(CLO) Sau hơn 40 năm công tác, đóng góp cho Nghệ thuật kịch nói của nước nhà nói chung và Nhà hát Kịch Việt Nam nói riêng, mới đây, NSND Trung Anh - ông bố quốc dân trong "Về nhà đi con" đã chính thức nhận quyết định nghỉ hưu và kết thúc công việc tại Nhà hát Kịch Việt Nam.
Sáng 1/10, Nhà hát Kịch Việt Nam tổ chức buổi chia tay NSND Trung Anh. NSƯT Xuân Bắc - Giám đốc Nhà hát chia sẻ: “NSND Trung Anh vừa là đàn anh, vừa là bậc thầy trong công việc. Cách đây không lâu, Nhà hát Kịch Việt Nam đã tổ chức buổi chia tay với NSND Việt Thắng, trước đó nữa là NSƯT Phú Đôn và hôm nay là NSND Trung Anh. Dưới con mắt của thế hệ sau, dù các anh đã nghỉ hưu nhưng chưa bao giờ nghĩ rằng sẽ xa Nhà hát. Quá nửa đời người, các anh đã gắn bó với Nhà hát, với biết bao vai diễn, biết bao đêm diễn, biết bao cống hiến cho Nhà hát Kịch Việt Nam”.
NSƯT Xuân Bắc cũng thay mặt Nhà hát gửi lời cảm ơn sâu sắc tới NSND Trung Anh do những đóng góp của anh cho sự phát triển của Nhà hát và việc đào tạo các thế hệ kế tiếp; đồng thời mời NSND Trung Anh tiếp tục cộng tác trong những tác phẩm tiếp theo.
Đáp lại tình cảm của Nhà hát, NSND Trung Anh đã gửi lời cảm ơn tới Ban Giám đốc và bạn bè đã đến tham gia buổi lễ chia tay và bày tỏ sự luyến tiếc: "Với tôi Nhà hát không chỉ là số một, mà nó rất thiêng liêng. Khóa tôi và cá nhân tôi cực kỳ yêu Nhà hát Kịch Việt Nam và yêu nghề này. Mặc dù bây giờ về hưu và đi làm phim, được khán giả yêu mến, biết đến nhiều hơn nhưng thực ra sân khấu với tôi mới là quan trọng nhất.
Không chỉ là nơi sinh ra mình, nuôi dưỡng và cho mình trưởng thành, mà còn thỏa mãn niềm đam mê, được làm điều mình yêu trong suốt hơn 40 năm.
Tôi hy vọng các bạn đời sau cũng thế, luôn giữ được tình yêu với sân khấu, với Nhà hát, mong muốn Nhà hát phát triển và sẽ mãi mãi là "anh cả đỏ" của nền kịch nói nước nhà. Dù đã về hưu nhưng nếu được Nhà hát mời tham gia các vở diễn, tôi chắc chắn sẽ rất vui và sẵn sàng tham gia hết mình".
Nhiều nghệ sĩ thường tổ chức biểu diễn chia tay khi nghỉ hưu, Trung Anh từ chối vì tính ông vốn trầm lặng, không thích ồn ào. "Tôi không muốn toàn bộ anh chị em trong cơ quan mất công, mất sức vì mình. Hơn nữa, tình hình dịch bệnh đang phức tạp, nhà hát cũng chưa thể hoạt động bình thường", ông cho biết. Nghệ sĩ mới giảng dạy một lớp tài năng tại Đại học Sân khấu Điện ảnh. Nhà trường ngỏ ý mời ông chủ nhiệm một khóa sinh viên mới.
NSND Trung Anh gắn bó với nghề từ năm 1978, khi Nhà hát Kịch Việt Nam tuyển chọn thế hệ diễn viên đầu tiên, lúc đó ông mới 17 tuổi. Mồ côi mẹ từ nhỏ nên ông thường trầm lắng, ít nói. Ông thi đỗ cùng lớp với các nghệ sĩ: Lan Hương, Trọng Trinh, Quốc Khánh... và là học trò của các nghệ sĩ bậc thầy như: NSND Đoàn Dũng, NSƯT Dương Viết Bát...
Sau khi tốt nghiệp năm 1982, NSND Trung Anh cùng các nghệ sĩ Quốc Khánh, Đỗ Kỷ, Trọng Trinh lên đường đi bộ đội ở Quảng Ninh, bảo vệ biên giới phía Bắc. Hai năm sau, ông xuất ngũ sớm nhờ đạt nhiều thành tích trong quân đội và quay về công tác tại nhà hát.
NSND Trung Anh được khán giả yêu mến qua nhiều vai diễn để đời. Năm 2015, khi đảm nhận vai vua Claudius trong tác phẩm "Hamlet", ông đã từ chối các lời mời đóng phim 7 tháng để dồn hết tâm trí cho nhân vật này. Ông được Nhà nước trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân năm 2019.
(CLO) Thay vì chọn những vườn hoa hay cảnh sắc quen thuộc, nhiều người lại quyết định tạo dấu ấn cho bộ ảnh của mình bằng việc chụp ảnh tại vườn bưởi Diễn, một địa điểm hấp dẫn và mới lạ ở phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội đang thu hút hàng trăm lượt khách đến check-in mỗi ngày.
(CLO) Sau nỗ lực tìm kiếm suốt ngày đêm, đến sáng 23/11, lực lượng chức năng thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế đã tìm thấy thi thể nạn nhân đầu tiên bị rơi xuống sông Hữu Trạch.
(CLO) Trước diễn biến của bệnh sởi, TP.HCM đã triển khai chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi. Sau 1 tuần, TP đã tiêm được 3.043 mũi cho trẻ trong độ tuổi này.
(CLO) Honda Thanks Day 2024 diễn ra từ ngày 30/11-1/12 trên phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm bao gồm không gian sắc hoa và triển lãm ảnh Hà Nội, khu vực trưng bày sản phẩm và công nghệ Honda, không gian làng nghề Thủ đô, các khu vực vui chơi cho trẻ em và gia đình…
(CLO) Trong đợt 3, Ban Vận động Cứu trợ Trung ương phân bổ cho 18 tỉnh, thành phố, với tổng số tiền 948 tỷ đồng để hỗ trợ khắc phục hậu quả của siêu bão Yagi (cơn bão số 3).
(CLO) Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng họ phải là một siêu cường công nghệ để "nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và ứng phó với các rủi ro bên ngoài".
(CLO) Theo người dân, khoảng 50-70 năm trước, khu vực ngõ 167 phố Tây Sơn là nghĩa trang. Hiện các đơn vị chức năng đang tiếp tục kiểm đếm, đưa các hài cốt vào tiểu quách mới.
̣̣̣(CLO) Hiện nay cả nước có khoảng 300.000 cá nhân là môi giới bất động sản đang hoạt động, tuy nhiên nghề môi giới có sự phân hóa về trình độ chuyên môn và khả năng tuân thủ chuẩn mực đạo đức. Trước thực tế này, Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam đã tổ chức Lễ ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, văn hóa và ứng xử nghề nghiệp của nhà môi giới bất động sản.
(CLO) Thấy ngôi nhà trên phố Ngô Thì Nhậm (phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) khoá cửa bốc cháy ngụt ngụt, nhóm thanh niên dũng cảm phá cửa, dùng bình cứu hỏa phun thẳng vào vị trí ngọn lửa bùng lên.
(CLO) Thống kê của Bộ NN&PTNT cho thấy, 11 tháng qua, cả nước ghi nhận 9 cơn bão, 232 trận mưa lớn, ngập úng, lũ, lũ quét, sạt lở đất; làm 513 người chết và mất tích; tổng thiệt hại kinh tế ước tính hơn 84 nghìn 900 tỷ đồng.
(CLO) Hội nghị khí hậu 2024 của Liên hợp quốc (COP29) đã phải kéo dài sang thứ Bảy, sau khi các quốc gia đang phát triển từ chối lời đề nghị trị giá 250 tỷ USD từ các nước giàu để giúp họ giải quyết tình trạng nóng lên toàn cầu.
(CLO) Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An vinh dự được trao giải “Impactful destination” - “Điểm đến có ảnh hưởng” 2024.
(CLO) Juventus và Napoli tỏ ra sốt sắng trong việc chiêu mộ Joshua Zirkzee ngay trong phiên chợ tháng 1/2025. Mùa này, Zirkzee mới chỉ ra sân 432 phút tại Premier League, ghi được 1 bàn thắng và có 1 pha kiến tạo.
(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh nối với Trung Quốc với tổng mức đầu tư 183.856 tỷ đồng.
(CLO) Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) sẽ tập trung giải quyết các “điểm nghẽn” thể chế và sẽ là hành lang pháp lý quan trọng để bảo vệ và phát huy giá trị di sản.
(CLO) Tối 22/11, trong không khí chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11) và kỷ niệm 10 năm Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền thống “Việt Nam - những sắc màu Di sản” chính thức khai mạc tại Nghệ An.
(CLO) Với chủ đề “Làm thế nào để những tác phẩm văn học nghệ thuật đến được với công chúng?”, buổi tọa đàm do Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật (VHNT) TP.HCM tổ chức đã thu hút sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, cơ quan quản lý văn hóa và nghệ sĩ.
(CLO) Hàng trăm tài liệu, cổ vật có niên đại cách ngày nay hơn 2.000 năm, phản ánh sự hình thành và phát triển của nền văn hóa Đông Sơn trên đất Vĩnh Phúc.
(CLO) Để tiếp tục nâng cao chất lượng, đưa Giải thưởng Sách Quốc gia xứng tầm với vị thế là một giải thưởng cấp quốc gia, đồng thời tạo sự lan tỏa mạnh mẽ đến gần hơn với bạn đọc, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Điều lệ và Quy Giải thưởng mới với nhiều điểm mới. Thông tin này được đưa ra tại buổi họp báo do Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức sáng nay ngày 22/11 tại Hà Nội.
(CLO) Liên hoan nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ 3 tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau là nơi các nghệ nhân gặp gỡ, giao lưu nhằm bảo tồn, phát triển phong trào đờn ca tài tử tại mỗi địa phương.
(CLO) Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc được tổ chức định kỳ 3 năm một lần đã khẳng định là một thương hiệu quốc gia trong các liên hoan về nghệ thuật ca múa nhạc ở Việt Nam.
(CLO) Ngày 21/11, tại Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển công nghiệp văn hóa Việt Nam.