“Nóng” vụ học sinh văng tục, tát cô giáo: Tối đa chỉ bị đình chỉ học 2 tuần!

Thứ năm, 18/02/2021 16:19 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trên mạng xã hội (facebook) đang lan truyền clip một học sinh văng tục, tát cô giáo. Một Vụ trưởng Bộ GD&ĐT nói: "Khi có những trường hợp cá biệt của cá biệt thì cần có biện pháp mạnh hơn nhưng mục tiêu của ngành Giáo dục là học sinh phải tiến bộ, không phải dồn hết trách nhiệm cho học sinh". .

Những hình ảnh, clip học sinh văng tục, có hành vi đánh cô giáo đang được cộng đồng mạng chia sẻ hàng ngàn lượt kèm theo hàng ngàn bình luận (comment) và bày tỏ sự bức xúc, tức giận. Đa phần ý kiến muốn có hình thức kỷ luật thật sự nghiêm khắc đối với nam sinh này. Thậm chí có người còn đề xuất đuổi học, cho đi trường giáo dưỡng…

Sự bức xúc của dư luận đối với nam sinh không có gì khó hiểu. Tuy nhiên, xu thế giáo dục hiện nay lại không coi trọng hình phạt mà đề cao giáo dục, rèn luyện học sinh vì thế những đòi hỏi của số đông chắc chắn sẽ không thành hiện thực.

Hình ảnh học sinh hỗn láo đánh giáo viên được chia sẻ trên mạng xã hội (ảnh nguồn internet).

Hình ảnh học sinh hỗn láo đánh giáo viên được chia sẻ trên mạng xã hội (ảnh nguồn internet).

Để có góc nhìn sâu hơn về vấn đề xử lý kỷ luật học sinh như trong vụ việc trên, phóng viên báo Nhà báo & Công luận đã có cuộc trao đổ i nhanh với ông Bùi Văn Linh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh sinh viên (Bộ GD&ĐT).

Ông Linh cho rằng, nếu tình huống trên là có thực thì đương nhiên phải xem xét hành vi cụ thể của học sinh để áp dụng các hình thức kỷ luật phù hợp.

“Khi biết được thông tin này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với cơ quan chức năng để xem clip này do học sinh đưa lên, trường này ở đâu. Sáng nay Bộ Giáo dục và Đào tạo đang kiểm tra, hiện vẫn chưa có kết quả” – ông Linh cho biết.

Tuy nhiên, phải kiểm tra rõ thông tin, nếu xảy ra đúng như thế là rất nguy hiểm. Ngay trong lớp học, học sinh mất kiểm soát đánh cô giáo làm ảnh hưởng xấu đến môi trường giáo dục. Hình thức kỷ luật cụ thể sẽ dựa vào Thông tư quy định của Bộ, quy định của các nhà trường, hội đồng kỷ luật của nhà trường họp và mời các bên liên quan thì mới đưa ra được hình thức cụ thể.

Tôi không thể chấp nhận được hành vi này” – ông Nguyễn Văn Linh nhấn mạnh.

Hiện nhiều người cho rằng việc không có hình thức kỷ luật đuổi học đối với học sinh nên học trò không sợ việc bị kỷ luật, từ đó sinh hư, nhờn luật, ông Linh phân tích: “Hiện nay việc kỷ luật học sinh điều chỉnh theo Công ước quyền trẻ em và Luật Trẻ em 2016.

Học sinh có quyền học tập, việc kỷ luật điều chỉnh phải phù hợp với Công ước quyền trẻ em và Luật Trẻ em 2016. Hiện quyền học tập của trẻ em được pháp luật bảo vệ.

Giờ không có hình thức đuổi học mà học sinh bị đình chỉ học tập, không được phép đến lớp một thời gian. Trong thời gian ấy, nhà trường áp dụng các hình thức kỷ luật, áp dụng các biện pháp kỷ luật tích cực giúp học sinh nhận ra sai sót, khuyết điểm của mình để các em tiến bộ.

Hiện nay, tối đa học sinh chỉ bị đình chỉ 2 tuần. Phải bảo vệ quyền học tập của học sinh.

Có thực tế, hiện vấn đề giáo dục học sinh yếu kém về đạo đức không được quan tâm. Giáo viên không đủ động lực và tâm huyết để dạy những học sinh hư hỏng. Bình luận về thực trạng trên, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh sinh viên cho rằng, trách nhiệm, nghĩa vụ của các thầy cô là truyền đạt kiến thức, là tấm gương đạo đức để học sinh noi theo.

Trong một số tình huống học sinh chậm tiến bộ có phần trách nhiệm của gia đình và nhà trường. Thầy cô phải kết nối với gia đình để hỗ trợ học sinh một cách tốt nhất.

Cuối cùng theo ông Linh: “Tùy hành vi cụ thể Ban giám hiệu nhà trường có hình thức kỷ luật phù hợp. Trên cơ sở các biện pháp phù hợp học sinh sẽ tiến bộ.

Cái vi phạm của học sinh xuất phát từ nhận thức non nớt, cảm tính, ý thức pháp luật chưa tốt, việc kiểm soát hành vi do bức xúc trong trường hoặc gia đình, bạn bè, trong xã hội, ngoài cộng đồng chưa đúng.

Vì thế, giáo viên, nhà trường cần thiết nắm bắt kịp thời để hỗ trợ học sinh hướng xử lý. Tôi tin chắc tất cả học sinh đều muốn tiến bộ, được yêu thương, chăm sóc đùm bọc của gia đình, người thân, thầy cô giáo.

Khi có những trường hợp cá biệt của cá biệt thì cần có biện pháp mạnh hơn nhưng mục tiêu của ngành giáo dục là học sinh phải tiến bộ, không phải dồn hết trách nhiệm cho học sinh”.

Trinh Phúc

Tin khác

Học sinh tại Hà Nội nghỉ lễ 30/4 - 1/5 như thế nào?

Học sinh tại Hà Nội nghỉ lễ 30/4 - 1/5 như thế nào?

(CLO) Theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, trong dịp lễ 30/4 - 1/5, cán bộ, công chức và người lao động ngành giáo dục Hà Nội được hoán đổi ngày làm việc từ ngày thứ Hai (29/4) sang ngày thứ Bảy (4/5).

Giáo dục
Học sinh có 5 ngày để thử nghiệm đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT

Học sinh có 5 ngày để thử nghiệm đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT

(CLO) Từ ngày 24 đến 28/4, học sinh lớp 12 trên cả nước thực hành thử nghiệm đăng ký dự thi trực tuyến kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên hệ thống quản lý thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Giáo dục
Ngày mai học sinh bắt đầu đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024

Ngày mai học sinh bắt đầu đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024

(CLO) Ngày 24/4, học sinh lớp 12 trên cả nước có thể thử đăng ký thi tốt nghiệp trung học phổ thông trên hệ thống quản lý thi.

Giáo dục
Hanel tài trợ học bổng sinh viên vượt khó và xuất sắc năm học 2023 – 2024 của Viện Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam – Nhật Bản VJCC

Hanel tài trợ học bổng sinh viên vượt khó và xuất sắc năm học 2023 – 2024 của Viện Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam – Nhật Bản VJCC

(CLO) Ngày 17/4/2024, Viện Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam – Nhật Bản (VJCC) tổ chức Lễ trao học bổng cho sinh viên vượt khó và sinh viên xuất sắc của 2 chương trình cử nhân Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến Nhật Bản (JIB) và Kinh doanh số (DB) năm học 2023 - 2024. Công ty CP Hanel nằm trong số các doanh nghiệp tham gia tài trợ và trao tặng học bổng cho các sinh viên.

Giáo dục
Nguyên nhân nữ sinh cấp 2 ở Lâm Đồng bị bạn túm tóc, đá vào bụng

Nguyên nhân nữ sinh cấp 2 ở Lâm Đồng bị bạn túm tóc, đá vào bụng

(CLO) Theo lãnh đạo trường THCS Lạc Nghiệp (Lâm Đồng), nguyên nhân ban đầu dẫn tới việc nữ sinh bị bạn đánh là do mâu thuẫn trên mạng xã hội.

Giáo dục