“Ông lớn” thép Hàn Quốc cân nhắc rút khỏi liên doanh do quân đội Myanmar hậu thuẫn

Thứ tư, 07/04/2021 15:44 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo Reuters, tập đoàn sản xuất thép khổng lồ Hàn Quốc POSCO hiện đang tìm cách rút khỏi liên doanh thương mại do quân đội Myanmar kiểm soát khi cuộc đảo chính “đẫm máu” tại nước này vẫn đang có những diễn biến căng thẳng.

POSCO C&C hiện đang cân nhắc rút khỏi liên doanh do quân đội Myanmar kiểm soát. Ảnh: Getty.

POSCO C&C hiện đang cân nhắc rút khỏi liên doanh do quân đội Myanmar kiểm soát. Ảnh: Getty.

Trong thời điểm các nhà cầm quyền quân đội Myanmar tiếp tục đàn áp các cuộc biểu tình của người dân nước này, khiến hàng trăm người thiệt mạng, chi nhánh của POSCO C&C của công ty mẹ Hàn Quốc đang xem xét bán đi 70% cổ phần của mình trong liên doanh với Myanmar Economic Holdings Ltd (MEHL), hoặc mua lại toàn bộ cổ phần của phía đối tác. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ giá trị của 30% số cổ phần do MEHL nắm giữ là bao nhiêu.

Theo hai nguồn tin nội bộ, những cuộc thảo luận nội bộ này diễn ra trong bối cảnh các cổ đông và các nhà hoạt động nhân quyền vẫn đang giám sát chặt chẽ những doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động tại Myanmar.

Công ty xăng dầu của Australia - Woodside Petroleum và “gã khổng lồ” nước giải khát Nhật Bản - Kirin Holdings là một trong số những doanh nghiệp nước ngoài đã rời khỏi Myanmar sau cuộc đảo chính.

MEHL nằm trong số những liên doanh thương mại của chính quyền quân sự Myanmar bị Mỹ và Anh ban hành lệnh trừng phạt gần đây. POSCO C&C đã nhiều lần tuyên bố rằng họ sẽ không trả cổ tức cho MEHL vào năm 2017 kể từ sau vụ khủng hoảng Rohingya khiến cho dư luận quốc tế hướng mũi chỉ trích đến quân đội Myanmar.

Tuy nhiên, những nguồn tin am hiểu về vấn đề này cũng cho biết, POSCO đang lo ngại về việc đột ngột rút khỏi liên doanh thép tại Myanmar có thể gây tổn thất hàng trăm triệu USD doanh thu từ những dự án khí đốt tiềm năng trong liên doanh với một doanh nghiệp nhà nước khác của Myanmar.

“Chúng tôi sẽ không muốn điều hành công việc kinh doanh như hiện nay. Chính vì thế, chúng tôi đang xem xét việc tái cấu trúc hoạt động của công ty tại Myanmar”, một trong hai nguồn tin am hiểu về các cuộc thảo luận tiết lộ với Reuters. Những người này từ chối được tiết lộ do chính sách nội bộ của công ty.

 “Điều này không có nghĩa là chúng tôi sẽ vội vàng đưa ra bất kỳ quyết định nào trong thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, đã có hai phương án được đề ra, bao gồm bán cổ phần của chúng tôi hoặc mua cổ phần (MEHL) của họ.”, theo nguồn tin từ POSCO.

POSCO C&C trước đây cho biết hoạt động kinh doanh của họ sẽ không bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt và họ sẽ chỉ hành động nếu phát hiện MEHL có liên quan trực tiếp đến cuộc đảo chính.

Quyết định khó khăn

Cảnh sát Myanmar dùng vòi rồng đối phó người biểu tình. Ảnh: South China Morning Post.

Cảnh sát Myanmar dùng vòi rồng đối phó người biểu tình. Ảnh: South China Morning Post.

Lợi nhuận mà POSCO kiếm được từ hoạt động kinh doanh thép ở Myanmar - khoảng 2 tỷ won (1,77 triệu USD) vào năm ngoái - thấp hơn so với thu nhập từ các dự án khí đốt ở Myanmar.

Khoảng 2/3 lợi nhuận của các hoạt động kinh doanh tại POSCO trong cuối năm ngoái - khoảng 300 tỷ won (265,5 triệu USD) – là nhờ liên doanh với công ty năng lượng nhà nước Myanmar Oil and Gas Enterprise (MOGE).

“Thực lòng mà nói, việc kinh doanh thép tấm không giúp chúng tôi thu về được nhiều lợi nhuận. Ngành này không chiếm quá nhiều so với một số doanh nghiệp khác của POSCO tại Myanmar”, nguồn tin thứ hai chia sẻ. “Dù vậy, nếu chúng tôi quyết định rút khỏi liên doanh này, nhiều khả năng chúng tôi sẽ phải nói 'tạm biệt' với những hợp đồng tiềm năng trong tương lai.”

Cuộc binh biến hôm 1/2 tại Myanmar ngày càng có những diễn biến phức tạp khi quân đội nước này lật đổ chính quyền dân sự và lên nắm quyền điều hành đất nước. Theo Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị (AAPP), đã có ít nhất 550 người thiệt mạng trong các cuộc giao tranh giữa người biểu tình và lực lượng an ninh.

Trong bối cảnh này, một số thành viên thuộc Cơ quan Hưu trí Quốc gia Hàn Quốc đã đề nghị cơ quan này gây áp lực lên POSCO nhằm chấm dứt liên doanh giữa “ông lớn ngành thép” và quân đội Myanmar.  NPS là cổ đông lớn nhất của POSCO, với 11,1% cổ phần trị giá 2,42 tỷ USD và là quỹ hưu trí lớn thứ ba thế giới khi sở hữu khối tài sản gần 1 nghìn tỷ USD.

Người phát ngôn của NPS từ chối bình luận khi được hỏi liệu quỹ hoặc ủy ban điều hành sẽ có hành động để loại trừ POSCO khỏi quỹ của mình hay không.

Trong khi đó, các nhà đầu tư châu Âu bày tỏ sự quan tâm nhiều hơn đến các kế hoạch của POSCO tại Myanmar.

Chia sẻ với Reuters, Quỹ hưu trí công của Thụy Điển – hiện đang sở hữu cổ phiếu POSCO- cho biết họ đã yêu cầu công ty này cân nhắc về các khoản đầu tư vào Myanmar do lo ngại về các vấn đề nhân quyền ở nước này.

Trong khi đó, nhà đầu tư Bắc Âu Nordea chia sẻ rằng họ đã đặt POSCO “trong tình trạng cách ly cho đến khi có thông báo mới” về các kế hoạch ở Myanmar.                                                                                       

                                                                                                             Hương Vũ

Tin khác

Vàng miếng bị ế, Ngân hàng Nhà nước sẽ đấu thầu liên tục

Vàng miếng bị ế, Ngân hàng Nhà nước sẽ đấu thầu liên tục

(CLO) Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có thông báo sẽ tiếp tục tổ chức đấu thầu vàng miếng SJC vào ngày mai (25/4).

Thị trường - Doanh nghiệp
Ngày mai, giá xăng trong nước sẽ hạ nhiệt ?

Ngày mai, giá xăng trong nước sẽ hạ nhiệt ?

(CLO) Một số doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu tại Hà Nội dự báo, trong kỳ điều chỉnh ngày mai (25/4), giá xăng trong nước có thể giảm 250 - 300 đồng/lít, tùy loại.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thép Hòa Phát Dung Quất được BSI trao giấy công bố kiểm tra, xác nhận khí nhà kính theo ISO 14064-1:2018 và ISO 14067:2018

Thép Hòa Phát Dung Quất được BSI trao giấy công bố kiểm tra, xác nhận khí nhà kính theo ISO 14064-1:2018 và ISO 14067:2018

(CLO) Ngày 22/4/2024, BSI - Tổ chức chứng nhận quốc tế hàng đầu của Vương quốc Anh đã trao giấy công bố kiểm tra, xác nhận khí nhà kính theo tiêu chuẩn ISO 14064-1:2018 và ISO 14067:2018 cho các dòng/mã sản phẩm đang sản xuất tại Thép Hòa Phát Dung Quất. Sự kiện đánh dấu cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển bền vững và giảm phát thải khí nhà kính của Công ty.

Thị trường - Doanh nghiệp
Doanh số Apple “kém sắc”, Huawei “thắng đậm” tại thị trường nội địa

Doanh số Apple “kém sắc”, Huawei “thắng đậm” tại thị trường nội địa

(CLO) Huawei không chỉ đang có màn trở lại rầm rộ ở Trung Quốc mà còn trên đà vượt qua Apple tại thị trường điện thoại thông minh lớn nhất thế giới.

Thị trường - Doanh nghiệp
Đấu thầu vàng được kỳ vọng “hạ nhiệt” vàng: Vừa đấu xong, giá tăng vọt

Đấu thầu vàng được kỳ vọng “hạ nhiệt” vàng: Vừa đấu xong, giá tăng vọt

(CLO) Ngân hàng Nhà nước vừa thực hiện phiên đấu thầu vàng miếng lần đầu tiên sau hơn 1 thập niên. Động thái này được kỳ vọng sẽ giúp “hạ nhiệt” thị trường. Thế nhưng, sau phiên đấu thầu, giá vàng tăng vọt.

Tài chính - Bảo hiểm