NSND Anh Tú qua đời ở tuổi 56

Thứ năm, 20/12/2018 15:36 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sau nhiều tháng chữa trị căn bệnh tiểu đường biến chứng, NSND Anh Tú đã qua đời lúc 12h35 phút trưa nay (20/12) tại Bệnh viện nhiệt đới Trung Ương cơ sở Đông Anh.

Sức khỏe của nghệ sĩ Anh Tú được nói là xấu đi rất nhiều kể từ hôm thứ 5 tuần trước (ngày 13/12), khi ông đang điều trị tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung Ương, cơ sở Đông Anh, Hà Nội.

Được biết, ông nhập viện từ cuối tháng 9 vì biến chứng tiểu đường và suy thận cấp. Sau điều trị tích cực của các y bác sĩ, ông được về nhà ít hôm. Nhưng nửa cuối tháng 11 lại nhập viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch. Trong thời gian nghệ sĩ Anh Tú điều trị ở bệnh viện, các công việc ở Nhà hát hiện được nghệ sĩ Xuân Bắc thay NSND Anh Tú đảm trách.

Báo Công luận
Nghệ sĩ Nhân dân Anh Tú (1962-2018). Ảnh minh họa.

Sự ra đi của NSND Anh Tú, người đang giữ cương vị Quyền Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam, khiến gia đình và đồng nghiệp không khỏi xót xa bởi ông đang ở độ tuổi sung sức sáng tạo.

Nghệ sĩ Anh Tú sinh năm 1962, anh là gương mặt gạo cội ở vai trò diễn viên lẫn đạo diễn. Anh từng tham gia nhiều phim truyền hình như Của để dành, Đàn trời, Chiều ngang qua phố cũ... Dẫu vậy, dấu ấn sâu đậm của nghệ sĩ là ở lĩnh vực sân khấu. Với cố nghệ sĩ, sân khấu là "thánh đường nghệ thuật". Anh ghi đậm dấu ấn diễn xuất qua hàng loạt vở gồm: Trần Cảnh trong Rừng trúc của Nguyễn Đình Thi, Macbeth trong vở kịch cùng tên của đại thi hào Shakespeare, Tể tướng trong Âm mưu và tình yêu của Schiller, Vũ Như Tô trong vở kịch cùng tên của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng và hàng trăm vai diễn... Tốt nghiệp Khoa Đạo diễn - Đại học Sân khấu - Điện ảnh năm 2004, hơn 10 năm, Anh Tú dồn tâm huyết vào sân khấu. Anh từng đạo diễn một số vở kịch Lâu đài trên cát, Cạm bẫy, Chuyện chàng dũng sĩ, Truyện Kiều, Romeo và Juliet...

Anh Tú được phong danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 2001 và Nghệ sĩ Nhân dân năm 2016. Hồi tháng 4, anh nhậm chức quyền Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam. Trước đó, NSND từng có bốn năm làm phó Giám đốc phụ trách nghệ thuật.

Từ khi làm Phó Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam, NSND Anh Tú cũng là người đã có công lớn trong việc dàn dựng nên nhiều vở diễn để lại tiếng vang như: Tai biến, Trong mưa giông thấy nắng, Lâu đài cát, Kiều...

Ngoài ra, anh còn là giảng viên, tham gia giảng dạy tại Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh Hà Nội và Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội; là người thầy chắp cánh, bồi dưỡng cho nhiều thế hệ nghệ sĩ triển vọng và tài năng. Anh Tú được phong danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 2001 và Nghệ sĩ Nhân dân năm 2016.

Dành cả tuổi trẻ cống hiến cho sân khấu kịch, NSND Anh Tú lập gia đình muộn. Anh gần như không tham gia vào các hoạt động của làng giải trí, cũng không còn đóng phim truyền hình trong 10 năm qua để tập trung cho sân khấu.

Bị tiểu đường nhiều năm nay nhưng NSND Anh Tú không thực sự quan tâm tới sức khỏe bản thân, cho tới khi bệnh biến chứng trở nặng anh mới chịu nhập viện điều trị. Anh được các đồng nghiệp đánh giá là sống giản dị và luôn né tránh sự quan tâm của mọi người, ngại phiền hà với bạn bè đồng nghiệp.

Đó là lý do anh không chia sẻ về sức khỏe bản thân, không kêu ca than vãn và cũng không muốn mọi người tới thăm anh ở viện. Trong lần nhập viện gần đây, NSND Anh Tú cũng dặn dò bạn bè, đồng nghiệp thân thiết không chia sẻ số phòng bệnh của anh để tránh việc thăm nom cầu kì.

Trước đó, để động viên tinh thần nghệ sĩ Anh Tú an tâm chữa bệnh, Nhà hát Kịch Việt Nam phối hợp với Cục Nghệ thuật Biểu diễn biểu diễn vở “Bão tố Trường Sơn” vào ngày 4/12 tại Cung Văn hoá Việt Xô. "Bão tố Trường Sơn" là vở kịch do chính NSND Anh Tú làm đạo diễn.

B.V

Tin khác

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

(CLO) Kỉ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu với bạn đọc cả nước truyện kí đặc sắc “Trần Phú” của tác giả Sơn Tùng. Tác phẩm gồm 9 chương phác họa cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Tổng Bí thư Trần Phú (1904-1931).

Đời sống văn hóa
6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

(CLO) 6 bộ phim sẽ được chiếu miễn phí phục vụ công chúng trong “Những ngày phim tài liệu hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Đời sống văn hóa
Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

(CLO) Nằm trong khuôn khổ của Hội thi ẩm thực dược liệu quốc tế được tổ chức tại huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) còn có hoạt động giã gạo truyền thống. Loại gạo ngon nhất thế vừa bén rễ trên vùng sâm tốt nhất.

Đời sống văn hóa
Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) “…Cuối năm 1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bí mật sang Trung Quốc rồi Liên Xô hội đàm với các đồng chí lãnh đạo Xô Viết và Nguyên soái Stalin. Sau cuộc hội đàm Nguyên soái Stalin đã quyết định tặng cho Quân đội Nhân dân Việt Nam một trung đoàn cơ giới pháo cao xạ 37 ly mà sau này Trung đoàn pháo cao xã 367 của chúng tôi đảm nhận đưa pháo lên chiến trường Điện Biên Phủ.”

Đời sống văn hóa
Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

“Vừa kéo pháo vào hôm trước, hôm sau ngày 26/1/1954 lại đột ngột nhận lệnh kéo pháo ra. Chúng tôi bàng hoàng cả người. Nhưng cũng nhờ có quyết định ấy của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp mà chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng…”

Đời sống văn hóa