Nước Anh rơi vào vòng xoáy của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung

Thứ ba, 21/07/2020 10:37 AM - 0 Trả lời

(CLO) Quyết định của chính phủ Anh cấm Huawei tham gia vào mạng di động thế hệ thứ 5, hay 5G, nêu bật cách thức Vương quốc Anh và các quốc gia châu Âu khác đã bị cuốn vào cuộc chiến giữa một nước Mỹ không thể đoán trước và một Trung Quốc mới quyết đoán.

Nước Anh có thể bị cuốn vào vòng xoáy của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung - Ảnh: Reuters

Nước Anh có thể bị cuốn vào vòng xoáy của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung - Ảnh: Reuters

Chỉ một vài tuần trước, chính phủ Anh được hỗ trợ bởi lời khuyên từ các cơ quan gián điệp, đã tự tin rằng mối đe dọa an ninh do sự tham gia của Trung Quốc vào mạng viễn thông tiên tiến của mình có thể kiểm soát được.

Bước ngoặt được tạo ra là kết quả của áp lực không ngừng từ chính quyền của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và hành động của chính Trung Quốc, đặc biệt là việc ban hành luật an ninh mới ở Hong Kong.

Vương quốc Anh hiện đã gia nhập cùng một số quốc gia khác, từ Úc đến Nhật Bản và Đức đang tính toán lại quan hệ với Trung Quốc. Mỗi bên cảm thấy lo ngại trước nỗ lực của Trung Quốc về uy quyền công nghệ, xử lý vấn đề người Duy Ngô Nhĩ và cách tiếp cận cơ bắp hơn trong khu vực Đông Á. Sự quyết đoán của Chủ tịch Tập Cận Bình đối lập với lập trường "ẩn mình chờ thời" của nhà cựu lãnh đạo Đặng Tiểu Bình.

Quan điểm không rõ ràng của Vương quốc Anh đối với Huawei từ lâu đã đóng vai trò là vỏ bọc cho các nước châu Âu mong muốn nâng cấp nhanh, giá rẻ cho các mạng di động của họ.

Bây giờ, có vẻ như các chính phủ châu Âu sẽ phải lựa chọn giữa Washington và Bắc Kinh, ngay cả khi các tập đoàn kinh tế đã trở nên thẳng thắn hơn về chính sách công nghiệp "Trung Quốc đầu tiên" của Chủ tịch Tập Cận Bình.

Trở lại năm 2015, chính phủ của Thủ tướng David Cameron đã mời người Trung Quốc bước vào hai lĩnh vực trung tâm đầu não của an ninh quốc gia: năng lượng hạt nhân và viễn thông. Vào thời điểm đó, George Ostern, khi đó là bộ trưởng tài chính, đã khoe: "Không có nền kinh tế nào ở phía tây mở cửa cho đầu tư của Trung Quốc như Vương quốc Anh".

Mục tiêu của Ostern là thu hút đầu tư của Trung Quốc để hồi sinh các khu vực công nghiệp cũ bị suy thoái ở phía bắc nước Anh. Ông cũng đã tạo cơ hội cho Trung Quốc tham gia chương trình hạt nhân mới của Anh, bằng cách xây dựng một lò phản ứng do Trung Quốc thiết kế tại Bradwell ở Essex.

Vào thời điểm này, chính sách đối ngoại của nước Anh dưới thời Cameron-Ostern đang dần giãn cách khỏi mối quan hệ thương mại gần nhất với EU, để nghiêng về các nền kinh tế đang phát triển nhanh hơn ở phương Đông, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ.

Chủ tịch Tập Cận Bình, thứ hai bên phải, tham quan của Viện Graphene Quốc gia tại Đại học Manchester với George Osborne, bên trái, vào tháng 10 năm 2015 - Ảnh: Reuters

Chủ tịch Tập Cận Bình, thứ hai bên phải, tham quan của Viện Graphene Quốc gia tại Đại học Manchester với George Osborne, bên trái, vào tháng 10 năm 2015 - Ảnh: Reuters

Trong một số khu vực có ảnh hưởng, kết quả trưng cầu dân ý về Brexit, nơi nước Anh bỏ phiếu rời EU đã củng cố tham vọng xây dựng một "nước Anh toàn cầu" ít phụ thuộc vào châu Âu.

Các kế hoạch tốt nhất được đặt ra của Anh đã được thúc đẩy bởi cuộc chiến thương mại của Hoa Kỳ với Trung Quốc, và bởi áp lực của Trump đối với chính phủ của ông Vladimir Johnson "ngừng tiếp xúc" với Bắc Kinh.

Không còn nghi ngờ gì nữa, báo chí Hoa Kỳ có đầy những câu chuyện "quái vật dưới gầm giường" - một cụm từ thời Chiến tranh Lạnh về nỗi sợ cộng sản xâm nhập - bao gồm một hồ sơ cáo buộc Trung Quốc tìm cách gây ảnh hưởng đến các nhân vật ưu tú trong chính trị, kinh doanh và học thuật Anh.

Hồ sơ đã được liên kết với cựu điệp viên người Anh Christopher Steele, người đã gây chú ý khắp thế giới ba năm trước khi ông soạn một báo cáo cáo buộc rằng, Nga sở hữu tài liệu thỏa hiệp chống lại ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa Trump.

Johnson đã tìm cách làm dịu các phần của lệnh cấm đối với Huawei - trì hoãn việc loại bỏ hoàn toàn thiết bị của họ trong mạng di động ở Anh cho đến năm 2027. Nhưng các doanh nhân nổi tiếng của Anh vẫn không hết lo ngại về nguy cơ thiệt hại kinh tế lâu dài.

John Browne, cựu Giám đốc điều hành của BP, chuyên gia dầu mỏ, từng tham gia với tư cách là chủ tịch của Huawei U.K. vào năm 2015, nói: "Vương quốc Anh đã có mối quan hệ rất lâu dài với Trung Quốc và tôi hy vọng đó không phải là điều mà họ đơn giản vứt bỏ".

Jim O'Neill, trước đây là nhà kinh tế trưởng tại Goldman Sachs và là cựu bộ trưởng của Vương quốc Anh, cho rằng chính sách của Anh không nên bị thúc đẩy bởi suy nghĩ ngắn hạn, "thời thượng".

Về mặt kinh tế thuần túy, việc loại trừ Huawei sẽ trì hoãn việc đưa 5G vào Vương quốc Anh tới ba năm, với 2 tỷ bảng chi phí phụ. Nó cũng gây nguy hiểm cho mục tiêu của Johnson về việc triển khai băng rộng 5G trên toàn quốc vào năm 2025.

Quan trọng, điều này có thể leo thang thành “ăn miếng trả miếng”, nếu Anh quyết định áp dụng các điều khoản của một đạo luật Magnitsky mới được thông qua nhắm vào các cá nhân Trung Quốc vì vi phạm nhân quyền ở Hong Kôong hoặc Tân Cương.

Doanh nghiệp Anh hiện đang chuẩn bị cho sự trả đũa của Trung Quốc, được báo trước bởi đại sứ Trung Quốc tại Vương quốc Anh, Liu Xiaoming. Ông Liu cho biết Huawei là nạn nhân của một cuộc "thanh trừng" lấy cảm hứng từ Hoa Kỳ và lệnh cấm đánh dấu một ngày đen tối đối với quan hệ Anh- Trung Quốc: "Anh chỉ có thể là Vương quốc Anh khi có chính sách đối ngoại độc lập".

Thủ tướng Boris Johnson không có nhiều lựa chọn ở thời điểm hiện tại, nhưng việc tránh đối đầu trực tiếp với Trung Quốc là điều cần thiết - Ảnh Reuters

Thủ tướng Boris Johnson không có nhiều lựa chọn ở thời điểm hiện tại, nhưng việc tránh đối đầu trực tiếp với Trung Quốc là điều cần thiết - Ảnh Reuters

Trong quá khứ, Trung Quốc từng có hành động trả đũa, nhắm mục tiêu các lĩnh vực cụ thể như xuất khẩu cá hồi Na Uy sau khi giải thưởng Nobel Hòa bình được trao cho một nhà bất đồng chính kiến ​​Trung Quốc.

Trung Quốc cũng đã áp tăng thuế với việc xuất khẩu thịt bò và lúa mạch của Úc sau khi chính phủ Canberra kêu gọi một cuộc điều tra quốc tế về sự bùng phát của virus Corona.

Các mặt hàng xuất khẩu của Anh có vẻ dễ bị tổn thương là rượu Scotch whisky và nhà sản xuất ô tô Jaguar Land Rover, công ty có khoảng 20% ​​doanh số bán hàng tại Trung Quốc. Các công ty dịch vụ tài chính của Anh như ngân hàng HSBC Holdings và Standard Chartered và Prudential, công ty bảo hiểm, cũng phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, mặc dù hai ngân hàng đã bày tỏ sự ủng hộ đáng chú ý đối với luật an ninh quốc gia mới do Bắc Kinh áp đặt đối với Hong Kong.

Chính phủ Johnson bây giờ có rất ít sự lựa chọn ngoài việc từ bỏ đi theo làn sóng quan điểm chính trị. Nhưng Anh nên tránh đối đầu hoàn toàn với Trung Quốc, nơi họ bị kéo vào một cuộc chiến tiềm ẩn nhiều rủi ro. Hạn chế thiệt hại có thể là lựa chọn tốt nhất.

Mối quan hệ Anh-Trung Quốc vượt ra ngoài thương mại và đầu tư. Hàng ngàn sinh viên Trung Quốc theo học tại các trường đại học tại Anh đã tạo ra một khoản thu lớn từ nguồn học phí của họ.

Thành phố London đã hy vọng phát triển mối quan hệ chặt chẽ hơn với thị trường chứng khoán Thượng Hải, thông qua giao dịch nhân dân tệ ra nước ngoài và trái phiếu xanh do các công ty Trung Quốc phát hành.

Tuy nhiên, hiện tại tất cả những hy vọng này đang dần biến mất trong một màn sương mờ đỏ. Nước Anh có thể bị cuốn vào vòng xoáy mà những bất lợi người ta có thể nhìn thấy.

Hoài Đức

Tin khác

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

(CLO) Khi căng thẳng với Iran giảm bớt, quân đội Israel đang chuẩn bị hoàn thành công việc mà họ cho là còn dang dở: Triệt hạ Hamas khỏi thành trì cuối cùng của lực lượng này ở thành phố Rafah, nơi có hơn một triệu người Palestine đang trú ẩn.

Tiêu điểm Quốc tế
Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

(CLO) Tạo ra lực lượng lao động sản xuất có năng lực đang được xem là thách thức lớn nhất của Ấn Độ trong bối cảnh đất nước đông dân nhất thế giới quyết vươn lên thành quốc gia "siêu cường".

Tiêu điểm Quốc tế
Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

(CLO) Tại khu vực Tam giác Vàng của Thái Lan, nằm giữa biên giới với Myanmar và Lào, các bảo tàng dành riêng cho quá khứ sản xuất thuốc phiện của khu vực đã được mở cửa.

Tiêu điểm Quốc tế
So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

(CLO) Một cuộc xung đột quân sự giữa Israel và Iran đang trở thành mối đe dọa thực sự. Nhưng Israel đã chuẩn bị đến mức độ nào cho một cuộc chiến đa mặt trận có thể với Iran và các lực lượng đồng minh của nước này?

Tiêu điểm Quốc tế
Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

(CLO) Cuộc tấn công và trả đũa giữa Israel và Iran những ngày qua một lần nữa nhắc nhở về sự thù địch giữa hai quốc gia này. Nhưng có thể nhiều người không nhớ, Iran và Israel trước đây từng là những đồng minh thân thiết hiếm có.

Tiêu điểm Quốc tế