2021; suy giảm tăng trưởng chưa từng có: năm 2019 đạt 7,8%, năm 2020 là 1,36%, thì  năm 2021 ước -5%. Bình quân 6 tháng đầu năm, mỗi ngày thành phố thu khoảng 1.800 tỷ đồng, nhưng tháng 7, tháng 8, mức thu mỗi ngày chỉ đạt 700 tỷ đồng và đến tháng 9 giảm còn trên 600 tỷ đồng, cân đối ngân sách năm nay của thành phố sẽ vô cùng khó khăn.

Bật dậy mạnh mẽ sau "cơn bạo bệnh”

Theo Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyên Văn Nên, TP.HCM là đầu tàu kinh tế, vừa vượt qua cơn bạo bệnh và đang bật dậy một cách mạnh mẽ. Tuy nhiên đầu tàu này đã bị giảm tốc từ lâu, nhất là những năm gần đây: mất trớn, mất đà và yếu lực. Đầu tàu khởi động, tăng tốc được sẽ kéo cả con tàu vượt qua khó khăn.

no luc hoi sinh sau con bao benh hinh 2

Và TP.HCM đã vượt qua những khó khăn tưởng như không thể vượt qua, tất cả nhờ Nghị quyết 128 của Chính phủ quy định tạm thời về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19.

Chính nhờ Nghị quyết này cả nước bắt đầu kiểm soát được dịch bệnh, khắc phục được tình trạng đứt gãy quá trình lưu thông hàng hóa, chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất và tiêu thụ, củng cố được niềm tin của người dân, doanh nghiệp, của nhà đầu tư về xu hướng, khả năng phục hồi của nền kinh tế. Hoạt động sản xuất, kinh doanh, di chuyển của người dân, người lao động đang dần trở lại trạng thái bình thường mới.

TP.HCM bừng tỉnh dậy. Hàng ngàn doanh nghiệp như sống lại, hàng trăm ngàn lao động trở lại thành phố, trở lại các khu công nghiệp, khu chế xuất. Chuỗi cung ứng nguồn nguyên liệu cho sản xuất được nối lại, các kênh tiêu thụ được khơi lại nhanh chóng.

Tính đến hết quý 1/2022, sản xuất công nghiệp TP.HCM khởi sắc với giá trị tăng thêm toàn ngành tăng 5,5%. Cùng với đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt gần 11,9 tỷ USD, tăng 3,5%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt gần 10.000 tỷ đồng. Tất cả cho thấy, tăng trưởng kinh tế TP.HCM đang phục hồi mạnh mẽ.

Theo báo cáo của UBND TP.HCM, từ đầu năm 2022 đến đầu tháng 4, trên địa bàn TP.HCM có 9.150 doanh nghiệp được cấp phép thành lập mới với tổng số vốn đăng ký 145.931 tỷ đồng; 17.335 lượt doanh nghiệp đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, vốn điều chỉnh bổ sung tăng 137.044 tỷ đồng, tăng 16,26% so với cùng kỳ.

Về vốn tư trực tiếp của nước ngoài (FDI), hiện nay, trên địa bàn TP.HCM có 10.533 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư kể cả cấp mới và tăng vốn gần 53 tỷ USD - vẫn dẫn đầu về số dự án còn hiệu lực so với cả nước.

Tính chung cả vốn thu hút được dưới hình thức cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và vốn thu hút được qua hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp của doanh nghiệp trong nước, TP.HCM thu hút ước đạt 406,58 triệu USD, ước giảm khoảng 40,09% tổng vốn đầu tư so với cùng kỳ.

Tại kỳ họp thứ 5, Hội đồng nhân dân TP.HCM hôm 7/4, bà Nguyễn Thị Lệ đánh giá, kinh tế TP.HCM đã hồi phục sau đại dịch COVID-19 và có nhiều điểm sáng, báo hiệu sự khởi sắc, cho thấy dư địa, tiềm lực và sức sống của doanh nghiệp kinh tế thành phố khá tốt.

Vẫn còn thách thức nhưng cơ hội nhiều hơn

Nếu nhìn lại kinh tế TP.HCM nửa cuối năm ngoái, với mức giảm sâu GRDP tới gần -25% trong quý III, giảm chậm lại -11,64% trong quý IV thì có thể thấy sự phục hồi tăng trưởng dương quý I năm 2022 là hết sức tích cực.

Điều quan trọng là dịch bệnh COVID-19 ở TP.HCM đã được kiểm soát rất tốt. Theo báo cáo của Ban chỉ đạo phòng chống dịch, những ngày tháng 4-2022, mỗi ngày TP.HCM chỉ ghi nhận vài trăm ca nhiễm, số bệnh nhân nhập viện mỗi ngày luôn thấp hơn số ca xuất viện và ngày càng giảm dần.

Trong những điều kiện đó, kinh tế TP.HCM đã trở lại hoạt động gần như bình thường, đặc biệt ngành du lịch đang hồi sinh mạnh mẽ.

Theo Ban quản lý Các khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM, hiện nay 1.500 nhà máy đã hoạt động ổn định. Lượng công nhân quay trở lại làm việc đạt trên 96%.

Dù vậy kinh tế TP.HCM vẫn có những thách thức phía trước khi mà dịch COVID-19 trên thế giới vẫn còn phức tạp, tình hình chính trị thế giới biến động khó lường với xung đột tại Nga - Ukraine. Chưa kể, nền kinh tế TP.HCM cũng đang đứng trước thời điểm rất thách thức như sự tăng giá năng lượng và các yếu tố đầu vào, sự đứt gãy chuỗi logistics toàn cầu làm tăng thời gian xuất nhập khẩu hàng hóa.

Do đó, để đảm bảo sự tăng trưởng bền vững thời gian tới, các chuyên gia đưa ra 3 giải pháp: Thứ nhất, xây dựng kế hoạch phục hồi nhanh chóng ngành du lịch; thứ hai, đẩy nhanh hơn nữa các chính sách hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp như miễn giảm, gia hạn nộp thuế, tái cơ cấu lại nợ…; thứ ba, tiếp tục hỗ trợ người lao động thu nhập thấp, người yếu thế trong xã hội.

Các giải  pháp này đang được TP.HCM thực hiện, để TP.HCM trở lại là đầu tàu mạnh mẽ của nền kinh tế trong năm 2022.

“ADB rất lạc quan vào triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ của Việt Nam trong năm 2022. ADB vẫn giữ nguyên dự báo tăng trưởng cho Việt Nam như trong lần công bố dự báo lần trước. Theo dự báo của chúng tôi, kinh tế Việt Nam sẽ đạt 6,5% trong năm 2022 và tăng trưởng mạnh mẽ hơn ở mức 6,7% trong năm 2023”- chuyên gia kinh tế trưởng của ADB tại Việt Nam Nguyễn Minh Cường nhấn mạnh.

Phúc Phúc 

Bình Luận

Tin khác

Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan

Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan

(CLO) Tiếp tục chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại tại một số nước châu Âu, trong chương trình công tác tại Hà Lan, đoàn công tác của tỉnh Thái Bình do Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải làm trưởng đoàn có buổi làm việc với một số doanh nghiệp của Vương quốc Hà Lan.

Kinh tế vĩ mô
Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

(CLO) Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Kinh tế vĩ mô
VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: 'Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: "Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

(CLO) Việc VIPFA khai trương cơ quan đại diện tại TP Hồ Chí Minh sẽ là cầu nối hiệu quả giữa cộng đồng doanh nghiệp hình thành hệ sinh thái kinh doanh kết nối cơ hội đầu tư và xúc tiến FDI vào Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô
Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

(CLO) Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024, trong đó có các tháng cao điểm mùa khô.

Kinh tế vĩ mô
Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

(CLO) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới đã tổ chức buổi công bố điểm lại kinh tế Việt Nam tháng 4/2024, với chuyên đề "Đẩy mạnh khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo".

Kinh tế vĩ mô