Nửa đầu năm 2021, số ca tử vong do COVID-19 trên thế giới đã vượt cả năm 2020

Thứ sáu, 11/06/2021 06:59 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trong gần 6 tháng đầu năm 2021, thế giới đã ghi nhận trên 1,88 triệu ca tử vong vì COVID-19, vượt quá tổng số người chết vì đại dịch này trong cả năm 2020.

Hỏa táng bệnh nhân tử vong do COVID-19 tại Guwahati, Assam, Ấn Độ, ngày 5/6/2021. Ảnh: THX

Hỏa táng bệnh nhân tử vong do COVID-19 tại Guwahati, Assam, Ấn Độ, ngày 5/6/2021. Ảnh: THX

Số liệu của trang thống kê worldometer.info cập nhật đến 6 giờ sáng ngày 11/6 cho thấy, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 387.000 ca bệnh COVID-19 và trên 10.200 ca tử vong. Tổng số ca bệnh từ đầu dịch tới nay đã là 175,5 triệu ca, trong đó trên 3,78 triệu ca tử vong.

Ba quốc gia có số ca mắc trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Ấn Độ với 91.266 ca, Brazil 85.612 ca và Colombia 29.302 ca. Ba quốc gia có số ca tử vong trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Ấn Độ 3.402 ca, Brazil 2.228 ca và Argentina 669 ca.

Trong khi đó, theo số liệu của Đại học John Hopkins, trong chưa đầy 6 tháng đầu năm 2021, thế giới đã ghi nhận trên 1,88 triệu ca tử vong vì COVID-19, vượt quá tổng số người chết vì đại dịch trong cả năm 2020. Đồng thời, những nỗ lực kiểm soát đại dịch giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển đang có khoảng cách ngày càng lớn.

Trong lúc Mỹ, Anh, Canada đều ghi nhận số ca nhiễm và tử vong vì COVID-19 ngày càng giảm thì đại dịch lại bùng lên ở một số khu vực châu Á và Mỹ Latinh.

Tại thời điểm cuối năm 2020, châu Âu và Bắc Mỹ chiếm tới 73% số ca nhiễm mỗi ngày và 72% số ca tử vong trên toàn thế giới, nhưng giờ đây, hơn 80% số ca nhiễm và ca tử vong lại xảy ra ở Nam Mỹ, châu Á và châu Phi.

Tại châu Á, Nhật Bản ghi nhận nhiều ca tử vong trong năm nay hơn so với 2020 và Thái Lan đã có khoảng 1.300 người tử vong mà phần lớn các ca này đều xảy ra vào năm 2021.

Tình hình đại dịch tại châu Phi đang lan rộng mấy tuần vừa qua, với khoảng 68.000 ca tử vong trong gần 6 tháng đầu năm 2021, cao hơn 65.000 ca tử vong ghi nhận tại đây trong cả năm 2020.

Trong khi đó, hai tháng qua, số ca nhiễm, tử vong và nhập viện mới tại châu Âu đều đã giảm, cho phép 36 trong số 53 quốc gia bắt đầu nới lỏng các biện pháp phòng dịch. Số ca nhiễm COVID-19 ghi nhận trong tuần trước là 368.000 ca, tương đương 1/5 số ca nhiễm hằng tuần ghi nhận trong thời đỉnh dịch tháng 4/2020.

Tỷ lệ tiêm chủng vaccine không đồng đều ở các nước đang khiến tình hình kiểm soát đại dịch trên toàn cầu ngày càng khác biệt. Chỉ khoảng 2% người dân châu Phi và 6% người dân châu Á đã được tiêm chủng ít nhất 1 liều vaccine COVID-19, theo số liệu của Our World in Data (Thế giới qua số liệu) trong khi Nam Mỹ đã tiêm chủng xong khoảng 22% dân số, Liên minh châu Âu tiêm chủng xong hơn 40% dân số và Mỹ đã tiêm chủng xong hơn một nửa dân số.

Tại Hội nghị Thượng đỉnh G7 sắp diễn ra tại Anh, lãnh đạo các nước tham dự sẽ thảo luận giải pháp ứng phó với đại dịch, đặc biệt là nỗ lực chung để tiêm chủng vaccine cho thế giới. Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến hỗ trợ 500 triệu liều vaccine Pfizer cho thế giới, trong đó 200 triệu liều sẽ được chuyển ngay trong năm nay và 300 triệu liều được chuyển vào năm 2022 thông qua chương trình COVAX của Liên hợp quốc nhằm hỗ trợ các nước nghèo.

Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, tất cả các quốc gia trên thế giới vẫn trong tình trạng có nguy cơ để đại dịch bùng phát lại bởi các chủng virus mới nguy hiểm hơn vẫn có thể phát sinh trong thời gian tới.

Người phụ trách khu vực châu Âu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ông Hans Kluge ngày 10/6 cảnh báo châu Âu chưa qua cơn nguy hiểm dù số ca nhiễm và tử vong mới trong dịch COVID-19 đang giảm trên toàn châu lục, đồng thời kêu gọi người dân di chuyển có trách nhiệm trong kỳ nghỉ Hè.

Ông Kluge thừa nhận tiến bộ đạt được ở hầu hết các nước trong khu vực, song nhấn mạnh không có gì chứng tỏ rằng dịch bệnh đã hết nguy hiểm. Ông cho biết biến thể Delta, xuất hiện đầu tiên ở Ấn Độ, rất đáng lo ngại, đồng thời nhắc nhở rằng các nước cần rút ra bài học từ đợt bùng phát số ca trong mùa Hè năm ngoái ngay cả khi các chiến dịch tiêm phòng hiện đang được đẩy nhanh khắp khu vực. Theo ông Kluge, đến nay chỉ có 30% dân số khu vực châu Âu được tiêm liều vaccine đầu tiên, và điều đó là chưa đủ đề ngăn chặn làn sóng lây nhiễm mới.

T.Toàn

Tin khác

TP HCM: Xử nghiêm hộ kinh doanh tắm hơi nhưng tiếp nhận bệnh nhân điều trị suy giãn tĩnh mạch

TP HCM: Xử nghiêm hộ kinh doanh tắm hơi nhưng tiếp nhận bệnh nhân điều trị suy giãn tĩnh mạch

(CLO) Sở Y tế TP HCM đã phát hiện và xử lý nghiêm hộ kinh doanh chuyên tắm hơi, massage… ngang nhiên quảng cáo là phòng khám thuộc hệ thống thẩm mỹ viện Hàn Quốc chuyên điều trị giãn tĩnh mạch bằng công nghệ cao độc quyền.

Sức khỏe
Viện đào tạo thẩm mỹ quốc tế Nanozelle Academy bị đình chỉ hoạt động do có nhiều sai phạm

Viện đào tạo thẩm mỹ quốc tế Nanozelle Academy bị đình chỉ hoạt động do có nhiều sai phạm

(CLO) Theo danh sách xử phạt Sở Y tế TP HCM vừa công bố, Viện đào tạo thẩm mỹ quốc tế Nanozelle Academy cùng nhiều cơ sở thẩm mỹ khác đã bị đình chỉ hoạt động do có hàng loạt vi phạm trong hoạt động khám chữa bệnh, quảng cáo...

Sức khỏe
TP HCM: Phát hiện cơ sở đăng ký massage nhưng 'lấn sân' khám chữa bệnh với tế bào gốc

TP HCM: Phát hiện cơ sở đăng ký massage nhưng 'lấn sân' khám chữa bệnh với tế bào gốc

(CLO) Tổ công tác đặc biệt của Sở Y tế TP HCM vừa kiểm tra và xử lý một cơ sở mang tên LuxCell trên địa bàn quận 3, có dấu hiệu hành nghề khám chữa bệnh trái phép.

Sức khỏe
Bệnh viện Hồng Ngọc hợp tác với Giáo sư Nhật Bản phẫu thuật thay khớp gối không cắt gân cơ

Bệnh viện Hồng Ngọc hợp tác với Giáo sư Nhật Bản phẫu thuật thay khớp gối không cắt gân cơ

(CLO) Giáo sư Hiranaka Takafumi - “Cha đẻ” của phương pháp phẫu thuật thay khớp gối không cắt gân cơ sẽ có chuyến làm việc đặc biệt tại Việt Nam từ ngày 21/4 - 22/4 tới. Ông sẽ thăm khám và phối hợp cùng các bác sĩ Đơn nguyên Chấn thương chỉnh hình, phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo cho bệnh nhân người Việt tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc (Hà Nội).

Sức khỏe
Dự thảo quy định mới của trung tâm y tế cấp huyện

Dự thảo quy định mới của trung tâm y tế cấp huyện

(CLO) Theo dự thảo, trung tâm y tế huyện chức năng cung cấp dịch vụ chuyên môn, kỹ thuật về y tế dự phòng, khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, an toàn thực phẩm, dân số và các dịch vụ y tế khác theo quy định của pháp luật.

Sức khỏe