Ô nhiễm không khí khiến 7 triệu người tử vong mỗi năm

Thứ năm, 23/09/2021 10:25 AM - 0 Trả lời

(CLO) WHO kêu gọi hành động khẩn cấp để giải quyết một trong những mối đe dọa môi trường lớn nhất đối với sức khỏe con người, và Đông Nam Á là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã thắt chặt các hướng dẫn về chất lượng không khí lần đầu tiên kể từ năm 2005. WHO cảnh báo rằng ô nhiễm không khí là một trong những mối đe dọa môi trường lớn nhất đối với sức khỏe con người, gây ra 7 triệu ca tử vong sớm mỗi năm.

o nhiem khong khi khien 7 trieu nguoi tu vong moi nam hinh 1

Delhi là một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới. Ảnh: Reuters

Cơ quan y tế Liên Hợp Quốc hôm thứ Tư (22/9) cho biết cần phải có hành động khẩn cấp để giảm tiếp xúc với ô nhiễm không khí, xếp hạng gánh nặng bệnh tật của nó “ngang bằng với các nguy cơ sức khỏe toàn cầu lớn khác như chế độ ăn uống không lành mạnh và hút thuốc lá”.

WHO đã cập nhật hướng dẫn lần gần nhất vào năm 2005, hướng dẫn này có tác động đáng kể đến các chính sách làm sạch không khí trên thế giới.

Cơ quan y tế Liên Hợp Quốc cho biết trong 16 năm kể từ 2005, nhiều bằng chứng đã xuất hiện cho thấy ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào so với những gì đã biết trước đây.

Tổ chức Hòa bình xanh (Greenpeace) lưu ý rằng nhiều thành phố lớn trên thế giới đã vi phạm các hướng dẫn năm 2005 và cho biết cần phải khẩn trương hành động có ý nghĩa hơn.

“Điều quan trọng nhất là liệu các chính phủ có thực hiện các chính sách có tác động để giảm phát thải chất ô nhiễm hay không, chẳng hạn như chấm dứt đầu tư vào than, dầu và khí đốt và ưu tiên chuyển đổi sang năng lượng sạch", Aidan Farrow, một nhà khoa học về ô nhiễm không khí quốc tế của tổ chức Hòa bình xanh có trụ sở tại Đại học Exeter ở Anh, cho biết trong một tuyên bố.

o nhiem khong khi khien 7 trieu nguoi tu vong moi nam hinh 2

Trẻ em đi học giữa sương mù dày đặc ở New Delhi, Ấn Độ - Ảnh: Burhaan Kinu / Hindustan Times

Châu Á bị ảnh hưởng nặng nề nhất

Hướng dẫn mới của WHO bao gồm các khuyến nghị về mức chất lượng không khí đối với sáu chất ô nhiễm, bao gồm ôzôn, nitơ điôxít, lưu huỳnh điôxít và cacbon monoxit.

Hai loại còn lại là PM10 và PM2.5 - các hạt vật chất có đường kính bằng hoặc nhỏ hơn 10 và 2,5 micron. Cả hai đều có khả năng xâm nhập sâu vào phổi nhưng nghiên cứu cho thấy PM2.5 thậm chí có thể đi vào máu, chủ yếu gây ra các vấn đề về tim mạch và hô hấp và cũng ảnh hưởng đến các cơ quan khác, WHO cho biết.

Vào năm 2019, hơn 90% dân số thế giới sống ở những khu vực có nồng độ vượt quá chuẩn AQG 2005 về phơi nhiễm PM2.5 lâu dài, theo WHO.

Greenpeace cho biết năm ngoái, 79 trong số 100 thành phố đông dân nhất thế giới có mức ô nhiễm không khí PM2.5 trung bình hàng năm vi phạm hướng dẫn năm 2005, theo dữ liệu từ IQAir.

Trong số các thành phố có không khí bẩn nhất là Delhi (PM2.5 vượt 17 lần), Lahore (16 lần), Dhaka (15 lần) và Trịnh Châu (10 lần).

Các hướng dẫn mới đây được WHO đưa ra chỉ vài tuần trước khi hội nghị khí hậu toàn cầu COP26 được tiến hành tại thành phố Glasgow của Scotland vào ngày 31 tháng 10.

WHO cho biết bên cạnh biến đổi khí hậu, ô nhiễm không khí là một trong những mối đe dọa môi trường lớn đối với sức khỏe con người. Cải thiện chất lượng không khí sẽ tăng cường các nỗ lực giảm thiểu biến đổi khí hậu, và ngược lại.

Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết: “Ô nhiễm không khí là mối đe dọa đối với sức khỏe ở tất cả các quốc gia, nhưng nó ảnh hưởng nặng nề nhất đến người dân ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình".

WHO cho biết, trong khi đó, chất lượng không khí đã được cải thiện rõ rệt kể từ những năm 1990 ở các quốc gia có thu nhập cao.

WHO cho biết: “Hàng năm, tiếp xúc với ô nhiễm không khí có thể gây ra 7 triệu ca tử vong sớm và làm mất đi hàng triệu năm sống khỏe mạnh hơn của loài người”.

Ở trẻ em, điều này có thể bao gồm giảm sự phát triển và chức năng của phổi, nhiễm trùng đường hô hấp và làm trầm trọng thêm bệnh hen suyễn.

Ở người lớn, bệnh tim mạch vành - và đột quỵ là những nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong sớm do ô nhiễm không khí ngoài trời.

Tổ chức cho biết cũng đang xuất hiện nhiều bằng chứng về các tác động khác như bệnh tiểu đường và các tình trạng thoái hóa thần kinh.

Mai Vân (theo Aljazeera)

Tin khác

Trẻ em Gaza ước ao về những ngày đi học trước xung đột

Trẻ em Gaza ước ao về những ngày đi học trước xung đột

(CLO) Thời gian học tập, vui chơi bên bạn bè của trẻ em Gaza đã biến mất kể từ khi xung đột Israel - Hamas nổ ra 6 tháng trước. Với các em, những điều tưởng như bình thường đó giờ lại là nỗi ước ao mịt mờ.

Thế giới 24h
Thiếu hụt tên lửa, Ukraine chuyển sang sử dụng khinh khí cầu tấn công Nga

Thiếu hụt tên lửa, Ukraine chuyển sang sử dụng khinh khí cầu tấn công Nga

(CLO) Lực lượng phòng không Nga tuyên bố đã bắn hạ 5 khinh khí cầu của Ukraine trong đêm ngày 17/4. Đây là dấu hiệu cho thấy đang có sự thay đổi về phương thức chiến đấu của Kiev trong cuộc xung đột với Nga, nhất là trong bối cảnh họ đang thiếu hụt tên lửa do nguồn viện trợ từ Mỹ bị đình trệ.

Thế giới 24h
Triều Tiên và Belarus thắt chặt quan hệ ngoại giao

Triều Tiên và Belarus thắt chặt quan hệ ngoại giao

(CLO) Các lãnh đạo Triều Tiên đã đón tiếp phái đoàn đến từ Belarus và cam kết tăng cường hợp tác hỗ trợ lẫn nhau trên trường quốc tế trong các cuộc hội đàm diễn ra vào thứ Năm (18/4), theo hãng thông tấn KCNA đưa tin.

Thế giới 24h
Hệ thống phòng thủ của Israel hiệu quả nhưng chi phí cao

Hệ thống phòng thủ của Israel hiệu quả nhưng chi phí cao

(CLO) Hệ thống phòng không lỗi thời khiến Iran dễ bị Israel tấn công nếu Thủ tướng Benjamin Netanyahu quyết định phớt lờ áp lực toàn cầu để trả đũa trực tiếp bằng loạt tên lửa và máy bay không người lái.

Thế giới 24h
Hơn 100 người biểu tình ủng hộ Palestine bị bắt ở New York, gồm cả nhà báo

Hơn 100 người biểu tình ủng hộ Palestine bị bắt ở New York, gồm cả nhà báo

(CLO) Hơn 100 người biểu tình ủng hộ Palestine đã bị bắt hôm 17/4 trong khuôn viên Đại học Columbia (New York, Mỹ), sau khi cảnh sát New York giải tán một khu trại do sinh viên dựng lên để biểu tình chống lại hành động của Israel ở Gaza.

Thế giới 24h