Nữ tướng Điện lực miền Bắc: "Số hoá quy trình là nhiệm vụ"

Thứ bảy, 05/10/2019 11:31 AM - 0 Trả lời

Số hoá quy trình, nâng cao chất lượng phục vụ là mục tiêu nữ Tổng Giám đốc đầu tiên của ngành Điện Đỗ Nguyệt Ánh đặt ra nhân dịp kỷ niệm 50 năm Điện lực miền Bắc.

Bà Đỗ Nguyệt Ánh được bổ nhiệm chức vụ Thành viên Hội đồng Thành viên, kiêm Tổng Giám đốc Tổng Công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) từ ngày 16/7/2019. Cùng thời điểm này, EVNNPC cũng thay đổi cơ cấu từ mô hình Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc, sang có Hội đồng thành viên, Ban Tổng Giám đốc.

Trao đổi với VnExpress, bà nhấn mạnh những thành quả đã đạt được trong 50 năm phát triển và mục tiêu tăng tốc trong thời đại 4.0 thời gian tới. 

Bà Đỗ Nguyệt Ánh, Tổng Giám đốc Công ty Điện lực miền Bắc. Ảnh: Gia Hoàng

Bà Đỗ Nguyệt Ánh, Tổng Giám đốc Công ty Điện lực miền Bắc. Ảnh: Gia Hoàng

+ Bà có thể chia sẻ trên chặng đường 50 năm xây dựng và phát triển, Tổng Công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã có những bước tiến quan trọng nào?

- Đến ngày 6/10 năm nay, EVNNPC kỷ niệm 50 năm ra đời và phát triển. Từ năm 1892, khi đội quân của thực dân Pháp lần đầu tiên tới Việt Nam đã xây dựng những công trình sơ khai cấp điện cho Thủ đô Hà Nội cũng như miền Bắc. Đấy là phôi thai của Công ty Điện lực miền Bắc, chính là EVNNPC ngày nay.

Kể từ đó, cả một quãng thời gian đất nước phát triển, ngành Điện đảm bảo nhiệm vụ cung cấp dòng điện và nguồn năng lượng cho đất nước. Năm 1976, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, khi thành lập 3 Công ty điện lực ở các miền Bắc – Trung, Nam, EVNNPC đã san sẻ nguồn lực của mình, cho sự ra đời, vận hành 2 Tổng Công ty còn lại.

Những công trình, lưới điện quan trọng đều có dấu ấn của EVNNPC như công trình xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình, Nhiệt điện Phả Lại, các công trình 220kV truyền tải; đặc biệt là công trình siêu cao áp 500kV Bắc Nam với chiều dài gần 1.500km và 4 trạm biến áp 500kV. Sau đó, đến 1995, Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, nay là Tập đoàn Điện lực Việt Nam ra đời, EVNNPC đã hoàn thành sứ mệnh truyền tải, phát điện của mình và chính thức bước vào một giai đoạn mới – giai đoạn phân phối điện trên địa bàn miền Bắc Việt Nam. Có thể nói rằng, Tổng Công ty Điện lực miền Bắc là cái nôi của ngành Điện cách mạng Việt Nam.

+ EVN Miền Bắc kỷ niệm 50 năm với dấu mốc quan trọng là thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý. Bà có thể chia sẻ những cơ hội, cũng như thách thức của EVNNPC trong giai đoạn tới?

- Giai đoạn tiếp theo, thách thức đối với ngành Điện nói chung rất lớn.

Thách thức đầu tiên là nhu cầu điện đối với sự phát triển kinh tế và đời sống tăng trưởng cao. Trong khi đó, nhiều công trình nguồn điện, lưới điện quy hoạch quốc gia không đạt được tiến độ. Đó là thách thức lớn nhất. Bởi nếu những công trình này không đảm bảo, chúng tôi dù nỗ lực đến mấy cũng rất khó để hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Thách thức thứ 2 về khối phân phối. Theo Đề án về phát triển thị trường điện cạnh tranh mà Chính phủ đã phê duyệt, năm 2020 và 2021 sẽ phải tiến hành tái cơ cấu khối các Tổng Công ty phân phối điện; hình thành thị trường bán buôn và bán lẻ điện cạnh tranh. Điều này đòi hỏi các Tổng Công ty điện lực chuẩn bị sẵn sàng để bước vào một giai đoạn mới.

Hiện nay, chỉ tiêu của chúng tôi đặt ra đã rất cao. Tuy nhiên, chúng ta vẫn đang trong giai đoạn độc quyền tự nhiên. Sắp tới, chúng ta sẽ bước vào giai đoạn thị trường, với rất nhiều yếu tố đa sở hữu tham gia vào thị trường phân phối điện. Nếu không chuẩn bị được chu đáo, thì có thể thua ngay trên sân nhà.

+ Cũng trong năm 2019, EVNNPC đặt ra mục điểm hài lòng 8,13, là chỉ số quan trọng về dịch vụ khách hàng. Để đạt được mục tiêu này, EVNNPC sẽ phải làm gì? 

- Chúng tôi đặt mục tiêu chăm sóc khách hàng theo chiều sâu. Tức là, đảm bảo cung cấp điện cho khách hàng với chất lượng, độ an toàn, thời gian nhanh nhất. Chúng tôi có bộ chỉ số đo lường mức độ hài lòng của khách hàng; có phân tích từng khâu từ khâu thủ tục, vận hành, quản lý, chăm sóc sau bán hàng... Từ đó, đưa ra giải pháp cho từng khâu. Tổng đài chăm sóc khách hàng là nơi tiếp nhận mọi ý kiến. Đây cũng là nơi giám sát từng đơn vị trong Tổng Công ty thực hiện công tác cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Qua đó, chúng tôi đánh giá được sự hài lòng của khách hàng; đánh giá được những vấn đề mà khách hàng còn quan tâm để thực hiện tốt hơn.

+ Điện khí hóa nông thôn là một trong những điểm sáng của EVNNPC, bà có thể chia sẻ về hoạt động này?

- Trong EVN, EVNNPC được coi là đơn vị khó khăn nhất, bởi địa bàn có tới 70% là địa bàn nông thôn, miền núi. Khác với lưới điện của các đơn vị khác, lưới điện của EVNNPC được hình thành từ rất nhiều nguồn gốc khác nhau. Đa sở hữu, đa nguồn gốc, từ thời các hợp tác xã chung tay, Nhà nước và nhân dân cùng làm, những tài sản bàn giao từ nông trường, khách hàng công nghiệp, gần đây là những tài sản ngành Điện bàn giao. Do đó, khi EVNNPC tiếp quản, vấn đề là làm sao vận hành đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật nhưng phải đảm bảo cấp điện cho khách hàng của mình với chất lượng, quy mô lớn nhất.

Tính đến tháng 8/2019, từ giai đoạn lưới điện chắp vá, cũ nát, lạc hậu, độ phủ điện đạt 40-50%, đến nay, EVNNPC đã có được thành tích rất đáng tự hào: 100% số huyện, 100% số xã, 98,65% số hộ dân nông thôn đã được EVNNPC cấp điện bằng lưới điện quốc gia. Đó là một trong những chỉ tiêu cao nhất trong khu vực và đạt tầm cao nhất trên thế giới.

+ Ở địa bàn có nhiều doanh nghiệp, khu công nghiệp, khối FDI, việc cung cấp điện có những khó khăn thách thức gì?

- Cấp điện cho công nghiệp cũng là điểm sáng của EVNNPC. Về cơ cấu khách hàng, 65% là khách hàng công nghiệp, khác biệt so với các Tổng Công ty khác như Hà Nội, TP.HCM nơi khách hàng sinh hoạt là chủ yếu. Với chính sách mở cửa và thu hút đầu tư nước ngoài của Chính phủ, một làn sóng các doanh nghiệp đầu tư vào miền Bắc Việt Nam. Chúng tôi cũng nhìn nhận đây là nhiệm vụ của EVNNPC. Bên cạnh việc cấp điện cho khách hàng, chúng tôi góp phần cho GDP của cả nước được tăng trưởng. Và chính vì thế, chúng tôi luôn xác định, nhiệm vụ cấp điện cho công nghiệp là tối quan trọng, trong công tác kinh doanh của EVNNPC.

Chúng tôi tập trung mọi nguồn lực để bố trí vốn, tập trung mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng các công trình điện, đảm bảo làm sao rút ngắn thời gian cấp điện cho khách hàng khu công nghiệp đến mức tối đa. Đồng thời, EVNNPC chủ trương cấp điện từ nhiều nguồn khác nhau, để đảm bảo cho sản xuất được liên tục và không bị ảnh hưởng bởi chất lượng điện. Chính vì điều đó, sản lượng điện trong khu vực khách hàng công nghiệp của EVNNPC ngày một tăng lên. Các khách hàng, đặc biệt là khách hàng khối FDI, khách hàng trọng điểm như Samsung, LG, các khu công nghiệp khác rất hài lòng; được thể hiện ở sự tăng trưởng về sản lượng, đầu tư thêm các dây chuyền sản xuất mạnh mẽ hơn. Đặc biệt, có những khách hàng chuyển các nhà máy từ các khu vực khác sang Việt Nam.

+ EVNNPC sẽ đạt được những mục tiêu gì trong thời gian tới, thưa bà?

- Xuất phát điểm từ mục tiêu phải đảm bảo năng suất lao động cao, thời gian tới chúng tôi phải hoàn thiện hệ thống quản trị của Tổng Công ty. Thực ra, hệ thống quản trị của chúng tôi đã được thực hiện trong một thời gian rất dài. Giờ là thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, chúng ta được tiếp nhận với những thành tựu công nghệ, có rất nhiều giải pháp công nghệ hỗ trợ cho chúng tôi đạt mục tiêu này. Chúng tôi sẽ hoàn thiện hệ thống quản trị, trên tinh thần số hóa mọi khâu, số hóa mọi quy trình, số hóa mọi phần tử trong hệ thống. Từ đó, rút ngắn tất cả quy trình cung cấp dịch vụ cho khách hàng cũng như đảm bảo thông suốt trong quy trình, ko có khâu trung gian; đảm bảo năng suất lao động đảm bảo mức tối ưu.

Theo Vnexpress.net

Tin khác

Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

(CLO) Tâm lý ngại làm việc ở công ty nhỏ, nhiều doanh nghiệp không tuyển thêm nhân sự, đòi hỏi trình độ cao, nhiều kinh nghiệm là những lý do chính khiến tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên Hàn Quốc tăng cao.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

(CLO) Tiếp tục chương trình công tác tại Hà Lan, Đoàn công tác của tỉnh Thái Bình phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan, Trung tâm Thương mại Thế giới Leeuwarden tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư - thương mại vào tỉnh Thái Bình tại thành phố Leeuwarden, tỉnh Friesland. Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hà Lan Ngô Hướng Nam chủ trì hội nghị.

Thị trường - Doanh nghiệp
Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

(CLO) Theo báo cáo triển vọng toàn cầu cập nhật từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tăng trưởng chậm sẽ đẩy Pháp ra khỏi danh sách 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới trong vòng 5 năm tới.

Thị trường - Doanh nghiệp
PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

(CLO) Ngày 26/4, Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL, mã chứng khoán: OIL) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
G7 đặt mục tiêu mở rộng gấp sáu lần khả năng lưu trữ điện

G7 đặt mục tiêu mở rộng gấp sáu lần khả năng lưu trữ điện

(CLO) Cuối tuần này, các nước G7 dự kiến sẽ thống nhất mục tiêu toàn cầu là tăng công suất lưu trữ điện gấp sáu lần từ năm 2022 đến năm 2030, khi các nước vật lộn với cách duy trì nguồn cung điện trong khi chuyển sang sử dụng năng lượng gió và năng lượng mặt trời không liên tục.

Thị trường - Doanh nghiệp