"Om" quỹ bảo trì 2% đi gửi ngân hàng: Chủ đầu tư thích “không làm mà đòi có ăn”

Thứ sáu, 16/04/2021 10:00 AM - 0 Trả lời

(CLO) Chủ đầu tư thích “om” quỹ bảo trì với mục đích gửi tiền vào ngân hàng hạn, nhằm hưởng tiền lãi định kỳ. Số tiền lãi có thể đạt hàng tỷ đồng/năm.

Chủ đầu tư thích “om” quỹ bảo trì vì sao?

Gần đây, Thanh tra Bộ Xây dựng đã có kết luận thanh tra hàng loạt dự án chung cư tại Hà Nội có hiện tượng “om” quỹ bảo trì 2%, lâu ngày không bàn giao cho ban quản trị tòa nhà.

Theo kết luận Thanh tra, hầu hết các dự án có hiện tượng này đều vướng phải một số vi phạm như không lập tài khoản ngân hàng để nộp quỹ, hoặc quá thời hạn quy định trong việc bàn giao quỹ bảo trì 2%.

Dự án chung cư C14 - Bộ Công an, chậm nộp quỹ bảo trì lên tới 6 năm.

Dự án chung cư C14 - Bộ Công an, chậm nộp quỹ bảo trì lên tới 6 năm.

Cá biệt, có một số dự án như khu nhà ở Trung Văn, chủ đầu tư là công ty CP Nam Mê Kông; hoặc dự án nhà ở C14 - Bộ Công an, của chủ đầu tư Công ty Tập đoàn Bắc Hà, chậm bàn giao quỹ bảo trì lên tới 5 - 6 năm, với tổng số tiền lên tới hàng chục tỷ đồng.

Theo nhận định của một số chuyên gia, việc chủ đầu tư cố tình dây dưa, kéo dài thời gian bàn giao quỹ bảo trì không phải là chuyện hiếm tại Hà Nội. Thậm chí, hiện tượng này đang có xu hướng lan rộng ra cả nước. 

Ông Nguyễn Trung Tuấn, chuyên gia bất động sản, giải thích: Chủ đầu tư thích “om” quỹ bảo trì của người dân, bởi số tiền quỹ rất lớn từ vài chục tỷ, cho tới hàng trăm tỷ đồng. Trước số tiền khổng lồ, chủ đầu tư có thể đem toàn bộ tiền quỹ gửi ngân hàng hạn mức dài hạn, để hưởng lãi suất tối đa hàng năm.

Ví dụ, tại một dự án chung cư tại Trung Văn, có tổng quỹ bảo trì 2% lên tới 50 tỷ đồng. Nếu số tiền này gửi ngân hàng với lãi suất cao nhất khoảng 6,8%/năm. Sau 5 năm, chẳng cần phải làm gì, chủ đầu tư đã “đút túi” 17 tỷ đồng tiền lãi gửi ngân hàng.

“Với số tiền lãi “khủng” như vậy, chủ đầu tư nào chẳng tham, chẳng thích kéo dài thời gian bàn giao quỹ bảo trì càng lâu càng tốt. Tôi cho rằng đây là hiện tượng “không muốn làm, mà cũng đòi ăn”, vị này cho biết.

Cũng theo ông Tuấn, dựa vào kết luận thanh tra, Bộ Xây dựng mới chỉ yêu cầu chủ đầu tư tự động khắc phục, bằng cách bàn giao khẩn trương quỹ bảo trì 2% cho ban quan trị tòa nhà. Đồng thời, Bộ cũng đã ban hành quyết định xử phạt chủ đầu tư chậm bàn giao quỹ, tuy nhiên số tiền xử phạt không được nêu trong kết luận.

“Mặc dù không được đề cập trong kết luận thanh tra, nhưng tôi cho rằng, số tiền xử phạt không thấm là bao so với khoản lãi ngân hàng, mà chủ đầu tư đã nhận. Đáng nhẽ, Bộ nên xử phạt việc chủ đầu tư chậm nộp quỹ bảo trì, dựa trên lãi suất ngân hàng hàng năm, như vậy mới có tính răn đe”, ông Tuấn nói.

“Quả bóng” trách nhiệm thuộc về ai?

Đồng tình với quan điểm này, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam (VARs) nhận định: Nhiều chủ đầu tư thấy số tiền quá lớn tìm mọi cách để “thâu tóm” trong một thời gian nhất định nhằm trục lợi.

Sự việc chủ đầu tư ôm quỹ bảo trì đang là vấn nạn nhức nhối tại Việt Nam. 

Sự việc chủ đầu tư ôm quỹ bảo trì đang là vấn nạn nhức nhối tại Việt Nam. 

Theo ông Đính, nếu trong trường hợp chỉ là tranh chấp dân sự người dân có thể khởi kiện ra toà có thẩm quyền để yêu cầu chủ đầu tư bàn giao quỹ bảo trì chung cư theo hợp đồng và theo các quy định pháp luật có liên quan. 

Ngược lại, nếu chủ đầu tư có mục đích chiếm dụng quỹ bảo trì chung cư, sử dụng quỹ bảo trì nhà chung cư vào mục đích trái với hợp đồng mua, thuê nhà đã ký giữa hai bên, trái quy định pháp luật thì hành vi này có thể truy tố về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.

Trong khi đó, Luật sư Nghiêm Quang Vinh, Giám đốc Công ty Luật Nghiêm Quang, Đoàn Luật sư Hà Nội nhìn nhận, sự việc chủ đầu tư ôm quỹ bảo trì đang là vấn nạn nhức nhối tại Việt Nam. 

Tuy nhiên, từ sự việc Thanh tra Bộ Xây dựng xử phạt hàng loạt các dự án ôm quỹ bảo trì, có thể thấy rằng việc ngăn chặn tình trạng này tiếp diễn không khó, nếu cơ quan chức năng vào cuộc mạnh tay.

“Vấn đề này đã xảy ra rất lâu nhưng không ai chịu giải quyết, đến nay đã trở nên bức bối Thanh tra Bộ Xây dựng mới vào cuộc thanh tra nghiêm chỉnh. Có thể thấy, vấn đề này Bộ quản lý vẫn chưa tốt”, Luật sư Vinh nói.

Để giải quyết triệt để vấn đề này, ông Nghiêm nhấn mạnh cần phải chờ Quốc hội sửa đổi luật liên quan tới bất động sản, bởi hiện nay các quy định về vấn đề quỹ bảo trì chung cư vẫn chưa được rõ ràng, có thể nói đây là một lỗ hổng của luật bất động sản. Ngoài ra, phải có sự kiên quyết, đồng bộ xử lý của chính quyền Hà Nội cũng như toàn hệ thống Chính trị đối với các chủ đầu tư. 

Việt Vũ

Tin khác

Sau thời kỳ trầm lắng, hành vi của người tiêu dùng, người mua nhà của người Việt đã thay đổi

Sau thời kỳ trầm lắng, hành vi của người tiêu dùng, người mua nhà của người Việt đã thay đổi

(CLO) Đợt tăng giá căn hộ chung cư tại Hà Nội thời gian qua đang thu hút sự quan tâm lớn từ người dân và cộng đồng doanh nghiệp bất động sản.

Bất động sản
Hàng nghìn căn hộ cao cấp sắp ra mắt thị trường phía Tây Hà Nội

Hàng nghìn căn hộ cao cấp sắp ra mắt thị trường phía Tây Hà Nội

(CLO) Sáng ngày 22/4, MIK Group đã chính thức khởi công phân khu The Sola Park thuộc giai đoạn 2 dự án Imperia Smart City (Tây Mỗ, Hà Nội). Với thành công được minh chứng từ giai đoạn 1, cái tên Imperia Smart City dự đoán sẽ tiếp tục làm sôi động thị trường bất động sản nhà ở khu vực phía Tây.

Bất động sản
Bất động sản ngoại thành TP HCM vẫn chưa thể tạo 'sóng'

Bất động sản ngoại thành TP HCM vẫn chưa thể tạo 'sóng'

(CLO) Từng nóng lên nhờ các thông tin tin quy hoạch, lên thành phố, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, diễn biến tại thị trường bất động sản tại các huyện ngoại thành của TP HCM vẫn chưa đủ yếu tố để tạo thành "cơn sóng" mới.

Bất động sản
Nhà tập thể cũ xuống cấp nghiêm trọng, khách xem cầm tiền tỷ từ bỏ ý định mua nhà

Nhà tập thể cũ xuống cấp nghiêm trọng, khách xem cầm tiền tỷ từ bỏ ý định mua nhà

(CLO) Giá chung cư liên tục lập đỉnh, nhiều người chuyển hướng sang mua nhà tập thể cũ. Tuy nhiên, với tình trạng xuống cấp nghiêm trọng cùng với những bất tiện khi sinh sống tại nhà tập thể cũ, khách xem cầm tiền tỷ ngậm ngùi từ bỏ ý định mua nhà.

Bất động sản
Các thương hiệu xa xỉ 'tranh nhau' tìm mặt bằng cao cấp ở trung tâm TP HCM

Các thương hiệu xa xỉ 'tranh nhau' tìm mặt bằng cao cấp ở trung tâm TP HCM

(CLO) Lĩnh vực bán lẻ cao cấp tại TP HCM thời gian qua đã ghi nhận nhiều cái tên lớn của ngành hàng xa xỉ đến từ nhiều sản phẩm khác nhau. Các chuyên gia Savills cho biết nhóm khách thuê này vẫn đang tích cực tìm kiếm mặt bằng cao cấp ở khu vực trung tâm quận 1.

Bất động sản