Nỗi sợ hãi sau Covid-19: “Tự do không dành cho chúng tôi”

Chủ nhật, 19/09/2021 19:36 PM - 0 Trả lời

(CLO) Một số quốc gia trên thế giới phần nào đã kiểm soát được đại dịch Covid-19. Xã hội đã và đang dần trở lại bình thường tại những nơi đây. Song thật trớ trêu, cuộc sống sau Covid-19 lại đang trở thành nỗi sợ hãi với rất nhiều người.  

“Ngày tự do không thuộc về chúng tôi”

“Tôi không nghe được gì khác về những người như tôi, ngoài thông tin về cái chết của họ. Tôi và họ cùng tiểm ẩn mối nguy về sức khỏe trong tình hình hiện tại. Ngày tự do sẽ không dành cho những người như tôi”, Racquel Sherry, một phụ nữ 49 tuổi tại Sydney, phát biểu trong sợ hãi bởi cô mắc chứng suy giảm miễn dịch.

Hàng triệu người phải sống trong điều kiện bị cách ly nhiều tuần qua ở bờ biển phía đông nước Úc đang đếm ngược từng ngày để trở lại cuộc sống bình thường, sau khi việc phong tỏa tại đây sắp được dỡ bỏ. Hiện 70% dân số nước này đã được tiêm chủng vắc xin đầy đủ, sắp tới có thể lên tới 80%.  

noi so hai sau covid 19 tu do khong danh cho chung toi hinh 1

Việc xã hội mở cửa trở lại sau đại dịch Covid-19 lại là mối nguy lớn cho những bệnh nhân như cô Racquel Sherry - Ảnh: Getty

Nhưng Sherry là một trong số những người mà ngày mở cửa khiến họ sợ hãi hơn là vui sướng, bởi nhiều lý do khác nhau. Hoặc bởi họ có nhiều tiềm ẩn rủi ro về sức khỏe, hoặc bởi tuổi tác, hoàn cảnh làm việc, hoặc đơn giản chỉ vì nỗi ám ảnh sợ Covid-19 đã đeo bám họ suốt hơn 2 năm qua.

Sherry được chẩn đoán mắc bệnh ung thư thận khi mới 18 tháng tuổi, phải hóa trị và xạ trị. Sau khi bị suy thận ở tuổi 24, cô phải lọc máu và được cấy ghép. Cách đây 15 năm, cô đã sống sót sau căn bệnh ung thư cổ tử cung mà không cần hóa trị liệu.

Sherry được ví như “cô gái từ chối cái chết” tại nước Úc. Dù sống sót sau những căn bệnh đó, người phụ nữ này vẫn cho rằng Covid-19 mới là điều đáng sợ nhất. “Tôi đã sống đến bây giờ sau những căn bệnh nan y, nhưng rồi có thể lại chết bởi một con virus”, cô bày tỏ sự chua xót.

“Làm thế nào để bạn có thể chung sống với mọi người tới đây, khi tất cả đều có thể mang mầm bệnh Covid-19? Nó có thể không còn làm hại họ nhờ vắc xin. Song với những người suy giảm hệ thống miễn dịch như tôi, mọi thứ gần như sẽ chấm hết nếu để nó xâm nhập vào mình”, Sherry giải thích thêm về mối nguy mà cô sắp phải đối mặt.

Theo lời khuyên từ các chuyên gia sức khỏe, Sherry vẫn tiếp tục tiếp tục phải sống trong sự cách ly, dù ngoài kia các khu phố đã mở cửa trở lại và mọi người đổ ra đường ăn mừng.

“Ở nhà hay là chết”

Sherry đúng là đã tiêm hai liều vắc xin, loại Pfizer. Tuy nhiên, các bác sỹ chuyên khoa đều nói rằng chúng chẳng có tác dụng gì với cô ấy. “Các phác đồ điều trị căn bệnh ung thư đã ức chế phản ứng miễn dịch trong cơ thể của tôi. Giờ tôi không còn khả năng phán kháng với loại virus đáng sợ này”, cô buồn bã giải thích.

“Những người suy giảm miễn dịch như tôi có thể phải nhập viện chỉ vì cảm lạnh. Thực tế quãng thời gian giãn cách Covid-19 vừa qua mới là khoảng thời gian an toàn với tôi, bởi mọi người đều đeo khẩu trang, đều giữ khoảng cách. Nhưng giờ khi tất cả trở lại cuộc sống bình thường, đó lại là mối nguy dành cho tôi”.

noi so hai sau covid 19 tu do khong danh cho chung toi hinh 2

Các hạn chế Covid-19 được gỡ bỏ là niềm vui của người này, nhưng lại là nỗi lo của người khác ở Úc - Ảnh: Getty

“Trước đây, nếu ai đó ho trên tàu, tôi sẽ chuyển chỗ, bởi tôi có thể bị viêm phổi bởi những điều nhỏ nhặt đó. Nhưng giờ tôi không còn khả năng tự bảo vệ mình. Những người mang virus Corona có thể ở khắp nơi. Họ đã được tiêm vắc xin, có thể chẳng phát ra một triệu chứng nào. Tôi không còn có thể biết ai bị bệnh, ai không”.

Tất nhiên, Sherry không phải người duy nhất lo lắng. Dù đã được tiêm phòng đầy đủ, song bà Val Fell ở Wollongong, Úc sẽ gặp nhiều rủi ro hơn sau khi các biện pháp phong tỏa và cách ly được dỡ bỏ thời hậu Covid-19.

Bà dự báo rằng: “Tôi sợ hệ thống bệnh viện sẽ quá tải nếu chúng ta mở cửa trở lại quá sớm. Những người như tôi sẽ tiếp xúc với nhiều người chưa được tiêm chủng hoặc vẫn mang mầm bệnh”. 

Trong khi đó, bà Mo Ors (được giấu tên thật), 75 tuổi, sống ở Gold Coast nói: “Đại dịch khiến tôi phải sống ẩn dật. Tôi không thể ra ngoài ngay cả khi lệnh phong tỏa được dỡ bỏ, thậm chí chỉ để mua đồ ăn. Đối với những người như tôi, ở trong nhà hay là chết là vấn đề không còn gì để bàn cãi nữa”.

Hãy ý thức và cứu lấy họ

Tiến sĩ Nienke Zomerdijk tại Đại học Melbourne (Úc) cho biết những người bị suy giảm miễn dịch cần tiếp tục ở nhà và giảm thiểu tiếp xúc với gia đình và bạn bè, do khả năng mắc Covid-19 vẫn đe dọa tới tính mạng của họ.

Song ông cũng thừa nhận ngay như vậy, họ cũng chưa hết rắc rối: “Điều đó thật khó đối với họ. Nếu ở lỳ trong nhà, họ sẽ gặp vấn đề với sức khỏe tinh thần, khi đó mọi chuyện cũng có thể tồi tệ chẳng kém”.

Anh James Cullen, 43 tuổi, tại Kallangur, Queensland, cho biết “rất lo sợ” về việc đất nước mở cửa trở lại. “Tôi di chuyển bằng tàu hỏa, vẫn có nhiều người giữ khẩu trang trên cằm trừ khi có người nhắc nhở. Điều này cũng có thể giết chết tôi”, anh cho biết.

Như vậy, ngay cả khi việc phong tỏa và cách ly Covid-19 được dỡ bỏ, thì tất cả mọi người vẫn cần phải có ý thức phòng tránh cho những người xung quanh, nhất là những người dễ bị tổn thương! Đây không chỉ là vấn đề ở riêng quốc gia nào, mà là của cả thế giới.

Hoàng Hải

Bình Luận

Tin khác

So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

(CLO) Một cuộc xung đột quân sự giữa Israel và Iran đang trở thành mối đe dọa thực sự. Nhưng Israel đã chuẩn bị đến mức độ nào cho một cuộc chiến đa mặt trận có thể với Iran và các lực lượng đồng minh của nước này?

Tiêu điểm Quốc tế
Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

(CLO) Cuộc tấn công và trả đũa giữa Israel và Iran những ngày qua một lần nữa nhắc nhở về sự thù địch giữa hai quốc gia này. Nhưng có thể nhiều người không nhớ, Iran và Israel trước đây từng là những đồng minh thân thiết hiếm có.

Tiêu điểm Quốc tế
Hệ thống phòng thủ nhiều lớp của Israel đã đánh chặn tên lửa Iran như thế nào?

Hệ thống phòng thủ nhiều lớp của Israel đã đánh chặn tên lửa Iran như thế nào?

(CLO) Các quan chức Israel và Mỹ cho biết hầu hết tên lửa đạn đạo và máy bay không người lái (UAV) mà Iran phóng vào Israel hôm 13/4 đều bị đánh chặn, cho thấy hệ thống phòng thủ tên lửa đa lớp đáng gờm của hai đối tác đồng minh.

Tiêu điểm Quốc tế
Nghiên cứu phát hiện ghép tạng làm thay đổi tính cách!

Nghiên cứu phát hiện ghép tạng làm thay đổi tính cách!

(CLO) Ghép tạng có thể cứu được mạng sống, nhưng cũng có thể gây ra những thay đổi sâu sắc về tính cách, theo một nghiên cứu gần đây cho thấy.

Tiêu điểm Quốc tế
Hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu về Ukraine: Mong manh cơ hội hòa bình!

Hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu về Ukraine: Mong manh cơ hội hòa bình!

(NB&CL) Thụy Sĩ và Ukraine đang mong đợi 80 - 100 quốc gia sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh hòa bình đầu tiên dự kiến diễn ra tại thành phố Lucerne, Thụy Sĩ, vào ngày 16 và 17/6 tới. Nhưng giữa mong đợi và hiện thực luôn là khoảng cách, nhất là với một vấn đề nan giải như cuộc xung đột Nga - Ukraine.

Tiêu điểm Quốc tế