(congluan.vn)-Để nuôi dưỡng mỗi chú gấu trúc, nước Mỹ phải chi khoảng 1 triệu đô/năm để... thuê từ Trung Quốc. Nhưng khi gấu trúc đẻ con trên đất Mỹ, theo đạo luật bảo vệ động vật hoang dã sắp diệt vong, chú gấu trúc này vẫn thuộc về... Trung Quốc và nước Mỹ phải trả chú về trong độ tuổi dễ thương nhất. Chiếc máy bay nhỏ đã bay một vòng trái đất để chở chú gấu trúc được sinh ra tại Mỹ có tên Yun Zi, tạm dịch là Mây trời, trở về Thành Đô - Trung Quốc, đã làm tốn không biết bao nhiêu giấy mực vì người dân Mỹ quá yêu thích gấu trúc
Gấu trúc không được nuôi tại Mỹ
Thành Đô, Trung Quốc, Yun Zi đã khám phá ngôi nhà mới tại Trung Quốc, chú gấu trúc đi tới đi lui, thấp thỏm nhìn ngó trong sự tò mò của các nhân viên chăm sóc Chỉ những con gấu trúc trưởng thành được thuê với giá đắt mới có thể ở lại vườn thú Mỹ, còn gấu con phải trở về Trung Quốc. Địa điểm đầu tiên mà Yun Zi (tức “Mây trời”) dừng chân là Bảo tàng gấu trúc và Trung tâm kiểm dịch Thành Đô, thủ phủ của Tứ Xuyên để kiểm dịch một tháng.
“Nó có thể mất một khoảng thời gian khá dài để thích ứng” Wei Rongping, giám đốc trung tâm cho biết. Từ thức ăn, nhiệt độ đến người chăm sóc, tất cả đều khác biệt. Thậm chí cả ngôn ngữ.
“Người Mỹ phát âm tên chú gấu trúc này như thế nào?” Yang Haidi hỏi. Ông là người chăn dắt Yun Zi từ bây giờ và đang cố gắng thu hút sự chú ý của nó.
Bốn vườn thú Mỹ hiện đang thuê gấu trúc đang bị đe dọa nghiêm trọng và khá là thu hút sự chú ý của đông đảo giới truyền thông quan tâm. Trung tâm Đô Giang Yển sẽ sớm nhận 30 con gấu trúc , hầu hết bị thương và cần hồi phục chức năng. Ngoài ra còn một số gấu con từ sáu tháng đến một tuổi rưỡi, lứa tuổi dễ bị tổn thương vì bệnh tật. Một trong những hàng xóm của Yun Zi là Qian Qian, chú gấu trúc 28 tuổi, được phát hiện trong rửng khi bị gãy chân.
Ước tính còn khoảng 1600 con gấu trúc trên thế giới
Trung Quốc từng tặng những con gấu trúc như vật phẩm. Từ giữa những năm 1980, họ chỉ cho thuê gấu trúc, mặc dù việc cho thuê thường xuyên phản ánh lợi ích ngoại giao của Trung Quốc. Hiện có 40 con gấu trúc đang được cho thuê và ước tính phí cho thuê là 1 triệu đô mỗi con một năm. Một chú gấu con ra đời sẽ làm tăng chi phí, và có thể gọi về bất kỳ lúc nào nếu số gấu con lên tới ba. Có vẻ như đây là một cuộc tiến hành bành trướng quyền lực và tiền mặt và tất cả mọi người đều điên cuồng vì gấu trúc, mặc dù Trung Quốc khẳng định mục đích là bảo tồn. Ước tính chỉ còn lại 1.600 con gấu trúc còn lại trong tự nhiên. Và Yun Zi không phải là con gấu đầu tiên đến Thành Đô với một phả hệ Mỹ nhất định.
Một tác phẩm nghệ thuật khổng lồ hình gấu trúc leo núi, cao 50 feet và nặng 13 tấn, bám trên quảng trường Tài chính quốc tế Thành Đô trong tuần này. Tác giả là nghệ sĩ Lawrence Argent, cũng là tác giả của một con gấu màu xanh khổng lồ trước đó tại trung tâm hội nghị Denver và một con thỏ đỏ khổng lồ tại sân bay Sacramento.
“Tôi nghĩ nó sẽ kích thích một điều gì đó” Argent cho biết. “Nghệ thuật sẽ là một phương tiện giúp mọi người nâng cao nhận thức và ý thức về hoàn cảnh cũng như sự cần thiết bảo vệ chúng”. Tác phẩm của ông mang tên “Tôi ở đây”, được làm từ thép không gỉ và là một phần của một dự án từ thiện gây quỹ bảo vệ gấu trúc. Những người chưa biết Yun Zi có thể theo dõi quá trình lớn lên của nó qua internet, và nếu mọi việc suôn sẻ, chú gấu từ San Diego sẽ sớm tham gia chương trình nhân giống gấu trúc của Trung Quốc.
Trần Hinh