(HCM) có tổng chiều dài 3.183 km đi qua địa phận 28 tỉnh, thành phố gồm: Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Phú Thọ, Hà Nội, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, Cần Thơ, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau.
Tuy nhiên, sự việc sẽ không có gì đáng nói nếu không có việc dư luận gần đây rộ lên thông tin có sự bất minh trong việc liên doanh, đoạn qua tỉnh Đắk Lắk. Sự việc ngày càng nóng hơn, khi vụ lùm xùm này nổ ra với những đơn tố cáo lừa đảo xảy ra tại chính gói thầu số 9 đoạn qua tỉnh Đắk Lắk này.
Bức tranh xám tại gói thầu số 9, đoạn qua tỉnh Đắk Lắk?
Cụ thể, , mở rộng đường HCM đoạn qua khu vực Tây Nguyên ở Km1667+570 – Km1738 +148 thuộc tỉnh Đắk Lắk được chia thành 10 gói thầu. Trong đó, Liên doanh Tổng công ty CP Sông Hồng - Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Sài Gòn trúng thầu ở gói thầu số 9 xây lắp đoạn km1729+491 – km1733+461 (Quốc lộ 14) với giá trị 110,8 tỷ đồng (Tổng công ty CP Sông Hồng đảm nhận phần khối lượng khoảng 82 tỷ đồng).
Quy định của Bộ GTVT về dự án này có 2 điều kiện được nêu rõ: Một là, không có nhà thầu phụ - nếu có thì phải được Ban quản lý dự án (QLDA) đường HCM (đơn vị được Bộ GTVT thành lập, nhằm thay mặt Chủ đầu tư quản lý quá trình đầu tư và xây dựng đường Hồ Chí Minh) trình Bộ GTVT (được phê duyệt) mới được quyền tham gia; Hai là, nhà thầu phụ (được phê duyệt) chỉ được quyền tham gia không quá 30% tổng giá trị gói thầu…
Quy định cơ bản là vậy, nhưng khi triển khai thì Tổng công ty Sông Hồng lại giao quyền trực tiếp thi công gói thầu trên cho công ty con là Công ty CP Sồng Hồng 36, trong khi Bộ GTVT chưa phê duyệt đơn vị này?
Điều vô lý ở chổ, đơn vị gửi hồ sơ để Bộ GTVT đánh giá năng lực là Tổng Công ty Sông Hồng chứ không phải Công ty CP Sông Hồng 36. Vì chắc rằng năng lực giữa Cty CP Sông Hồng 36 và Tổng Cty Sông Hồng sẽ là một khoảng cách rất lớn. Nên việc Tổng công ty Sông Hồng giao cho Sông Hồng 36 trực tiếp thi công gói thầu trên mà Bộ GTVT chưa duyệt là trái với quy định.
Lợi dụng lỗ hổng trong công tác quản lý này, Cty Sông Hồng 36 mặc nhiên tự cho mình cái quyền tự ý mang gói thầu số 9 đi ký hợp tác, liên doanh với các nhà thầu phụ (B phẩy) như Cty TNHH Xây dựng Thành Đô (Đắk Lắk), Cty CP Đầu tư xây dựng hạ tầng & Khai thác mỏ Tân Việt Bắc (Hà Nội)…, để thi công gói thầu này?
Đặc biệt sự hợp tác, liên doanh với nhà thầu phụ này chủ đầu tư là Bộ GTVT và Ban QLDA đường HCM cũng không hề biết. Tức Tổng Cty Sông Hồng sau khi giao cho Sông Hồng 36 thi công gói thầu đã không kiểm tra, giám sát nên để xảy ra vấn đề tiêu cực trên?
Từ đó, một vấn đề khác xảy ra là lúc nghiệm thu và thanh toán thì hầu hết dòng tiền đều chảy về Tổng Cty Sông Hồng, sau đó chuyển tiếp về Sông Hồng 36. Còn Cty Sông Hồng 36 lại không thanh toán cho Cty Thành Đô và Cty Tân Việt Bắc? Đến khi sự việc bị đổ vỡ, Ban QLDA đường HCM và Bộ GTVT mới biết sự có mặt của Cty Thành Đô, Cty Tân Việt Bắc đã từng tham gia thi công gói thầu số 9 trong suốt thời gian dài.
Chính việc không thanh toán tiền cho hai đơn vị trên, nên đã dấy lên một vụ tố cáo lừa đảo xảy ra tại gói thầu số 9, thuộc Dự án nâng cấp, mở rộng đường HCM. Tuy kết quả cuối cùng phải đợi cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ, nhưng dù sao điều này đã để lại một bức tranh “xám” với nhiều nghi vấn thể hiện nhiều sơ hở, yếu kém trong hệ thống giám sát, quản lý, tạo cơ hội để xảy ra sai phạm ở một dự án thuộc dạng trọng điểm quốc gia?
Theo ông Nguyễn Văn Huấn - Phó tổng giám đốc Ban QLDA đường Hồ Chí Minh: Ngay đầu tháng tư, sau khi lãnh đạo Bộ GTVT trực tiếp kiểm tra tiến độ dự án đường HCM qua Tây Nguyên, thì đã có chỉ đạo nghiêm khắc xử lý các nhà thầu chậm tiến độ và có giải pháp đảm bảo dự án về đích đúng hẹn. Ngay tức khắc, Ban đã rà soát và phát hiện Công ty CP Sông Hồng 36 thuê thầu phụ không báo cáo, không đúng quy định, dẫn đến chất lượng, tiến độ dự án không đảm bảo. Ban đã yêu cầu Công ty CP Sông Hồng 36 và Tổng Công ty Sông Hồng thay toàn bộ ban điều hành, dừng ngay hợp đồng với nhà thầu phụ này, nhanh chóng bổ sung lực lượng để đảm bảo khối lượng đăng ký.
Được biết, dự án mở rộng đường HCM qua Tây Nguyên (QL 14) dự kiến sẽ hoàn thành vào 31/10/2015.
Lộ rõ dấu hiệu lừa đảo từ việc hợp tác, liên doanh với nhà thầu phụ?
Xoay quanh vụ tố lừa đảo của các nhà thầu phụ đối với Cty Sông Hồng 36, một tình tiết hết sức quan trọng đã được hé lộ. Đó là, muốn trở thành thầu phụ cho gói thầu số 9 thuộc dự án đường HCM đoạn qua tỉnh Đắk Lắk, thì phải chi 2 tỷ đồng “bôi trơn”.
Vậy hành trình bôi trơn và nội tình vụ việc này ra sao, nhằm làm rõ vấn đề, phóng viên đã liên hệ với ông Nguyễn Văn Bắc, Giám đốc công ty CP Đầu tư xây dựng Hạ tầng & Khai thác mỏ Tân Việt Bắc (Hà Nội).
Theo ông Bắc, trong tình hình kinh tế hiện nay, việc có được dự án tốt để tham gia thì doanh nghiệp nào cũng mong muốn. Nên khi nghe giới thiệu về dự án đường HCM và biết Cty Sông Hồng 36 đang cần nhà thầu phụ cho 2 gói thầu nên chúng tôi đã rất phấn khởi. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra từ người môi giới (xin được không nêu tên) là để trở thành thầu phụ thì phải chi 2 tỷ đồng để bôi trơn, vì hiện tại đang có rất nhiều công ty muốn tham gia dự án này. Theo đó, vì nóng lòng để có được dự án chúng tôi đã đồng ý. Và ngày 17/9/2013 đã chi trước cho họ 1 tỷ đồng thể hiện dưới dạng hợp đồng vay tiền (ông Bắc tiết lộ và cung cấp chứng từ chuyển tiền qua ngân hàng, trên đó có nêu rõ địa chỉ và tên người nhận).
Sau đó, Cty Tân Việt Bắc đã được ký hợp đồng Hợp tác toàn diện với Cty Sông Hồng 36 để thi công 2 gói thầu như đã thỏa thuận, gồm: Gói thầu số 9, Dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng đường HCM- đoạn qua tỉnh Đắk Lắk với tổng mức đầu tư là 160 tỷ đồng; Gói thầu xây lắp Dự án Quốc lộ 1 Thanh Hóa- Cần Thơ, đoạn qua tỉnh Khánh Hòa với tổng mức đầu tư khoảng 200 tỷ đồng. Tuy nhiên, Hợp đồng Hợp tác toàn diện này chỉ có chữ ký của ông Phạm Xuân Phương- Phó TGĐ chứ không hề đóng dấu hợp pháp của Cty CP Sông Hồng 36?
Tiếp sau đó, ông Nguyễn Duy Tới, TGĐ Cty Sông Hồng 36 đã yêu cầu chúng tôi phải chuyển tiếp 700 triệu đồng mới được phép thi công. Chúng tôi đã chuyển 500 triệu đồng cho Cty Sông Hồng 36 và chuyển riêng cho ông Phương, Phó TGĐ 200 triệu đồng.
Chuyển tiền xong, chúng tôi đề nghị công ty Sông Hồng 36 giao tuyến để thi công thì ông Tới, ông Phương đã lẫn tránh. Nghi ngờ có dấu hiệu bất thường, Cty Tân Việt Bắc đã tới hiện trường thi công thì tá hỏa phát hiện gói thầu này đang được Cty Sông Hồng Vinh (một đơn vị thuộc Tổng Cty Sông Hồng) triển khai thi công? Ngoài ra, chúng tôi tiếp tục phát hiện tại gói thầu xây lắp Dự án Quốc lộ 1 Thanh Hóa- Cần Thơ, đoạn qua tỉnh Khánh Hòa có liên danh tới 3 nhà thầu thi công và giá trị thực chỉ còn khoảng 70 tỷ đồng, chứ không phải 200 tỷ đồng như hợp đồng đã ký trước đó?
Ngay lập tức, chúng tôi đề nghị Cty Sông Hồng 36 trả lại số tiền đã nộp nhưng công ty này khất lần và im lặng. Quá bức xúc trước những hợp tác đầy mập mờ và nghi mình “sập bẫy” lừa, chúng tôi quyết định làm căng thì Cty Sông Hồng 36 mới xuống nước giao cho Tân Việt Bắc mặt bằng tại tuyến đường thuộc gói thầu số 9, đoạn đi qua huyện Krông Busk, tỉnh Đắk Nông để thi công. Và tại gói thầu này, Tân Việt Bắc đã ứng vốn trước 6 tỷ đồng để thi công ròng rã suốt 06 tháng trời. Vậy mà khi nghiệm thu, thanh toán với chủ đầu tư thì Cty Sông Hồng 36 đã dùng khối lượng thi công của Cty Tân Việt Bắc để báo cáo và nhận tiền. Sau đó không thanh toán một đồng nào cho Tân Việt Bắc?
Theo ông Bắc, ông còn phát hiện Cty Sông Hồng 36 đã ký hợp đồng cho nhà thầu phụ khác ngang nhiên thi công đè lên tuyến đã giao cho Tân Việt Bắc trước đó”. Ông Bắc khẳng định và cho biết thêm Tân Việt Bắc không phải đơn vị duy nhất bị Cty Sông Hồng 36 cho “sập bẫy” để lừa bằng hợp đồng hợp tác toàn diện này?
Cũng với hình thức ký hợp tác, liên danh, Cty Sông Hồng 36 tiếp tục cho Công ty TNHH Xây dựng Thành Đô (Đắk Lắk) “mắc bẫy” không khác gì Cty Tân Việt Bắc.
Trao đổi với ông Đỗ Hồng Thanh, Giám đốc Cty Thành Đô, ông cho biết: Cty Thành Đô đã bỏ tiền ứng vốn khoản 6 tỷ đồng để thi công gói thầu trên, nhưng khi nghiệm thu, thanh toán với chủ đầu tư thì Cty Sông Hồng 36 đã dùng khối lượng thi công của Cty Thành Đô để báo cáo và nhận tiền. Sau đó không thanh toán cho Thành Đô một đồng nào?
Ngoài ra, trong quá trình hợp tác, liên danh giữa Cty Sông Hồng 36 và Cty Thành Đô, có một điều chúng tôi rất nghi ngờ về cách làm của họ đó là: Không hoàn tất hồ sơ pháp lý để báo cáo cho Ban QLDA đường HCM biết về sự xuất hiện của Cty Thành Đô tại dự án. Đã vậy, trong nhiều lần làm việc cùng, Bà Nguyễn Thị Thắng, Phó TGĐ, Tổng Cty CP Sông Hồng còn đưa ra một yêu cầu rất cụ thể với Cty Thành Đô là: Lô gô và trang phục phải thống nhất lấy tên là Tổng Cty Sông Hồng khi tham gia thi công trên công trường? Thực sự, với cung cách, thái độ làm việc của bà Thắng chúng tôi thấy rất nghi ngờ? Ông Thanh thẳng thắng nói.
Bà Nguyễn Thị Thắng giả mạo là Phó TGĐ Tổng Cty CP Sông Hồng gửi văn bản cho Cty Thành Đô?
Theo lời chia sẽ của ông Thanh, phóng viên đã liên hệ với ông Mai Văn Đông, Phó TGĐ, Tổng Cty Sông Hồng để tìm hiểu về vị Phó TGĐ Sông Hồng đầy nghi ngờ này. Qua trao đổi, ông Đông khẳng định: Ở Tổng Cty CP Sông Hồng, không có bất kỳ ai tên là Nguyễn Thị Thắng với chức vụ là Phó TGĐ Tổng Cty Sông Hồng cả.
Và đây là một thông tin hết sức bất ngờ. Như vậy phần nào đã khẳng định có dấu hiệu lừa đảo, giả mạo công khai tại gói thầu số 9 này?
Theo tìm hiểu của PV, hiện vụ việc đã được Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vào cuộc, điều tra, làm rõ những dấu hiệu lừa đảo đang xảy ra tại dự án này.
Đình chỉ thi công đối vớ Cty CP Sông Hồng 36
Mới đây, Ông Đặng Tiên Phong- Chủ tịch HĐQT, Tổng Cty CP Sông Hồng (Bộ Xây dựng) đã có quyết định đình chỉ thi công đối với Cty CP Sông Hồng 36. Nguyên nhân là do Cty này tự ý ký kết với các đơn vị thầu phụ mà không báo cáo, xin ý kiến của Tổng Cty dẫn đến vi phạm Quy chế quản lý xây lắp của Tổng Cty.
Đồng thời làm rõ trách nhiệm các cá nhân liên quan kể cả miễn nhiệm chức danh Giám đốc, Phó giám đốc Công ty CP Sông Hồng 36 và yêu cầu phải bồi thường thiệt hại về nếu phát hiện sai phạm. Bên cạnh đó, Tổng công ty sẽ họp với Công ty Tân Việt Bắc, Công ty CP Sông Hồng 36 để giải quyết dứt điểm các tồn tại, vướng mắc, thống nhất các giải pháp xử lý của các bên để không xảy ra khiếu kiện.
Bộ GTVT yêu cầu chấm dứt hợp đồng với Tổng Cty CP Sông Hồng.
Ngày 3/6, Bộ GTVT có văn bản yêu cầu chấm dứt hợp đồng thi công với nhà thầu là Tổng Cty CP Sông Hồng (Bộ Xây Dựng) do không thực hiện đúng các qui định của hợp đồng tại dự án đường HCM đoạn qua Tây Nguyên.
Trước đó, ngày 30/5/2014, Cục QLXD&CLCTGT và Ban QLDA Đường Hồ Chí Minh đã có văn bản kiến nghị xử lý nhà thầu là Tổng Cty Sông Hồng do sử dụng thầu phụ không đúng qui định tại gói thầu số 9 (Km1729+489,94 – Km1733+459,46) Dự án xây dựng Đường HCM đoạn qua tỉnh Đắk Lăk.
Bộ GTVT cũng yêu cầu Ban QLDA Đường Hồ Chí Minh bổ sung nhà thầu có đủ điều kiện năng lực thi công, đảm bảo tiến độ theo yêu cầu của dự án.