Nước mắt tượng đài

Thứ ba, 05/05/2020 10:06 AM - 0 Trả lời

(CLO) Anh hùng, vĩ nhân càng vĩ đại bao nhiêu, càng giản dị, khiêm nhường bấy nhiêu. Chắc chắn họ không bao giờ muốn tượng đài của mình được dựng lên bên cạnh những nếp nhà liêu xiêu, những phận người gieo neo. Vì thế, dựng tượng, khắc bia, nhiều khi chỉ là chuyện “chia phần” của hậu thế.

Tượng đài Chiến thắng Khâm Đức có dự toán hơn 14 tỷ đồng đang được huyện nghèo Phước Sơn (Quảng Nam) đầu tư xây dựng.

Tượng đài Chiến thắng Khâm Đức có dự toán hơn 14 tỷ đồng đang được huyện nghèo Phước Sơn (Quảng Nam) đầu tư xây dựng.

Một tượng đài có dự toán hơn 14 tỷ đồng đang được huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam đầu tư xây dựng. Hơn 14 tỷ đồng để xây tượng đài chiến thắng Khâm Đức so với những công trình tương tự ở nước ta những năm gần đây không phải là con số quá lớn. Nhưng nó vẫn khiến dư luận băn khoăn. Bởi lẽ, Phước Sơn là huyện nghèo nằm trong nhóm 1 (gồm 56 huyện nghèo thuộc 19 tỉnh) đang hưởng chính sách 30a của Chính phủ.

Tại sao một huyện có tỷ lệ hộ nghèo lên tới 25,61% vẫn quyết tâm xây tượng đài hoành tráng đến thế?

Như một bài toán đầu tư tượng đài đã có “mẫu số” đáp án mục tiêu, lãnh đạo huyện Phước Sơn trả lời rằng: để giáo dục truyền thống cách mạng và đẩy mạnh phát triển du lịch.

Mươi năm trở lại đây, không ít địa phương nghèo đã đề xuất xây tượng đài trăm tỷ, ngàn tỷ khiến dư luận dậy sóng. Năm 2015, tại tỉnh nghèo miền Tây Bắc, Sơn La, thậm chí người ta còn đề xuất một cụm tượng đài lên tới 1.400 tỷ. 1.400 tỷ là hằng trăm ngôi trường ríu rít đàn em thơ, hằng trăm cây cầu  nối nhịp bờ vui, hồi sinh những vùng đất khó?

Không ít địa phương thu không bù chi, thậm chí là gánh nặng đối với ngân sách Trung ương nhưng vẫn đua nhau xây tượng đài. Cứ như tượng đài là “thương hiệu” của những vùng đất khó!

Và rồi, khi dư luận lên tiếng, lãnh đạo tại các vùng đất nghèo chơi sang ấy đã tìm mọi cách đá quả bóng… trách nhiệm về phía nhân dân, rằng: đấy là nguyện vọng thiết tha của nhân dân.

Công trình Tượng đài và Quảng trường Mai Hắc Đế ở Hà Tĩnh nhếch nhác, cỏ mọc um tùm.

Công trình Tượng đài và Quảng trường Mai Hắc Đế ở Hà Tĩnh nhếch nhác, cỏ mọc um tùm.

Rồi thì đã có bao nhiêu những tượng đài chưa xây xong đã gãy đổ, nứt vỡ. Có bấy nhiêu công trình biểu tượng chiến thắng vừa kịp hoàn thành đã bỏ hoang, lãng phí tiền thuế của dân.

Khách du lịch chưa thấy đâu, chỉ thấy cỏ mọc um tùm, tượng đài bị biến thành bãi chăn thả trâu bò.

Đau xót hơn, không ít tượng đài chưa kịp tôn vinh hào quang quá khứ, hiện tại đã nứt ra những khoảng tối lòng tham. Cọc tre, cót ép, vôi vữa bị trộn lẫn với bê tông, cốt thép. Người ta rút ruột cả tượng đài, “ăn” cả lịch sử huy hoàng của cha ông. Tượng đài, biểu tượng thiêng liêng bị hậu thế làm cho lung lay, sụp đổ.

Nhân dân, nếu tha thiết với tượng đài, thì đấy chính là những chiếc tượng đài được xây trong lòng dân, sống mãi cũng nhân dân.

Những bậc anh hùng, liệt nữ khi ngã xuống vì non sông xã tắc, không ai nghĩ đến dựng tượng khắc bia.

Chính họ đã chiến thắng hoàn cảnh khốc liệt của chiến tranh, khảm vào hồn non nước những bức tượng đài bất tử về chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Lý tưởng của họ không gì khác ngoài mong muốn hậu thế được sống trong hòa bình, độc lập, tự do.

Những người như thế, họ không cần hậu thế xây tượng đài để trở nên vĩ đại. Thứ họ cần là những cuộc đời mới được nảy mầm, vun xới từ những hố bom, mâm pháo còn hằn in dấu vết máu xương của cha ông.

Anh hùng, vĩ nhân càng vĩ đại bao nhiêu, càng giản dị, khiêm nhường bấy nhiêu. Chắc chắn họ không bao giờ muốn tượng đài của mình được dựng lên bên cạnh những nếp nhà liêu xiêu, những phận người gieo neo. Vì thế, dựng tượng, khắc bia, nhiều khi chỉ là chuyện “chia phần” của hậu thế.

Quang Duy

Tin khác

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn