(CLO) Theo báo cáo tài chính hợp nhất Quý II/2016 vừa qua của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), nợ xấu của ngân hàng này đã tăng mạnh trong nửa đầu năm nay, lên thêm đến 3.000 tỷ đồng.
[caption id="attachment_112604" align="aligncenter" width="600"]
Công bố báo cáo tài chính của BIDV cho thấy, nợ xấu của ngân hàng này đã tăng mạnh trong nửa đầu năm nay, lên thêm đến 3.000 tỷ đồng - Ảnh minh họa[/caption]
Theo công bố, tỷ lệ nợ xấu của BIDV được kiểm soát ở mức dưới 2%. Điều này cho thấy, chất lượng tín dụng nửa đầu năm 2016 đã được duy trì ở mức độ hợp lý. Tuy nhiên, xét quy mô nợ xấu theo giá trị tuyệt đối thì con số lại tăng thêm đến 31% so với con số được công bố vào cuối 2015.
Cụ thể, tổng nợ xấu của BIDV đến 30/6/2016 đã tăng thêm hơn 3.000 tỷ đồng, lên tới 13.183,84 tỷ đồng so với mức 10.053,68 tỷ đồng cuối 2015. Trong đó, ở cùng kỳ so sánh, nhóm nợ có khả năng mất vốn tăng từ 5.190,28 tỷ đồng lên 6.343,33 tỷ đồng; nhóm nợ nghi ngờ cũng tăng mạnh từ 887,76 tỷ lên 2.326,35 tỷ.
Bên cạnh việc gia tăng nợ xấu, cũng trong 6 tháng đầu năm, tình hình kinh doanh của BIDV lại có nhiều điểm sáng: Lợi nhuận trước thuế hợp nhất của ngân hàng này đạt 3.311 tỷ đồng, tăng 6,2%; Tổng tài sản của BIDV vẫn tiếp tục giữ vững vị trí đứng đầu nhóm ngân hàng thương mại cổ phần với trị giá trên 930 nghìn tỷ đồng, tăng 9,2% so với đầu năm.
Quy mô tín dụng và đầu tư cũng khá ấn tượng: đạt trên 876 nghìn tỷ đồng, trong đó, dư nợ tín dụng đạt trên 680 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 8,3% so với so với đầu năm. Tổng nguồn vốn huy động đạt trên 868 nghìn tỷ đồng, trong đó huy động vốn từ tổ chức, dân cư đạt trên 747 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 13% so với đầu năm, nâng mức thị phần huy động vốn BIDV lên 12,8%, tăng 0,5% so với đầu năm.
Điều này có thể giúp BIDV khẳng định mình là một ngân hàng thương mại lớn nhất tại Việt Nam tính đến thời điểm hiện nay và thể hiện tình hình kinh doanh đã có sự cải thiện rõ nét.
Tuy nhiên, những con số trên cũng đã cho thấy, việc phát triển nhanh khiến BIDV phải đối mặt với tình hình nợ xấu có xu hướng tăng cao. Đây là điều ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh của BIDV cũng như sự phát triển trong dài hạn của ngành ngân hàng khi nợ xấu hiện nay hầu như vẫn chưa có được xử lý một cách triệt để và thực chất.
Hiện, ngoài việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh doanh để có thể hoàn thành 75% kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2016 và toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh 2016 Đại hội đồng cổ đông đề ra trong 3 tháng tới, BIDV cũng cần có những sự điều chỉnh cần thiết để tránh tăng trưởng nóng đặc biệt khi nguồn cầu tín dụng đang ngày càng tăng cao không chỉ trong tiến trình hỗ trợ phát triển kinh tế mà còn nhằm đáp ứng các yêu cầu nhằm nâng cao đời sống xã hội.
[su_note note_color="#f3eff3" text_color="#020202"]
Theo số liệu thống kê từ các khoản nợ xấu bán cho Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) tính đến hết năm 2015, BIDV là ngân hàng thương mại có lượng nợ xấu bán lại cho VAMC lớn nhất trong hệ thống các ngân hàng.
[caption id="attachment_112609" align="aligncenter" width="600"]
Tính đến cuối năm 2015, BIDV đã phải bán 22.000 tỷ đồng nợ xấu cho VAMC[/caption]
[/su_note]
Quỳnh Liên