Nỗi lòng tân sinh viên chưa “nếm mùi” giảng đường, vì ảnh hưởng của dịch Covid-19

Thứ sáu, 26/11/2021 08:24 AM - 0 Trả lời

(CLO) Nhiều sinh viên nhận được thông báo trúng tuyển trường đại học, cao đẳng,… hụt hẫng vì vẫn chưa được đến trường do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Từ tháng 5/2021 đến nay, các cơ sở giáo dục trên địa bàn TP. HCM hầu như đã cho học sinh, sinh viên học qua hình thức trực tuyến. Nhiều sinh viên bày tỏ sự tiếc nuối, hụt hẫng vì chưa thể đến trường gặp thầy cô mới, bạn bè mới.

noi long tan sinh vien chua nem mui giang duong vi anh huong cua dich covid 19 hinh 1

Ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều sinh viên tỏ ra nuối tiếc, hụt hẫng vì chưa có cơ hội ngồi trên ghế giảng đường.

Bài liên quan

Hụt hẫng vì phải học online, khó tiếp thu kiến thức

Sắp kết thúc học kỳ I năm học 2021-2022, em Võ Sỹ Đạt (quê tại tỉnh Ninh Thuận), tân sinh viên trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn TP. HCM, vẫn không thôi hụt hẫng vì phải học online, chưa có cơ hội được đến thăm ngôi trường mà Đạt mong ước.

Sỹ Đạt chia sẻ, không chỉ riêng bản thân Đạt, mà nhiều tân sinh viên khác cũng cảm thấy tiếc nuối. Chuyên ngành của Đạt là Thái Lan học, vì thế, Đạt mong muốn bản thân sẽ được học trực tiếp để sự tương tác có hiệu quả hơn, từ đó kỹ năng về ngôn ngữ của em sẽ tiến bộ hơn.

noi long tan sinh vien chua nem mui giang duong vi anh huong cua dich covid 19 hinh 2

Sinh viên gặp không ít khó khăn trong quá trình học trực tuyến.

“Trong đợt dịch trước, thế hệ 2k3 cũng đã trải qua khoảng thời gian dài học trực tuyến. Do đó, việc chưa được ngồi trên ghế giảng đường cũng không phải quá bất ngờ với tôi. Tuy nhiên, có một chút tiếc nuối vì việc học môn chuyên ngành tiếng Thái của tôi chưa thật sự thú vị khi mất đi sự tương tác trực tiếp”, nam tân sinh viên nói.

Đồng cảm với Đạt, Trần Thị Kim Ngân (quê tỉnh An Giang, tân sinh viên trường đại học Thủ Dầu Một) cho rằng, học online khiến Ngân cảm thấy khá “bức rức” vì không hiểu hết kiến thức mà giảng viên truyền tải.

“Học online tại nhà có quá nhiều thứ khiến tôi phân tâm, dễ buồn ngủ và còn thường thèm ăn vặt. Ví dụ như học ở trường thì không thể ăn uống hay ngủ trong giờ học, còn học online thì có thể, vậy nên tôi dễ bị mọi thứ xung quanh làm cho khó tập trung vào bài giảng”, Ngân nói.

Trong khi đó, Nguyễn Huỳnh Kim Chi, sinh viên năm nhất trường Cao đăng Kinh tế Đối ngoại chia sẻ, Chi đã từng gặp nhiều trường hợp “oái oăm” khi đang học trực tuyến.

“Có quá nhiều khó khăn, đặc biệt là sự cố mất kết nối. Nhớ nhất là hôm tôi đang tham gia thi kết thúc môn thì bỗng dưng cúp điện. Lúc đó hoảng loạn, nhưng cũng may là còn có mạng 3G cứu nguy. Thật sự tôi rất mong sẽ sớm được học trực tiếp”, nữ sinh viên nói.

“Mong hết dịch để được thăm trường mới, bạn mới”

Thấu hiểu tình hình dịch bệnh đang căng thẳng, hầu như các sinh viên đều đang rất kiên nhẫn chờ đợi dịch Covid-19 được kiểm soát.

Tân sinh viên Lâm Đức Phú (trường Đại học An Giang) cho biết, Phú đã tiêm 2 mũi vaccine ngừa Covid-19 và đang chờ trường thông báo thời gian học trực tiếp.

“Từ lúc hay tin đậu đại học, tôi đã chuẩn bị rất nhiều kế hoạch và đặt ra mục tiêu cố gắng để nhận được học bổng du học. Hi vọng dịch bệnh sớm được kiểm soát để tôi có thể hoàn thành tốt mục tiêu đã đề ra”, Phú nói.

noi long tan sinh vien chua nem mui giang duong vi anh huong cua dich covid 19 hinh 3

Nhiều sinh viên đã tiêm đủ liều vaccine ngừa Covid-19, chờ tới ngày đến trường.

Cùng với mong muốn đó, sinh viên Kim Ngân và Kim Chi đã lên kế hoạch đi tìm trọ để ở trong suốt thời gian học tập tại TP. HCM và đăng ký học tại trung tâm dạy tiếng Anh. Cả hai chia sẻ, hai em rất muốn gặp mặt thầy cô, làm quen với nhiều bạn mới, tham quan ngôi trường mà Ngân và Chi đang theo học.

“Vì là sinh viên năm nhất nên rất háo hức được đến thăm trường mới. Dù có tiếc nuối nhưng nếu tình hình dịch bệnh còn căng thẳng thì phải kiên nhẫn chờ đợi. Tôi đoán trường sẽ cho học online hết học kỳ I, sau đó sẽ cho đi học lại vào tháng 1”, sinh viên Kim Chi nói thêm.

Riêng sinh viên Sỹ Đạt vẫn chưa tiêm đủ mũi vaccine ngừa Covid-19 nên vẫn chưa yên tâm học trực tiếp vào thời điểm này. Đạt cho biết, trường của Đạt đã bắt đầu khảo sát ý kiến của sinh viên về việc trở lại trường, nhưng phần lớn sinh viên đều chọn học trực tiếp vào học kỳ sau. Nguyên nhân là vì còn khá nhiều sinh viên vẫn chưa tiêm đủ liều vaccine.

“Khi nào trường cho học trực tiếp thì đồng nghĩa với việc dịch bệnh đã được kiểm soát. Do đó, tôi rất mong muốn điều này. Thế nhưng không có gì phải gấp gáp khi dịch bệnh vẫn còn căng thẳng, sự an toàn của chúng ta mới là quan trọng nhất”, Đạt chia sẻ.

Hiện tại, một số trường đã phát thông báo về việc tổ chức dạy và học trực tiếp, kèm theo những điều kiện về đảm bảo an toàn sức khỏe.

Cụ thể, ngày 15/11, Trường Đại học Y dược TP. HCM quyết định dạy và học tập trung đối với các môn lý thuyết (năm học 2021-2022), từ ngày 29/11. Theo đó, sinh viên và học viên sẽ được học lý thuyết, thi tập trung tại các cơ sở của trường theo thời khóa biểu, kế hoạch của các khoa. Riêng các phần học thực hành tại bệnh viện và các cơ sở ngoài trường, nhà trường sẽ thông báo cụ thể sau khi có thông tin từ các cơ sở thực hành.

Trạm Y tế tại trường cũng trang bị đầy đủ trang thiết bị y tế và có khu vực cách ly theo quy định; phối hợp với các Khoa, Phòng Công tác sinh viên, Trung tâm Công nghệ Thông tin và Truyền thông và Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh lập danh sách, lên kế hoạch hỗ trợ tiêm vaccine ngừa Covid-19 đối với sinh viên, học viên chưa tiêm hoặc mới tiêm mũi 1.

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cơ sở TP. HCM (PTIT) cũng đã thông báo đến toàn thể giảng viên các Khoa Đào tạo 2 và sinh viên các khóa 2018, 2019, 2020, về việc triển khai đào tạo học kỳ 2 (năm học 2021-2022) theo hình thức dạy học trực tiếp. Dự kiến, thời gian bắt đầu sẽ là vào ngày 27/12.

Trước đó, sáng 1/11, sinh viên năm cuối Trường đại học Sư phạm kỹ thuật TP. HCM cũng đã trở lại trường học trực tiếp các học phần thực hành, đề án tốt nghiệp.

Bình Luận

Tin khác

Trẻ bị đứt cổ tay, bác sĩ chỉ cách sơ cứu

Trẻ bị đứt cổ tay, bác sĩ chỉ cách sơ cứu

(CLO) Vừa qua, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Nhi Trung ương đã tiếp nhận bé trai 11 tuổi, ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng vết thương hở cổ tay và bàn tay hai bên do tai nạn sinh hoạt, may mắn trước đó trẻ đã được sơ cứu ban đầu đúng cách và kịp thời.

Giáo dục
Phó chủ tịch tỉnh được giao điều hành trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam

Phó chủ tịch tỉnh được giao điều hành trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam

(CLO) Quảng Nam vừa phân công Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Tuấn điều hành hoạt động của trường CĐ Y tế Quảng Nam, sau khi hiệu trưởng trường này bị khởi tố.

Giáo dục
Nhiều cơ hội thực tập, làm việc cho sinh viên tại ngày hội việc làm USSH Job Fair 2024

Nhiều cơ hội thực tập, làm việc cho sinh viên tại ngày hội việc làm USSH Job Fair 2024

(CLO) Ngày hội việc làm - USSH Job Fair 2024 là hoạt động thường niên do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM phối hợp cùng các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm giới thiệu các cơ hội việc làm, thực tập đến sinh viên.

Giáo dục
Gia Lai: Một học sinh lớp 7 bị nhóm thanh niên tấn công trên đường đi học về

Gia Lai: Một học sinh lớp 7 bị nhóm thanh niên tấn công trên đường đi học về

(CLO) Trên đường đi học về, em T. (học sinh lớp 7) bất ngờ bị 1 nhóm thanh niên dùng ghế nhựa, mũ bảo hiểm tấn công gây thương tích.

Giáo dục
Một giáo viên bị tố lừa đảo, chiếm đoạt nhiều tỷ đồng của đồng nghiệp

Một giáo viên bị tố lừa đảo, chiếm đoạt nhiều tỷ đồng của đồng nghiệp

(CLO) Bà Đỗ Thị Huyền Trang (giáo viên Trường THPT Phạm Văn Đồng, xã Ia Sao, huyện Ia Grai, Gia Lai) bị tố lừa đảo, chiếm đoạt hơn 10 tỷ đồng. Đáng chú ý, phần lớn nạn nhân lại là các đồng nghiệp của bà Trang.

Giáo dục