Ông Lưu Bình Nhưỡng: Bộ Y tế phải đánh giá lại quy trình ra công văn 5944

Thứ hai, 26/07/2021 19:31 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ông Lưu Bình Nhưỡng, Phó Trưởng Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng: “Điều tôi quan tâm danh mục thuốc được đề cập đến kèm theo văn bản này có phải là chiêu để giúp doanh nghiệp, cửa hàng tăng giá đột ngột hay không hay là chỉ sự tăng giá mang tính bột phát?”.

Ngày 26/7, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn ký văn bản thu hồi công văn số 5944/BYT-YDCT ban hành 24/7 về việc tăng cường phòng, chống bệnh dịch bệnh COVID-19 bằng thuốc cổ truyền và sản phẩm từ dược liệu để góp phần phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Lý do được nêu ra là do một số nội dung chưa phù hợp nên Bộ Y tế thu hồi công văn này.

Sau khi văn bản này được thu hồi, dư luận chưa hết bức xúc, bởi trước đó có nhiều câu hỏi được đưa ra về tính minh bạch mà văn bản này cũng như danh mục 12 thuốc hỗ trợ điều trị COVID-19 mà Bộ Y tế đề cập.

Ông Lưu Bình Nhưỡng, nguyên Đại biểu Quốc hội (ảnh TL).

Ông Lưu Bình Nhưỡng, nguyên Đại biểu Quốc hội (ảnh TL).

Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Nhà báo & Công luận đã trao đổi với ông Lưu Bình Nhưỡng, Phó Trưởng Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và được biết, Công văn 5944 về mặt nguyên tắc không phải văn bản quy phạm pháp luật, cũng không phải văn bản chứa đựng quy phạm.

Nhưng theo ông Lưu Bình Nhưỡng, việc Bộ Y tế ban hành ra trong thời điểm thực hiện giãn cách xã hội trên diện rộng, khi nhiều tỉnh thành thực hiện Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 nên tác động mạnh đến tâm lý của người dân.

“Người dân đang trong tâm trạng lo lắng, không biết tình hình COVID-19 như thế nào, còn xảy ra đến đâu nên cảm giác công văn này như một hướng dẫn, cứu cánh. Tâm lý của người dân như vậy nên đổ xô đi mua”, ông Lưu Bình Nhưỡng phân tích.

Cũng theo ông Lưu Bình Nhưỡng, việc người dân đổ xô đi mua thuốc theo văn bản của Bộ Y tế là hết sức bình thường, nhưng kéo theo diễn ra câu chuyện tăng giá một cách đột biến là điều cần phải xem xét lại.

Ông Lưu Bình Nhưỡng nhấn mạnh: “Thứ nhất, điều tôi quan tâm danh mục thuốc được đề cập đến kèm theo văn bản này có phải là chiêu để giúp doanh nghiệp, cửa hàng tăng giá đột ngột hay không hay chỉ là sự tăng giá mang tính bột phát?

Nếu giả sử đây là một chiêu mang tính lợi ích nhóm thì đây là hình vi nghiêm trọng cần phải xem xét, kiểm điểm.

Tôi đề nghị Lãnh đạo Bộ Y tế phải đánh giá lại quy trình ra văn bản này và văn bản đã có báo cáo lãnh đạo Bộ chưa?".

"Thứ 2, giả sử nhà thuốc tự ý tăng giá đột ngột phải cần xem xét vì sao họ tăng giá đột ngột, vì có những sản phẩm tăng giá lên 1,5 triệu đồng. Vậy đâu là lý do để tăng giá, có hay không có vi phạm về Luật giá? Có hay không có vấn đề trục lợi trên tâm lý bệnh tật của người dân?”, ông Nhưỡng nêu vấn đề.

Cuối cùng ông Lưu Bình Nhưỡng nhấn mạnh: “Cả hai vấn đề này cần được các cơ quan có thẩm quyền vào cuộc xem xét để đảm bảo tính pháp lý, giải tỏa vấn đề công luận. Việc Bộ Y tế thu hồi văn bản này càng chứng tỏ có vấn đề gì đó không bình thường”.

Bộ Y tế công bố 12 loại thuốc cổ truyền phòng và hỗ trợ điều trị COVID-19 khiến dư luận đặt nhiều dấu hỏi

1. Ngọc bình phong gia Xuyên tâm liên (Bệnh viện YHCT, Bộ Công an);

2. Viên nang Kovir (Công ty Cổ phần Sao Thái Dương);

3. Bạch địa căn (Bệnh viện YHCT, Bộ Công an);

4. Siro Viêm họng (Bệnh viện YHCT, Bộ Công an);

5. Siro Dưỡng âm bổ phế (Bệnh viện YHCT, Bộ Công an);

6. Siro Ngân kiều (Viện YHCT Quân đội - Bộ Quốc phòng);

7. Hạnh tô (Bệnh viện YHCT Trung ương);

8. Vệ khí khang (Viện YHCT Quân đội - Bộ Quốc phòng);

9. Hoạt huyết Nhất Nhất (Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất);

10. Viên nang Imboot;

11. Xuyên tâm liên;

12. Viên nang Nasagast – KG

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Nâng cao hơn chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ của Hưng Yên

Nâng cao hơn chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ của Hưng Yên

(CLO) Ngày 25/4, Đoàn công tác của Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương do Phó Trưởng ban Thường trực điều hành Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương Trần Huy Dụng làm trưởng đoàn có buổi làm việc với tỉnh Hưng Yên về công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ của tỉnh.

Sức khỏe
Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, bé 3 tuổi nhập viện

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, bé 3 tuổi nhập viện

(CLO) Trẻ nhập viện Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng co giật, nôn nhiều, rối loạn ý thức, da xanh tái.

Sức khỏe
Bộ Y tế thông tin về mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế với người thuộc diện được hỗ trợ

Bộ Y tế thông tin về mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế với người thuộc diện được hỗ trợ

(CLO) Mới đây, Bộ Y tế đã có văn bản gửi Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; BHXH Việt Nam về vướng mắc trong triển khai thi hành Nghị định 75/2023/NĐ-CP.

Sức khỏe
Cắt môi trái tim, cô gái 25 tuổi nhiễm trùng nặng, biến dạng môi

Cắt môi trái tim, cô gái 25 tuổi nhiễm trùng nặng, biến dạng môi

(CLO) Cắt môi trái tim tại một cơ sở thẩm mỹ tư nhân kém chất lượng, cô gái 25 tuổi ở Hà Nội bị nhiễm trùng nghiêm trọng gây biến dạng môi.

Sức khỏe
TP HCM: Xử nghiêm hộ kinh doanh tắm hơi nhưng tiếp nhận bệnh nhân điều trị suy giãn tĩnh mạch

TP HCM: Xử nghiêm hộ kinh doanh tắm hơi nhưng tiếp nhận bệnh nhân điều trị suy giãn tĩnh mạch

(CLO) Sở Y tế TP HCM đã phát hiện và xử lý nghiêm hộ kinh doanh chuyên tắm hơi, massage… ngang nhiên quảng cáo là phòng khám thuộc hệ thống thẩm mỹ viện Hàn Quốc chuyên điều trị giãn tĩnh mạch bằng công nghệ cao độc quyền.

Sức khỏe