Nước mắt giáo sư vì giáo dục nước nhà

Thứ sáu, 03/04/2015 17:00 PM - 0 Trả lời

Nước mắt giáo sư vì giáo dục nước nhà

Phóng sự ảnh mới đây trên Báo Tuổi Trẻ cho thấy các em học sinh dù phải thức đến nửa đêm để học bài vẫn phải dậy từ sáng tinh mơ để đến lớp học tiếp. Bất giác, chúng tôi nhớ lại những giọt nước mắt của Giáo sư Nguyễn Mộng Giao, một nhà khoa học nổi tiếng trong lĩnh vực vật lý lượng tử...
 
Báo Công luận 
 
Giáo sư Nguyễn Mộng Giao
 
Đó là một buổi sáng ở Đại học Đà Nẵng, sau buổi thuyết trình của giáo sư, chúng tôi có dịp gặp riêng ông để tìm hiểu về một trong những sự kiện khoa học lớn của nhân loại. Đại loại, lúc đó tại máy gia tốc của Viện nghiên cứu hạt nhân Châu Âu (CERN) người ta định thực hiện một thí nghiệm với hy vọng tìm ra nguồn gốc của vũ trụ. Giáo sư Nguyễn Mộng Giao là nhà khoa học duy nhất của Việt Nam tham gia sự kiện này.
 
Sau hồi trao đổi về thí nghiệm, giáo sư kể với chúng tôi rằng, ở quê nhà ông có các bà chị, bà cô. Mỗi lần chứng kiến các bà ấy gánh trên vai nặng trĩu nỗi nhọc nhằn của người làm nông nghiệp, nghĩ đến những em học sinh đìu ba lô cũng nặng trĩu trên vai, ông buồn không sao kể hết. Ông bảo, nếu có quyền, ông sẽ cắt giảm ít nhất 50% chương trình để bớt gánh nặng học hành cho các cháu thiếu niên, nhi đồng. Trong câu chuyện, chẳng biết từ lúc nào, nước mắt ông ứa ra, giọng nói run run xúc động...
 
Điều Giáo sư Nguyễn Mộng Giao mong muốn có khác gì mong muốn của toàn xã hội? Ấy thế nhưng, hình như, những nỗ lực suốt nhiều năm qua chỉ đem lại kết quả có phần hạn chế! Thậm chí, trả lời trên truyền hình quốc gia, một vị Thứ trưởng Bộ GD-ĐT thừa nhận rằng, chương trình học phổ thông, từ thời ông đi học cho đến nay gần như vẫn thế.
 
Trong lúc ấy, những cải cách giáo dục “vĩ đại” dường như vẫn luẩn quẩn trong vòng tranh cãi vô tận, còn những công ty trong trong lĩnh vực này mỗi lúc một nhiều thêm với đủ thứ dịch vụ được tuồn thẳng vào nhà trường lẫn bàn học ở nhà của học sinh...
 
Mới đây, trên mạng Internet, một người làm việc trong lĩnh vực văn hóa đã chụp bức ảnh một trang vở về môn toán học với những con số và ký hiệu toán học loằng ngoằng, rối rắm, rồi đặt câu hỏi: “Đến bây giờ mình vẫn không hiểu nổi học cái này để làm gì?”.
 
Người đặt câu hỏi trên chỉ là một cựu học sinh bình thường như hàng triệu cựu học sinh khác. Tất nhiên, các nhà giáo dục có thể đưa ra vô vàn cái lý của mình để giải thích, chẳng hạn như đó là kiến thức phổ thông nên ai cũng phải biết, nhưng chắc rằng câu hỏi ấy cũng không hoàn toàn vô nghĩa, và sự thắc mắc đó cũng không chỉ là của riêng một người.
 
Kiến thức mênh mông như trời biển, mỗi con người dù là vĩ đại cũng ví như hạt cát mà thôi, làm sao có thể thu nạp và nhất là vận dụng hết được, liệu có cần thiết trang bị (hay nhồi nhét) hết hay không? Chưa kể, đâu phải ai cũng đủ năng lực tiếp thu khối lượng kiến thức khổng lồ của nền giáo dục.
 
Kỳ thực, những hạn chế, yếu kém, trong đó bao gồm cả khối lượng chương trình học quá nặng nề của ngành giáo dục đã được nêu ra từ lâu, được các nhà hoạch định ở cấp cao nhất nêu ra và ban hành các văn bản chỉ đạo khắc phục với những ngôn từ mạnh mẽ nhất, trong đó, Nghị quyết số 29 ngày 4-11-2013 Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI xác định phải “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”.
 
Tiếp sau Nghị quyết 29 của Đảng, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã ban hành hàng loạt văn bản chỉ đạo triển khai, hành động. Trong thời gian qua, gần như ai cũng nhắc đến và kỳ vọng về một sự “đổi mới căn bản, toàn diện”. Nhưng có lẽ, không phải lúc nào cũng đưa ra được bằng chứng hoặc cảm nhận được sự đổi mới đó; mà bằng chứng và cảm nhận về điều ngược lại thì lại không hề thiếu.
 
Như vị Thứ trưởng Bộ GD-ĐT đã thừa nhận, mấy chục năm từ lúc ông đi học đến nay vẫn gần như chưa có gì thay đổi, chắc chắn không ai có thể trông chờ sự đổi mới khả dĩ diễn ra trong khoảng thời gian ngắn từ khi ra đời Nghị quyết số 29 đến nay. Hơn ai hết, những vị lãnh đạo, cán bộ, nhân viên ngành giáo dục hiểu rõ việc này.
 
Hy vọng rằng, từ thực tế xã hội đó, từ những giọt nước mắt của vị giáo sư già, từ hình ảnh những em học trò thức khuya dậy sớm với con chữ..., những người làm công tác giáo dục nhìn thấy, có thêm quyết tâm, động lực “đổi mới căn bản, toàn diện” mạnh mẽ hơn, đúng như kỳ vọng của xã hội và Nghị quyết 29 của Đảng.
 
Theo CADN

Tin khác

Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

(CLO) Chiều 25/4, UBND thành phố Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh) thông tin cập nhật kết quả điều tra, xử lý vụ tố cáo một chủ nhóm lớp mẫu giáo bạo hành trẻ em trên địa bàn.

Giáo dục
Vụ trẻ bị cô giáo đánh ở TP Thủ Đức: Sự việc đáng tiếc của ngành giáo dục

Vụ trẻ bị cô giáo đánh ở TP Thủ Đức: Sự việc đáng tiếc của ngành giáo dục

(CLO) Tại buổi họp báo chiều 25/4, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP HCM Lê Hoài Nam đã thông tin về sự việc trẻ bị cô giáo đánh tại lớp mẫu giáo Tí Bo (phường Linh Đông, TP Thủ Đức, TP HCM).

Giáo dục
Trao giải cuộc thi “Xây dựng thiết bị dạy học số tỉnh Nam Định” năm 2024

Trao giải cuộc thi “Xây dựng thiết bị dạy học số tỉnh Nam Định” năm 2024

(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nam Định vừa tổ chức trao giải cuộc thi “Xây dựng thiết bị dạy học số tỉnh Nam Định” năm 2024 dành cho cán bộ, giáo viên, nhân viên tại các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh.

Giáo dục
Học sinh tại Hà Nội nghỉ lễ 30/4 - 1/5 như thế nào?

Học sinh tại Hà Nội nghỉ lễ 30/4 - 1/5 như thế nào?

(CLO) Theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, trong dịp lễ 30/4 - 1/5, cán bộ, công chức và người lao động ngành giáo dục Hà Nội được hoán đổi ngày làm việc từ ngày thứ Hai (29/4) sang ngày thứ Bảy (4/5).

Giáo dục
Học sinh có 5 ngày để thử nghiệm đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT

Học sinh có 5 ngày để thử nghiệm đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT

(CLO) Từ ngày 24 đến 28/4, học sinh lớp 12 trên cả nước thực hành thử nghiệm đăng ký dự thi trực tuyến kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên hệ thống quản lý thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Giáo dục