Ông Đặng Thành Tâm: “Ai bỏ KBC sẽ ân hận” nhưng KBC vẫn giảm lãi 69%

Thứ hai, 12/04/2021 06:30 AM - 0 Trả lời

(CLO) Chủ tịch Hội đồng quản trị KBC Đặng Thành Tâm khẳng định: “Ai mà bỏ KBC sau này ân hận”. Trong bối cảnh đó, KBC giảm 69%, “mua chịu” khách sạn Hoa Sen.

Chủ tịch Công ty CP Phát triển đô thị Kinh Bắc tuyên bố:

Chủ tịch Công ty CP Phát triển đô thị Kinh Bắc tuyên bố: "Ai rời bỏ KBC sẽ ân hận". Tuy nhiên, thực tế, hoạt động kinh doanh của công ty này đầy rẫy khó khăn.

Giảm 69% lợi nhuận

Tại Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) của Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) diễn ra trong ngày 10/3 vừa qua, Chủ tịch Hội đồng quản trị Đặng Thành Tâm gây chú ý khi khẳng định: “Ai mà bỏ KBC sau này ân hận”.

Năm 2021, Kinh Bắc đặt kế hoạch doanh thu hợp nhất 6.600 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 2.000 tỷ đồng, lần lượt gấp 3 lần và 6,25 lần thực hiện năm 2020. Tuy nhiên, đó mới chỉ là kế hoạch, còn trước mắt, cổ đông chứng kiến các chỉ tiêu kinh doanh của KBC giảm sâu trong năm 2020.

Năm 2020, doanh thu KBC giảm 1.059 tỷ đồng, tương đương 33% so với năm 2019 xuống 2.151 tỷ đồng. Từ đó khiến, lợi nhuận sau thuế giảm 721 tỷ đồng, tương đương 69% xuống chỉ còn 320 tỷ đồng.

Đây là kết quả khá bất ngờ vì 2020 là năm nền kinh tế toàn câu lao đao bởi đại dịch Covid-19, thương mại đứt gãy. Việt Nam là một trong số ít kiểm soát tốt đại dịch nên dòng vốn FDI có xu hướng di chuyển từ nhiều quốc gia khác sang.

Đại bàng thì cần có “tổ”. Đó là lý do bất động sản công nghiệp được đánh giá là lĩnh vực tăng trưởng nhiều nhất giữa đại dịch Covid-19. Cổ phiếu bất động sản công nghiệp đồng loạt tăng phi mã.

Là “anh cả” ngành bất động sản công nghiệp, KBC được nhà đầu tư đặt rất nhiều kỳ vọng nên cổ phiếu KBC có hành trình tăng giá siêu tốc.

Đóng cửa phiên 9/4/2021, KBC dừng ở mức 39.600 đồng/cổ phiếu, tăng 24.200 đồng/cổ phiếu, tương đương 157% so với phiên cuối cùng của năm 2019.

Tuy nhiên, dù được kỳ vọng rất lớn nhưng kết quả kinh doanh năm 2020 của KBC lại cho thấy điều ngược lại. KBC không những không tăng trưởng mạnh mà còn giảm tới 69% lợi nhuận.

“Mua chịu” khách sạn Hoa Sen?

Thông tin xoay quanh KBC không chỉ là cơn sốt nóng của cổ phiếu bất động sản công nghiệp. Nhiều năm qua, KBC còn được nhắc tới trong những câu chuyện liên quan đến khách sạn cao nhất Việt Nam… trên giấy. Đó là Dự án Khách sạn Hoa Sen do Công ty TNHH MTV PT Khách sạn Hoa Sen phát triển. Công ty TNHH MTV Phát triển Khách sạn Hoa Sen (Khách sạn Hoa Sen) được KBC thành lập năm 2016, hoạt động chính trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản. 

Khách sạn Hoa Sen lao đao cũng những biến động khủng khiếp của KBC. Tháng 6/2017, Công ty Hoa Sen được KBC chuyển nhượng cho Công ty Cổ phần Đầu tư Mặt Trời Mọc. Đến tháng 1/2020, KBC lại công bố đã nhận chuyển nhượng lại Công ty Hoa Sen từ Công ty TNHH thương mại dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh. Giá trị nhận chuyển nhượng 1.855 tỷ đồng.

Tuy nhiên, có vẻ như KBC “mua chịu” dự án từ tay Tân Hoàng Minh vì trong báo cáo tài chính hợp nhất sau kiểm toán năm 2020 của KBC xác nhận có khoản “Phải trả nhận chuyển nhượng góp vốn” lên đến 1.805 tỷ đồng. Đầu kỳ, con số này là 0 đồng.

KBC cho biết đây là khoản phải trả liên quan đến hợp đồng nhận chuyển nhượng Công ty TNHH MTV Phát triển Khách sạn Hoa Sen. Điều đó có nghĩa trong năm 2020, KBC mới chỉ trả trước 50 tỷ đồng cho thương vụ này.

Đáng chú ý không kém chính là dường như KBC mua lại dự án khách sạn cao nhất Việt Nam (trên giấy) không phải để phát triển mà để… “lướt sóng” vì KBC cho biết “Trong năm công ty đã mua 100% vốn góp của Công ty TNHH MTV Phát triển Khách sạn Hoa Sen. Công ty trình bày khoản đầu tư này là chứng khoán kinh doanh do công ty có kế hoạch chuyển nhượng khoản đầu tư vào công ty này trong ngắn hạn”.

Điều đáng nói, ngay cả khi chưa rút hầu bao ngàn tỷ để mua lại Khách sạn Hoa Sen, KBC đã âm nặng dòng tiền. Tại thời điểm 31/12/2020, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của KBC là âm 2.913 tỷ đồng, lưu chuyển tiền thuần sử dụng vào hoạt động đầu tư là âm 480 tỷ đồng.

Nợ tăng dựng đứng

Trong năm 2021, KBC lên kế hoạch kinh doanh với nhiều chỉ tiêu tăng đột biến. Nhưng trước đó, nợ tại công ty đã đi trước một bước với đà tăng dựng đứng.

Tại thời điểm cuối năm 2021, tổng nợ phải trả của KBC lên đến 13.133 tỷ đồng, tăng 7.081 tỷ đồng, tương đương 117% so với năm 2019. Trong đó, nợ vay đạt 5.765 tỷ đồng, tăng 3.839 tỷ đồng, tương đương 199%.

Điều ngạc nhiên là bất chấp nợ vay tăng hơn gấp đôi, chi phí lãi vay tại KBC không những không tăng mạnh, lại còn sụt giảm nhẹ, từ 195,7 tỷ đồng năm 2019 xuống 195,4 tỷ đồng năm 2020.

Trong khi đó, công ty vẫn mạnh tay cho vay. Chỉ tiêu phải thu về cho vay ngắn hạn tăng từ 392 tỷ đồng lên 925 tỷ đồng. Công ty gánh khoản nợ xấu trị giá 7,3 tỷ đồng.

Bảo Linh 

Tin khác

Sắp đấu thầu vàng để tăng nguồn cung: Cần thiết nhưng chỉ mang tính ngắn hạn

Sắp đấu thầu vàng để tăng nguồn cung: Cần thiết nhưng chỉ mang tính ngắn hạn

(CLO) Việc tăng nguồn cung vàng ở thời điểm này chỉ mang tính ngắn hạn. Về lâu dài, việc đấu thầu vàng sẽ tạo ra nhiều bất ổn cho kinh tế trong nước.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia dự án dầu khí của Nga

Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia dự án dầu khí của Nga

(CLO) Các công ty Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia vào các dự án năng lượng của Nga trên đảo Sakhalin do tầm quan trọng của chúng đối với an ninh năng lượng của Tokyo, Bộ Ngoại giao nước này tuyên bố.

Thị trường - Doanh nghiệp
Quảng Nam chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khai thác cát sỏi 6,63 ha

Quảng Nam chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khai thác cát sỏi 6,63 ha

(CLO) UBND tỉnh Quảng Nam vừa chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư dự án khai thác cát, sỏi, cuội làm vật liệu xây dựng tại mỏ cát, sỏi BTM8-ĐC (thôn Thanh Trước, xã Trà Đông, huyện Bắc Trà My).

Thị trường - Doanh nghiệp
Viettel tặng miễn phí điện thoại 4G cho khách hàng 2G

Viettel tặng miễn phí điện thoại 4G cho khách hàng 2G

(CLO) Ngày 17/4/2024, Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) cho biết, nhằm hỗ trợ người dân sớm chuyển đổi lên 4G trước thời điểm dừng công nghệ 2G (dự kiến vào tháng 9/2024) nhường tần số cho các công nghệ mới, Viettel triển khai nhiều phương án hỗ trợ khách hàng có nhu cầu nâng cấp dịch vụ.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhật Bản: Tâm trạng kinh doanh tụt dốc khi đồng yên yếu gây áp lực lên các hộ gia đình

Nhật Bản: Tâm trạng kinh doanh tụt dốc khi đồng yên yếu gây áp lực lên các hộ gia đình

(CLO) Niềm tin kinh doanh tại các công ty sản xuất và dịch vụ lớn của Nhật Bản giảm trong tháng 4 so với tháng trước, do áp lực chi phí sinh hoạt và điều kiện kinh tế không ổn định ở thị trường chủ đạo Trung Quốc.

Thị trường - Doanh nghiệp