(NB&CL) Nửa thế kỷ qua, Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã là văn kiện lịch sử quý báu, là tài sản vô giá của Đảng, của dân tộc ta. Năm 2012, bản Di chúc đã trở thành bảo vật quốc gia nên việc lưu trữ, giữ gìn cũng như xuất bản Di chúc được Đảng, Nhà nước ta hết sức chú trọng.
Hội nghị bất thường của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa III) họp chiều ngày 3/9/1969 đã giao cho Bộ Chính trị trách nhiệm công bố Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bản Di chúc được công bố chính thức chủ yếu dựa theo bản Bác viết năm 1965, trong đó có một số đoạn được bổ sung hoặc thay thế bằng những đoạn tương ứng Bác viết năm 1968 và năm 1969. Bản Di chúc được công bố năm 1969, có đề ngày 10/5 gồm 4 trang in khổ 14,5x22cm.
Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VI) khẳng định bản Di chúc đã công bố bảo đảm trung thành với bản gốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Việc chọn bản Di chúc Bác viết năm 1965 để công bố chính thức là đúng đắn, vì đây là bản duy nhất được viết hoàn chỉnh, có chữ ký của Bác và bên cạnh có chữ ký chứng kiến của đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng lúc bấy giờ.
Bộ Chính trị và Ban Bí thư khóa VI cũng quyết định những tài liệu, tư liệu mới của Chủ tịch Hồ Chí Minh và liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh phải được sự cho phép của Ban Bí thư mới được công bố, nhằm giữ ổn định chính trị.
TS Lưu Trần Luân, NXB Chính trị Quốc gia (NXB Sự Thật), một trong rất ít người may mắn được giao nhiệm vụ tham gia vào quá trình xuất bản toàn văn Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh lần đầu tiên vào năm 1989, sau khi Ban Bí thư ra Thông báo “Về một số vấn đề liên quan đến Di chúc và ngày qua đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, đã kể lại trong một nghiên cứu của mình: “Sau này, chúng ta được biết khi đồng chí Vũ Kỳ trao lại Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho Trung ương, Bộ Chính trị đã quyết định chọn một người được tuyệt đối tin tưởng là một đồng chí là Ủy viên Bộ Chính trị lưu giữ. Trước khi đồng chí qua đời, các cơ quan chức năng đã thu lại tài liệu “Tuyệt đối bí mật” này trong két sắt tại nhà riêng của đồng chí và Bộ Chính trị tiếp tục giao cho một Ủy viên Bộ Chính trị khác quản lý. Đến cuối năm 1989, Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh mới được giao lại cho cơ quan chức năng là Cục Lưu trữ, Văn phòng Trung ương Đảng bảo quản. Từ đó đến nay, Di chúc của Người đã được lưu giữ tuyệt đối cẩn trọng”.
Xuất bản Di chúc
Thực ra từ năm 1969, ngay sau khi Bác Hồ qua đời, Di chúc của Người đã được công bố. Ở miền Bắc tài liệu “Tuyệt đối bí mật” này đã được in và phát công khai trên các phương tiện thông tin để đồng bào cả nước biết về những lời dặn lại cuối cùng của Người. Ở miền Nam, năm 1970, trong điều kiện chiến tranh, Di chúc của Bác cũng đã được bí mật in để gửi tới nhân dân miền Nam, động viên, cổ vũ nhân dân quyết tâm thực hiện những điều mong ước của Bác, trước hết là giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Theo TS Lưu Trần Luân, ngày 7/1/1978, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 07-NQ/TW về việc xuất bản Hồ Chí Minh toàn tập, thành lập Hội đồng chỉ đạo việc biên tập và xuất bản do đồng chí Trường Chinh làm Chủ tịch. Bộ Hồ Chí Minh toàn tập xuất bản lần thứ nhất gồm 10 tập, kéo dài trong 10 năm, từ năm 1980 đến cuối năm 1989 thì hoàn thành. Văn bản cuối cùng của tập 10 in bản Di chúc đã được báo Nhân Dân công bố ngày 10/9/1969.
TS Lưu Trần Luân nhớ lại: Mùa thu năm 1989, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị, quyết định công bố toàn văn Di chúc Hồ Chủ tịch và ra chỉ thị thực hiện Di chúc này. Nhiệm vụ tổ chức xuất bản toàn văn di chúc được giao cho Nhà xuất bản Sự thật.
Việc in toàn văn cuốn Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh được giao cho Nhà in Tiến Bộ. “Công việc được triển khai khẩn trương trong điều kiện an ninh được bảo đảm nghiêm ngặt”, ông Luân kể.
Cũng theo ông Luân, Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh được in theo công nghệ và chất liệu hiện đại nhất lúc bấy giờ: in màu, giấy couché với số lượng tới hơn 100.000 bản.
Từ đó cho đến nay, Di chúc của Bác đã nhiều lần được tái bản với số lượng lớn. Bởi tài liệu này như một văn kiện chính trị để lại cho toàn Đảng, toàn dân và đến hôm nay, nhiều vấn đề vẫn còn mang tính thời sự.
Cùng với việc xuất bản toàn văn Di chúc Hồ Chủ tịch, một sự trùng hợp thú vị là cũng trong năm 1989, khi bản thảo cuốn Hồi ký Bác Hồ viết Di chúc hoàn thành, ông Vũ Kỳ - người giúp việc tận tuỵ và trung thành trên cương vị thư ký riêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1945-1969) - đã tin tưởng gửi bản thảo đến Nhà xuất bản Sự thật để tiến hành biên tập, xuất bản. Một chi tiết lý thú là bản thảo lúc đầu mà ông Vũ Kỳ gửi đến có tiêu đề là Bác Hồ dặn lại hoặc “Tôi để sẵn mấy lời này” đã được nhà báo Hoàng Tùng - lúc đó là Giám đốc Nhà xuất bản Sự thật - đặt lại thành tên sách rất hay như ngày nay chúng ta biết là “Bác Hồ viết Di chúc”. Sau đó, cuốn “Bác Hồ viết Di chúc” của ông Vũ Kỳ do Thế Kỷ ghi đã được Nhà xuất bản Sự thật in cùng một lúc tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và phát hành rộng rãi trong cả nước. Như vậy, đúng dịp kỷ niệm 20 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời (1969 - 1989), người dân cả nước đã được tiếp cận với toàn văn Di chúc Hồ Chủ tịch và hồi ký “Bác Hồ viết Di chúc”.
Điều đặc biệt từ “Không gian Di chúc Hồ Chí Minh”
Bảo tàng Hồ Chí Minh được khánh thành vào đúng ngày 19/5/1990 nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Bác, ngay từ những ngày đầu chuẩn bị nội dung trưng bày Bảo tàng Hồ Chí Minh, Di chúc Bác Hồ đã được các nhà khoa học và các nhà bảo tàng học xác định là một trong những tài liệu trọng tâm, cần được nghiên cứu sâu cả về nội dung và hình thức văn bản để có giải pháp trưng bày phù hợp. Khảo sát thực tế trưng bày tại Bảo tàng Hồ Chí Minh cho thấy, Di chúc Bác Hồ hiện đang được trưng bày tại nhiều vị trí trang trọng, với những ý tưởng trưng bày độc đáo. Trong đó, đáng kể nhất là “Không gian Di chúc Hồ Chí Minh”.
Bảo tàng Hồ Chí Minh còn thực hiện không gian 3D, xây dựng lại hình ảnh Bác đang ngồi đánh máy văn kiện cuối cùng trong cuộc đời, đó là không gian Bác Hồ viết Di chúc sau gian tưởng niệm. Tại không gian này, người xem được chứng kiến cả tiếng chim hót, máy chữ lách cách để khách tham quan như được sống lại khoảnh khắc Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tài liệu lịch sử.
Trong 30 bảo vật quốc gia được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận (đợt I, năm 2012) có 5 tài liệu có liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là các tác phẩm: “Đường cách mạng”, “Nhật ký trong tù”, “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, “Lời kêu gọi đồng bào và chiến sỹ cả nước”, và “Di chúc”. “Bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh” - Bảo vật Quốc gia cuối cùng mà Người để lại là sự kết tinh tinh thần tư tưởng, đạo đức và tâm hồn cao đẹp suốt đời phấn đấu hy sinh vì nước vì dân; vạch ra những định hướng mang tính Cương lĩnh cho sự phát triển của đất nước sau khi kháng chiến thắng lợi; là những lời căn dặn thiết tha; là sức mạnh thôi thúc toàn dân tộc hành động trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(CLO) Theo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, hành trình “Kết nối di sản miền Trung” của ngành đường sắt được vinh dự được bình chọn dẫn đầu hạng mục hoạt động - dịch vụ trải nghiệm ấn tượng.
(CLO) Một người đàn ông được phát hiện đã tử vong trong tư thế treo cổ tại một nghĩa trang thuộc TP Pleiku (Gia Lai). Hiện lực lượng Công an đang điều tra, làm rõ vụ việc.
(CLO) Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Quyết định số 6044/QĐ-UBND về việc công bố tình huống khẩn cấp sạt lở mái đê hữu Đáy trên địa bàn huyện Quốc Oai và ban hành lệnh xây dựng công trình khẩn cấp để ngăn chặn sạt lở mái đê.
(CLO) Trưa 21/11, lực lượng chức năng của tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn đang huy động tối đa lực lượng triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn vụ ô tô chở rác đâm lan can cầu treo Bình Thành rồi lao xuống sông khiến hai người mất tích.
Từ ngày 15/11 - 31/12/2024, THACO AUTO triển khai chương trình “Cùng Kia đón Tết tại Hàn Quốc”. Theo đó, khi mua xe Kia K5 hoặc Kia Sorento, khách hàng sẽ có cơ hội tham gia rút thăm trúng thưởng với tổng giá trị giải thưởng lên đến 490 triệu đồng.
(CLO) Hội chợ được kỳ vọng góp phần hình thành chuỗi giá trị liên kết giữa người nông dân nuôi trồng dược liệu, các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Đồng thời, giới thiệu dược liệu, sản phẩm dược liệu đặc hữu, đặc thù của Việt Nam với quốc tế.
(CLO) Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2024 đang trải qua những khó khăn nhất định, tuy nhiên đây cũng là khoảng thời gian tuyệt vời để nắm bắt các cơ hội, được ủng hộ bởi các điều kiện kinh tế vĩ mô thuận lợi và môi trường lãi suất thấp.
(CLO) Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn (Bình Định) có niên đại cuối thế kỷ 11 đến đầu thế kỷ 12 làm bằng đá sa thạch, vừa được công nhận là bảo vật quốc gia.
(CLO) Ngày 21/11, UBND xã Krông Năng, huyện Krông Pa (Gia Lai) cho biết, đã có báo cáo về việc bé gái 4 tuổi bị xâm hại tình dục tại buôn Ia Sóa, xã Krông Năng.
(CLO) Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai đề nghị UBND tỉnh nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh. Qua đó có thể tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho lực lượng kiểm lâm, lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách.
(CLO) Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Gia Lai vừa có quyết định kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với bà Đặng Nguyễn Thị Hồng Hoa (kế toán Sở Nội vụ) và bà Trần Thị Minh Hà (chuyên viên Ban Tôn giáo).
(CLO) Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Quyết định số 6044/QĐ-UBND về việc công bố tình huống khẩn cấp sạt lở mái đê hữu Đáy trên địa bàn huyện Quốc Oai và ban hành lệnh xây dựng công trình khẩn cấp để ngăn chặn sạt lở mái đê.
(CLO) Sáng 20/11/2024 (giờ địa phương), tại Cung Quốc gia ở Thủ đô Santo Domingo, Cộng hòa Dominica, sau nghi lễ đón trang trọng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Tổng thống Luis Abinader Corona cùng đoàn đại biểu cấp cao hai nước đã có cuộc hội đàm.
(NB&CL) Chia sẻ bên lề Quốc hội sau khi kết thúc đợt 1 của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV, các Đại biểu Quốc hội cho rằng, đợt 1 đã thành công tốt đẹp, hoàn thành nhiều nội dung đề ra, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao với dấu ấn trong đổi mới tư duy xây dựng pháp luật. Các Đại biểu Quốc hội đã tập trung trí tuệ, đóng góp những ý kiến sâu sắc và toàn diện vào nhiều vấn đề quan trọng của đất nước.
(CLO) Sáng 20/11 (giờ địa phương, tức tối cùng ngày giờ Việt Nam), Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân đã tới đặt hoa tại khu tưởng niệm lãnh đạo lập quốc Cộng hòa Dominica tại Thủ đô Santo Domingo.
(CLO) Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định vừa ký ban hành Kết luận số 1036/KL-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiếp tục thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng giữa Việt Nam - Dominica có 6 điểm đồng là nền tảng để thúc đẩy quan hệ hai nước lên tầm cao mới trong thời gian tới.
(CLO) Ngày 20/11, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị tổng kết Chuyên án A724p chống tội phạm ma túy. Thượng tướng Võ Minh Lương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng ban chỉ đạo 1389 Bộ Quốc phòng dự và chỉ đạo hội nghị.
(CLO) Tại cuộc họp thúc đẩy các dự án đường cao tốc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ GTVT phối hợp với các địa phương, ban quản lý dự án, nhà thầu rà soát, tổng hợp lại trữ lượng, chất lượng, công suất các mỏ cát theo tiến độ của từng dự án; tính toán thêm phương án sử dụng cát biển để bù trừ giải quyết rủi ro trong tính toán nguồn cát san lấp.
(CLO) Phó Thủ tướng Lê Thành Long đề nghị Tập đoàn Cảng thông tin Trung Quốc-ASEAN đẩy mạnh hợp tác về kinh tế số với các tập đoàn lớn về công nghệ thông tin của Việt Nam; tăng cường hợp tác chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, đào tạo nhân lực công nghệ thông tin.