Dự án Công viên tưởng niệm thiên đường Thanh Tước:

“Nút thắt” giữa người dân và chính quyền cần sớm được tháo gỡ

Thứ ba, 27/08/2019 07:31 AM - 0 Trả lời

(CLO) Đã diễn ra hàng chục cuộc đối thoại giữa người dân và chính quyền sở tại liên quan đến thực hiện Dự án Công viên tưởng niệm thiên đường Thanh Tước nhưng đến nay nhiều hộ dân vẫn chưa đồng thuận, đồng nghĩa với dự án vẫn “dậm chân tại chỗ”.

Dự án Công viên tưởng niệm thiên đường Thanh Tước được UBND TP Hà nội đồng ý tại văn bản 5130/UBND –KH&ĐT ngày 3/7/2012 về việc chấp thuận đề xuất dự án và chỉ định nhà đầu tư thực hiện Dự án Công viên thiên đường Thanh Tước. Ngày 5/12/2014, UBND TP Hà Nội cấp GCN đầu tư cho Công ty CP Đầu tư Hoa Sen Vàng thực hiện dự án tại xã Thanh Lâm, huyện Mê Linh với tổng diện tích 64.166m2, trong đó, diện tích đất quỹ I của 289 hộ dân là 12.553,9 m2, giao Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố làm chủ đầu tư thực hiện công tác GPMB.

Theo báo cáo của UBND huyện Mê Linh gửi UBND TP Hà Nội, việc triển khai dự án là đảm bảo phù hợp với quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và thực hiện đúng chủ trương của thành phố. Việc thu hồi đất để triển khai cũng đảm bảo đúng trình tự của Luật Đất đai, đồng thời đảm bảo đúng quy trình về chính sách bồi thường, hỗ trợ GPMB theo quy định…

Dự án Công viên tưởng niệm thiên đường Thanh Tước nằm sát với Nghĩa trang Thanh Tước hiện nay (ảnh Duy Tiến)

Dự án Công viên tưởng niệm thiên đường Thanh Tước nằm sát với Nghĩa trang Thanh Tước hiện nay (ảnh Duy Tiến)

UBND huyện Mê Linh đã phối hợp với Trung tâm PTQĐ và doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ công tác GPMB của dự án. Trên cơ sở đó, UBND huyện Mê Linh đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ GPMB tại các Quyết định 2368/QĐ-UBND ngày 15/4/2013; QĐ 3082, 4810/QĐ-UBND năm 2013 với tổng diện tích 64.166m2, kinh phí phê duyệt bồi thường, hỗ trợ GPMB là 26,6 tỷ đồng. Đến nay, diện tích đã chi trả bồi thường, hỗ trợ là 57.491,28m2 với số tiền 21,1 tỷ đồng, đạt 89,6% trên tổng diện tích thu hồi. Diện tích đất quỹ 1 còn lại chưa nhận bồi thường, hỗ trợ là 6.675,72m2 của 190 hộ dân (chiếm 10,4% trên tổng diện tích thực hiện dự án).

Mặc dù đã triển khai hàng chục cuộc đối thoại, tuyên truyền, vận động như Hội nghị BCH Đảng bộ xã Thanh Lân mở rộng; Hội nghị cán bộ, Đảng viên thôn Phú Hữu, thôn Đường 23B; Hội nghị toàn thể nhân dân thôn Phú Hữu và thôn Đường 23B…nhưng trong quá trình tổ chức chi trả tiền BT, HT GPMB, các hộ dân tại thôn Phú Hữu, Mỹ Lộc, Đường 23B xã Thanh Lân; thôn Văn Lôi, xã Tam Đồng; thôn Bạch Trữ xã Tiến Thắng; các tổ dân phố số 15, 16 phường Hùng Vương, TP Phúc Yên, Vĩnh Phúc đã ngăn cản Tổ công tác thực hiện chi trả tiền và không cho các hộ dân có đất bị thu hồi đến nhận tiền. Tiếp tục có đơn thư, tập trung đông người phản ánh, kiến nghị các nội dung liên quan đến quy hoạch, môi trường…

Các hộ dân cho rằng, khoảng cách của dự án đến khu dân cư và nguồn nước là không đảm bảo, gây ô nhiễm môi trường, nghĩa trang cũ đã ô nhiễm nên xây dựng tiếp sẽ tăng độ ô nhiễm; Dự án triển khai không thông qua nhân dân, họp dân, không được nhân dân đồng thuận… Người dân đề nghị các cấp có thẩm quyền hủy dự án.

Theo lãnh đạo huyện Mê Linh, những kiến nghị của nhân dân đã được các Sở, ngành và UBND huyện Mê Linh trả lời đầy đủ, nhiều lần nhưng người dân cố tình không chịu hiểu. Để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, quan điểm của huyện Mê Linh đây là dự án phù hợp với quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, xác định: Mở rộng Nghĩa trang Thanh Tước là một trong những công trình, dự án ưu tiên nghiên cứu đầu tư của thành phố và không gây ô nhiễm môi trường. UBND huyện Mê Linh đã có văn bản báo cáo Thành phố chỉ đạo các cơ quan chức năng có liên quan nhanh chóng vào cuộc đẩy nhanh tiến độ dự án.

Được biết, trong Thông báo kết luận mới đây của tập thể lãnh đạo UBND TP Hà Nội tại cuộc họp giải quyết vướng mắc khi thực hiện dự án này, Ban lãnh đạo TP Hà Nội cho biết: Dự án Công viên tưởng niệm thiên đường Thanh Tước đã được lãnh đạo UBND TP Hà Nội chủ trì họp nhiều lần để chỉ đạo giải quyết các vướng mắc về cơ chế chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án. Tuy nhiên đến nay còn chậm.

Để dự án sớm triển khai, UBND Thành phố yêu cầu Công ty CP Đầu tư Hoa Sen Vàng phối hợp chặt chẽ với UBND huyện Mê Linh tiếp tục triển khai tuyên truyền, vận động, thuyết phục, thông tin sâu rộng đến nhân dân trong khu vực về mục tiêu của dự án – Văn bản nêu rõ.

Trong cuộc đối thoại tiếp xúc với cử tri huyện Mê Linh, báo cáo kết quả kỳ họp thứ 7 - Quốc hội khóa XIV vào ngày 18/6/2019 vừa qua, ông Hoàng Trung Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy - Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP Hà Nội khẳng định, sẽ chỉ đạo quyết liệt các cơ quan liên quan của thành phố để giải quyết dứt điểm những kiến nghị mà cử tri đã nêu trong thời gian tới. Về kiến nghị dừng Dự án Công viên tưởng niệm thiên đường Thanh Tước, ông Hoàng Trung Hải đề nghị các cấp liên quan, chính quyền địa phương mở thêm các cuộc đối thoại để lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của nhân dân cũng như tuyên truyền để người dân hiểu rõ về dự án này. Đồng thời, tổ chức cho người dân đi tham quan thực tiễn mô hình công viên nghĩa trang.

Bí thư Thành ủy Hà Nội đề nghị UBND TP và UBND huyện Mê Linh theo dõi, giám sát để chủ đầu tư khi triển khai dự án tại khu vực nghĩa trang Thanh Tước phải bảo đảm các tiêu chuẩn, tiêu chí về vệ sinh môi trường, bảo vệ sức khoẻ và quyền lợi của người dân.

Như vậy có thể thấy, quyết tâm của Hà Nội trong việc thực hiện Dự án Công viên tưởng niệm thiên đường Thanh Tước là quá rõ và mong muốn người dân nhìn nhận và hiểu về mục tiêu của dự án để tránh những hiểu lầm không đáng có, dẫn đến khiếu kiện kéo dài.

Trâm Anh  

Tin khác

Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh 'bóng cười'?

Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh "bóng cười"?

(CLO) Mặc dù từng bị xử phạt do kinh doanh quá giờ quy định, thế nhưng quán bar Aplus có địa chỉ tại số 78 Yên Phụ, phường Nguyễn Trung Trực (quận Ba Đình, Hà Nội) không những không tuân thủ theo các quy định của pháp luật mà còn tiếp tục tái diễn, ngang nhiên kinh doanh “bóng cười”….

Điều tra
Tập đoàn Thuận An góp mặt tại dự án nào trên địa bàn TP Hà Nội?

Tập đoàn Thuận An góp mặt tại dự án nào trên địa bàn TP Hà Nội?

(CLO) Công ty CP Tập đoàn Thuận An là nhà thầu quen thuộc với nhiều công trình xây dựng trên cả nước, riêng tại Hà Nội nhà thầu này góp mặt tại 5 gói thầu, với tổng giá trị 778,372,534,000 VND.

Điều tra
Thanh Hóa: Đang nợ tiền thuế TNDN, Công ty Lam Sơn có đáp ứng các tiêu chuẩn trong hồ sơ mời thầu?

Thanh Hóa: Đang nợ tiền thuế TNDN, Công ty Lam Sơn có đáp ứng các tiêu chuẩn trong hồ sơ mời thầu?

(CLO) Mặc dù đang nợ tiền thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng Công ty TNHH xây dựng và TM Lam Sơn vẫn được UBND thị xã Nghi Sơn phê duyệt trúng gói thầu trị giá gần trăm tỷ đồng.

Điều tra
Cơ quan Cảnh sát Điều tra vào cuộc sau ''lùm xùm'' đấu thầu của Công ty Tuấn Ân Hà Nội

Cơ quan Cảnh sát Điều tra vào cuộc sau ''lùm xùm'' đấu thầu của Công ty Tuấn Ân Hà Nội

(CLO) Thời gian gần đây, Công ty TNHH Tuấn Ân Hà Nội đã trúng hàng loạt gói thầu có tổng trị giá lên đến hàng trăm tỉ đồng ở hầu hết các Công ty Điện lực trên địa bàn TP. Hà Nội.

Điều tra
Bỏ sót gần 100 tỷ đồng tiền sử dụng đất nhà đầu tư phải nộp cho Nhà nước!

Bỏ sót gần 100 tỷ đồng tiền sử dụng đất nhà đầu tư phải nộp cho Nhà nước!

(NB&CL) Kết quả thanh tra tổng thể, toàn diện dự án Khu đô thị sinh thái hai bên bờ sông Đơ cho thấy, công tác lập hồ sơ mời thầu, chậm tiến độ giải phóng mặt bằng, xác định thiếu số tiền sử dụng đất,… dẫn đến bỏ sót cho ngân sách Nhà nước hơn 98 tỷ đồng.

Điều tra