Nông nghiệp vươn lên trở thành ngành kinh tế năng động, tham gia sâu vào hội nhập kinh tế thế giới

Thứ tư, 27/01/2021 16:36 PM - 0 Trả lời

(CLO) Nhấn mạnh một số kết quả nổi bật của ngành nông nghiệp, Bộ trưởng Bộ NN& PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, nông nghiệp không chỉ tiếp tục khẳng định vai trò là trụ đỡ của nền kinh tế, mà còn vươn lên trở thành ngành kinh tế năng động, phát triển bền vững, tham gia sâu vào hội nhập kinh tế thế giới.

Theo Bộ trưởng Bộ NN& PTNT Nguyễn Xuân Cường, 5 năm qua, phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân đã được toàn bộ hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương, các cấp, các ngành vào cuộc quyết liệt, đồng bộ với nhiều chủ trương, giải pháp mạnh mẽ, đột phá; nhiều mô hình mới, cách làm hay, các điển hình trong lao động sản xuất đã tạo ra sự lan tỏa mạnh mẽ cả chiều rộng và chiều sâu và đạt nhiều kết quả nổi bật.

Ông Nguyễn Xuân Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn

Ông Nguyễn Xuân Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn

Cụ thể, với sự đồng lòng, chung sức phấn đấu của cả nước, nông nghiệp không chỉ tiếp tục khẳng định vai trò là trụ đỡ của nền kinh tế, mà còn vươn lên trở thành ngành kinh tế năng động, phát triển bền vững, tham gia sâu vào hội nhập kinh tế thế giới. Đặc biệt khi kinh tế - xã hội khó khăn do tác động của đại dịch Covid-19, nông nghiệp đã đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia, thặng dư xuất khẩu cao mang lại nhiều ngoại tệ cho đất nước, tạo sinh kế, việc làm và thu nhập ổn định cho người dân nông thôn, góp phần quan trọng ổn định kinh tế - chính trị - xã hội và phát triển đất nước. Điều này thể hiện, 15/15 chỉ tiêu chủ yếu của ngành giai đoạn 2016 - 2020 đều đạt và vượt mục tiêu đề ra, nổi bật là: Tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành bình quân đạt 2,62%/năm; Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 190,5 tỷ USD, riêng năm 2020 đạt 41,25 tỷ USD; Tỷ lệ che phủ rừng năm 2020 đạt 42%; Hết năm 2020 có 62% xã đạt chuẩn nông thôn mới; Thu nhập của cư dân nông thôn năm 2020 đạt 43 triệu đồng/người.

Thứ hai, cơ cấu lại ngành nông nghiệp một cách thực chất, hiệu quả hơn, đạt nhiều kết quả quan trọng; tạo được sự chuyển biến sâu sắc trong nhận thức của toàn xã hội; quy mô và trình độ sản xuất được nâng cao, chuyển dịch mạnh sang sản xuất hàng hóa trên cơ sở phát huy các tiềm năng, lợi thế từng vùng, miền để bảo đảm sức cạnh tranh, an toàn thực phẩm, thích ứng và giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu và các rủi ro phi khí hậu gây ra. Đồng thời, tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn, nút thắt về đất đai, tín dụng, thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp; hoàn thiện hệ thống văn bản, quy phạm pháp luật để huy động nguồn lực, thu hút đầu tư cho phát triển ngành. Trong 5 năm qua, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành 9 Nghị quyết/Kết luận/Chỉ thị lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, Quốc hội đã ban hành 6 Luật, Chính phủ ban hành 50 Nghị định trực tiếp về nông nghiệp, nông thôn, đã tạo hành lang pháp lý, cơ chế chính sách quan trọng trong tổ chức thực hiện. Các cơ chế, chính sách đã và đang phát huy hiệu quả trên thực tiễn. Việc đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp góp phần trực tiếp tăng sản lượng và chất lượng nông sản.

Thứ ba, công nghiệp chế biến nông sản phát triển nhanh cùng với ứng dụng công nghệ cao, nâng cao giá trị gia tăng cho nông sản. Trong 5 năm qua, có 67 nhà máy chế biến nông sản lớn, hiện đại được khởi công mới, đi vào hoạt động với tổng mức đầu tư khoảng 2,58 tỷ USD, tạo ra năng lực mới thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nông nghiệp theo chiều sâu. Hệ thống tổ chức sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp, nông thôn tiếp tục được đổi mới phù hợp hơn với cơ chế thị trường và sản xuất hàng hóa quy mô lớn, góp phần hoàn thiện quan hệ sản xuất trong nông nghiệp. Hình thành nhiều trang trại, hợp tác xã kiểu mới hoạt động hiệu quả. Doanh nghiệp nông nghiệp phát triển nhanh với quy mô ngày càng lớn hơn; nhiều mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn doanh nghiệp - hợp tác xã - hộ nông dân đã hình thành và được nhân rộng. Đến nay, cả nước có trên 7.500 cơ sở chế biến nông lâm thủy sản quy mô công nghiệp gắn với xuất khẩu; Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) mới được triển khai nhưng đã đạt được nhiều kết quả tích cực, có tốc độ phát triển mạnh mẽ, đã có trên 3.200 sản phẩm OCOP được công nhận.

Thứ tư, thị trường tiêu thụ nông lâm thủy sản được mở rộng, phát triển nâng cấp các chuỗi giá trị trong nước và chế biến, xuất khẩu, đa dạng hóa thị trường, chất lượng cao, thúc đẩy thương mại nông sản chính ngạch. Tăng nhanh tỷ trọng sản phẩm chất lượng cao, có lợi thế như thủy sản, rau, hoa, quả, đồ gỗ và lâm đặc sản... Đến nay, nông sản Việt đã đến trên 196 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có những thị trường khó tính như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU...; tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản giai đoạn 2016 - 2020 đạt 190,5 tỷ USD, riêng năm 2020 đạt 41,25 tỷ USD, vượt mục tiêu đề ra (và cao hơn nhiều so với mức đạt 30,45 tỷ USD của năm 2015), đưa Việt Nam vào nhóm thứ nhất Đông Nam Á và đứng thứ 15 thế giới về xuất khẩu nông lâm thủy sản. Qua đó, khẳng định nông sản Việt đã bước lên một tầm cao mới và khẳng định tiềm năng, lợi thế để phát triển mạnh mẽ trong quá trình hội nhập quốc tế...

Thứ năm, chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới về đích trước gần 2 năm, đã thúc đẩy nông thôn “thay da đổi thịt” hàng ngày, phát triển văn minh và hiện đại hơn. Giai đoạn 2010 - 2020, cả nước đã huy động trên 3 triệu tỷ đồng đầu tư xây dựng nông thôn mới. Thu nhập bình quân đầu người/năm ở nông thôn tăng nhanh hơn tốc độ tăng thu nhập của người dân đô thị, từ mức 12,8 triệu đồng năm 2010 lên mức 43 triệu đồng/người năm 2020; tỷ lệ hộ nghèo nông thôn giảm nhanh (giảm bình quân khoảng 1,5%/năm) và đến nay chỉ còn 4,2%,… Hết năm 2020, có 62% số xã, 173/664 (26%) đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, 12/63 tỉnh/thành phố có 100% số xã đạt chuẩn. Đến 15/01/2021, đã có 4 tỉnh (Đồng Nai, Nam Định, Hưng Yên, Hà Nam) được công nhận Tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới... Thủ tướng Chính phủ đã khẳng định kết quả của Chương trình là “to lớn, toàn diện và mang tính lịch sử”.

Thành Vinh

Tin khác

Bổ nhiệm 2 Phó Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Hưng Yên

Bổ nhiệm 2 Phó Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Hưng Yên

(CLO) Ngày 29/3, Cục Thuế tỉnh Hưng Yên tổ chức hội nghị công bố Quyết định của Tổng cục Thuế về công tác cán bộ. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Phi Vân Tuấn dự hội nghị.

Tin tức
Ông Nguyễn Đình Hưng phụ trách điều hành Sở Y tế Hà Nội

Ông Nguyễn Đình Hưng phụ trách điều hành Sở Y tế Hà Nội

(CLO) Chiều 29/3, UBND thành phố Hà Nội tổ chức lễ công bố quyết định điều động công chức và giao phụ trách, điều hành Sở Y tế Hà Nội.

Tin tức
Hà Nam mong muốn đẩy mạnh hợp tác với Nhật Bản về công nghiệp cơ khí, thiết bị điện tử, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Hà Nam mong muốn đẩy mạnh hợp tác với Nhật Bản về công nghiệp cơ khí, thiết bị điện tử, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

(CLO) Bí thư Tỉnh ủy Lê Thị Thủy mong muốn nhiều doanh nghiệp của Nhật Bản đến tìm hiểu môi trường và đầu tư tại Hà Nam trên các lĩnh vực như: công nghiệp cơ khí, chế biến, chế tạo, công nghiệp hỗ trợ, sản xuất linh kiện và lắp ráp thiết bị điện tử, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, logistics…

Tin tức
Ông Hoàng Văn Sô giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Ninh Bình

Ông Hoàng Văn Sô giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Ninh Bình

(CLO) Ban Bí thư đã chuẩn y ông Hoàng Văn Sô, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Ninh Bình nhiệm kỳ 2020-2025.

Tin tức
Lãnh đạo địa phương phải sát tình hình, đặt mình vào địa vị người dân để thực hiện giải phóng mặt bằng

Lãnh đạo địa phương phải sát tình hình, đặt mình vào địa vị người dân để thực hiện giải phóng mặt bằng

(CLO) Để triển khai tốt các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải, về công tác giải phóng mặt bằng, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu lãnh đạo địa phương phải sát tình hình, quyết liệt, chia sẻ với nhân dân thì mới làm được công tác giải phóng mặt bằng.

Tin tức