NSƯT Thanh Hoàng qua đời ở tuổi 55

Thứ sáu, 27/07/2018 10:05 AM - 0 Trả lời

(CLO) NSƯT Thanh Hoàng – nguyên Giám đốc Nhà hát Kịch Sân khấu nhỏ TP.HCM, “cha đẻ” của vở kịch nói nổi tiếng “Dạ cổ hoài lang” – đã qua đời vì ung thư vòm họng vào chiều ngày 26/7.

Theo thông tin từ NSƯT Mỹ Uyên – Giám đốc Nhà hát Kịch Sân khấu nhỏ TP.HCM, nghệ sĩ Thanh Hoàng bị ung thư vòm họng từ vài năm nay. Tuy bị bệnh nhưng anh sống lạc quan, vui vẻ, vẫn đi quay phim, đóng kịch bình thường.

Những ai từng yêu thích Nhà hát Kịch Sân khấu nhỏ TP.HCM (5B) đều nhớ như in những vai kịch của NSƯT Thanh Hoàng. Anh thường tâm sự, “5B” là ngôi nhà thứ hai của anh vì anh lớn lên trong khu phố nghèo, bố mẹ chỉ lo nuôi các con ăn học nên người, còn hoài bão do tự mỗi người quyết định. Khi 17 tuổi, anh lăn lộn với đủ nghề, từng làm nhân viên gác cửa vũ trường, phụ bán quán café, xe hủ tiếu gõ, làm thợ hồ xây dựng, rồi nhân viên giữ xe đạp… Nghề cuối cùng anh làm là thợ lắp đặt ống cống. Tình cờ một hôm, anh được phân làm công trình lắp ống cống tại Trường Nghệ thuật sân khấu 2 (nay là Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh TP.HCM). Trước khi lắp ống cống, anh phải xuống sâu để nạo vét. Từ dưới hố sâu, ngước nhìn lên không gian quảng cáo của trường, thấy hình Thành Lộc, Khánh Hoàng, Hồng Đào, Hồng Vân,… anh chợt nghĩ tại sao họ sáng đẹp thế kia, họ cùng trang lứa với mình, họ làm được mình cũng có thể làm được. Thế rồi anh quyết định thi vào Trường Nghệ thuật Sân khấu 2.

Báo Công luận
 NSƯT Thành Lộc và NSƯT Việt Anh trong vở kịch "Dạ cổ hoài lang" do NSƯT Thanh Hoàng sáng tác kịch bản. Ảnh: nguồn internet.

Là diễn viên trưởng thành từ sân khấu quần chúng, Nghệ sĩ Thanh Hoàng theo học và tốt nghiệp trường Đại học Sân khấu TP.HCM năm 1984 rồi về làm việc tại Nhà văn hóa Phú Nhuận. Không lâu sau đó, kịch bản “Dạ cổ hoài lang” của anh tham gia trại sáng tác năm 1994 đã vụt sáng tại hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc một năm sau đó, đem về vinh quang cho những nghệ sĩ của Sân khấu nhỏ 5B tham gia vở diễn: Việt Anh, Thành Lộc, Quốc Thảo, Phương Linh. Từ dấu ấn này, anh bước vào thế giới sáng tạo chuyên nghiệp, trở thành một trong những nhân tố tích cực biến sân khấu thể nghiệm 5B Võ Văn Tần thành Nhà hát Kịch Sân khấu nhỏ TP.HCM. Anh đã viết tiếp nhiều kịch bản, trong đó ấn tượng hơn cả là: “Trầu cau”, “Cha yêu”, “Trở về”… NSƯT Thanh Hoàng cũng tham gia điện ảnh với nhiều vai diễn trong các bộ phim như: “Anh Hai mắt mèo”, “Sợi dây đai”, “Ngôi nhà quê”, “Hoàng tử ơi! Anh ở đâu”

NSƯT Thanh Hoàng là người có cá tính trầm lặng, ít nói về mình. Ngay nhận xét, khen chê hoặc có những hờn trách gì ai, anh cũng chưa bao giờ to tiếng. Về diễn xuất, Nghệ sĩ bắt đầu đa dạng hóa phong cách để có thể vừa diễn được hài, vừa lấy nước mắt người xem. Khi được đề bạt chức giám đốc Nhà hát Sân khấu nhỏ TP.HCM, anh đã lèo lái đơn vị để vẫn giữ được phong độ dù sàn diễn bắt đầu bão hòa.

Người nghệ sĩ này đã góp phần truyền lửa yêu nghề cho nhiều thế hệ diễn viên, tác giả, đạo diễn của nhà hát. Đến khi bệnh nặng, không thể tiếp tục đảm đương trọng trách, anh xin được nghỉ hưu để điều trị bệnh.

Thanh Hoàng trở nên nổi tiếng sau vở kịch Dạ cổ hoài lang diễn tại Nhà hát kịch Sân khấu nhỏ TP.HCM năm 1994. 24 năm tuổi đời của Dạ cổ hoài lang cũng là 24 năm anh đã đi suốt chặng đường từ diễn viên, đạo diễn tới Giám đốc Nhà hát kịch 5B.

NSƯT Thanh Hoàng tên thật là Hồ Kim Hoàng, sinh năm 1963. Sau thời gian điều trị bệnh, anh trút hơi thở cuối cùng lúc 16 giờ 45 phút ngày 26/7. Tang lễ của NSƯT Thanh Hoàng sẽ được tiến hành tại Nhà tang lễ TP.HCM (25 Lê Quý Đôn, phường 7, quận 3, TP.HCM) vào ngày 27/7. Lễ truy điệu diễn ra lúc 8h ngày 29/7.

B.V

 

Tin khác

Ninh Bình: Tổ chức bắn 150 giàn pháo hoa khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2024

Ninh Bình: Tổ chức bắn 150 giàn pháo hoa khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2024

(CLO) UBND tỉnh Ninh Bình vừa có văn bản đồng ý việc tổ chức bắn pháo hoa nổ tầm thấp tại chương trình kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế, khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2024.

Đời sống văn hóa
Hội thi gói bánh chưng, giã bánh giầy - Biểu tượng của lòng hiếu nghĩa tại Giỗ Tổ Hùng Vương 2024

Hội thi gói bánh chưng, giã bánh giầy - Biểu tượng của lòng hiếu nghĩa tại Giỗ Tổ Hùng Vương 2024

(CLO) Sáng 16/4, tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng (tỉnh Phú Thọ), hội thi gói, nấu bánh chưng và giã bánh giầy năm 2024 với sự tham gia của 13 đội đến từ 13 huyện, thành, thị trong tỉnh Phú Thọ. Đây là sự kiện ý nghĩa nằm trong chương trình Giỗ Tổ Hùng Vương 2024.

Đời sống văn hóa
Huyện Gia Viễn (Ninh Bình): Tổ chức lễ dâng hương tại Đền Thánh Nguyễn

Huyện Gia Viễn (Ninh Bình): Tổ chức lễ dâng hương tại Đền Thánh Nguyễn

(CLO) Sáng 16/4/2024, tại khuôn viên khu di tích lịch sử - văn hóa đền Thánh Nguyễn, các lãnh đạo tỉnh Ninh Bình, lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Gia Viễn tổ chức Lễ dâng hương.

Đời sống văn hóa
Ra mắt 30 cuốn sách nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Ra mắt 30 cuốn sách nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Sáng 16/4, tại Hà Nội, Nhà xuất bản (NXB) Quân đội nhân dân phối hợp cùng Công ty Cổ phần Tri thức Văn hóa Sách Việt Nam (VIETNAMBOOK) tổ chức ra mắt bộ sách chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954-2024); đồng thời, đây cũng là một trong những sự kiện chính nhằm hưởng ứng Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024.

Đời sống văn hóa
Phê duyệt mẫu logo tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Phê duyệt mẫu logo tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) Tạ Quang Đông vừa ký Quyết định số 1005/QĐ-BVHTTDL phê duyệt mẫu biểu trưng (logo) sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024)

Đời sống văn hóa