(CLO) Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình hôm thứ Hai (22/11) cho biết đất nước của ông sẽ không tìm kiếm sự thống trị ở Đông Nam Á hay bắt nạt các nước láng giềng nhỏ hơn, trong bối cảnh những xích mích đang diễn ra trên Biển Đông.
Ông Tập đã đưa ra nhận xét trên trong một hội nghị ảo với các thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á được tổ chức để đánh dấu kỷ niệm 30 năm quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN.
Hai nhà ngoại giao cho biết Myanmar không có đại diện tại cuộc họp hôm thứ Hai (22/11), sau khi chính phủ được thành lập bởi quân đội của họ từ chối cho phép đặc phái viên ASEAN gặp nhà lãnh đạo bị lật đổ Aung San Suu Kyi và các chính trị gia bị bắt khác. Nhà lãnh quân đội, Tướng Min Aung Hlaing cũng không góp mặt tại hội nghị cấp cao ASEAN vừa qua.
Trung Quốc đã nhiều lần tìm cách khắc phục những lo ngại về sức mạnh và ảnh hưởng ngày càng gia tăng của họ trong khu vực, đặc biệt là tuyên bố chủ quyền của họ đối với hầu như toàn bộ Biển Đông, làm gia tăng căng thẳng với các thành viên ASEAN là Malaysia, Việt Nam, Brunei và Philippines.
“Trung Quốc kiên quyết phản đối chủ nghĩa bá quyền và chính trị cường quyền, mong muốn duy trì quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng và cùng nhau vun đắp hòa bình lâu dài trong khu vực và tuyệt đối sẽ không mưu cầu bá quyền hay thậm chí là bắt nạt nước nhỏ”, ông Tập nói, theo Tân Hoa xã.
Phát biểu của ông Tập được đưa ra vài ngày sau khi các tàu tuần duyên Trung Quốc chặn và phun nước vào hai tàu của Philippines chở đồ tiếp tế tại một bãi cạn đang tranh chấp ở Biển Đông và buộc họ phải quay trở lại.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte nhấn mạnh vụ việc trong phát biểu của ông tại hội nghị.
“Chúng tôi ghê sợ sự kiện gần đây ở Bãi Cỏ Mây (khu vực tranh chấp mà Philippines gọi là Ayungin) và quan tâm mạnh mẽ đến những diễn biến tương tự khác", ông Duterte nói.
Ông Duterte cũng kêu gọi Trung Quốc tôn trọng Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 thiết lập các quyền hàng hải và quyền chủ quyền đối với các vùng biển, cùng với phán quyết của trọng tài La Hay năm 2016 hầu hết đã vô hiệu hóa các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông của Trung Quốc. Trung Quốc đã từ chối công nhận phán quyết.
Ông Duterte nói: “Chúng ta phải sử dụng đầy đủ các công cụ pháp lý này để đảm bảo rằng Biển Đông vẫn là một vùng biển hòa bình, ổn định và thịnh vượng".
Hôm thứ Hai (22/11), Philippines đã triển khai lại hai chiếc thuyền tiếp tế để cung cấp thực phẩm cho lực lượng thủy quân lục chiến đóng tại Bãi cạn trên một chiếc tàu chiến mà nước này cố tình mắc cạn vào năm 1999 trong một động thái nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền của đất nước. Các tàu Trung Quốc đã bao vây bãi cạn và yêu cầu Philippines kéo tàu BRP Sierra Madre đi.
Tại cuộc họp giao ban hàng ngày hôm thứ Hai (22/11), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Zhao Lijian đã khẳng định lại lập trường của Trung Quốc bác bỏ phán quyết của trọng tài năm 2016 và tuyên bố rằng “chủ quyền lãnh thổ và các quyền và lợi ích hàng hải ở Biển Đông được hỗ trợ bởi các cơ sở lịch sử và pháp lý”.
Ông Zhao nói: “Bất kỳ nỗ lực nào nhằm thách thức chủ quyền và lợi ích của Trung Quốc sẽ không thành công. Hiện tại, tình hình ở các vùng biển liên quan ở Biển Đông nhìn chung bình lặng, và Trung Quốc và Philippines đang duy trì liên lạc chặt chẽ”.
Thủ tướng Malaysia Ismail Sabri Yaakob cũng nêu biển trong bài phát biểu tại hội nghị: “Với tư cách là một quốc gia có tuyên bố chủ quyền, Malaysia kiên quyết quan điểm rằng các vấn đề liên quan đến Biển Đông phải được giải quyết một cách hòa bình và xây dựng phù hợp với các nguyên tắc được công nhận rộng rãi của quốc tế, pháp luật".
“Malaysia kêu gọi tất cả các nước tiếp tục cam kết duy trì Biển Đông như một vùng biển hòa bình, ổn định và thương mại”, văn phòng của ông cho hay. “Để đạt được mục tiêu này, tất cả các bên nên tự kiềm chế và tránh các hành động có thể bị coi là khiêu khích, có thể làm phức tạp thêm tình hình và leo thang căng thẳng trong khu vực”.
Trung Quốc đã tìm cách tăng cường sự hiện diện của mình trên các tuyến đường thủy, nơi có các tuyến vận tải quan trọng, nguồn cá và các mỏ dầu khí dưới biển, bằng cách xây dựng các đường băng và các căn cứ nhân tạo.
Theo hai nhà ngoại giao giấu tên, Trung Quốc đã mong muốn tất cả 10 thành viên ASEAN tham gia cuộc họp hôm thứ Hai, nhưng Brunei, hiện đang giữ chức chủ tịch luân phiên của nhóm, đã phản đối sự hiện diện của Myanmar.
Trong các bình luận khác, ông Tập nói hòa bình là "lợi ích chung lớn nhất" của tất cả các bên và Trung Quốc sẽ nỗ lực hết sức để tránh xung đột.
Ông Tập nói: “Chúng ta phải là những người kiến tạo và bảo vệ hòa bình khu vực, kiên quyết đối thoại thay vì đối đầu, đối tác và phi liên kết, đồng thời chung tay đối phó với nhiều yếu tố tiêu cực có nguy cơ phá hoại hòa bình”.
Ông nói: “Chúng ta phải thực hành chủ nghĩa đa phương thực sự và kiên quyết xử lý các vấn đề quốc tế và khu vực thông qua đàm phán".
(CLO) Dù hiện nay Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật về trụ sạc xe điện mới chỉ đang là dự thảo, tuy nhiên dự kiến có hiệu lực từ 15/6, tức là khoảng hơn 2 tháng nữa. Nhiều ý kiến cho rằng thời gian áp dụng tương đối ngắn.
(CLO) Chỉ từ 30.000 đồng, bạn đã có thể sở hữu một chiếc mũ bảo hiểm bắt mắt trên vỉa hè Hà Nội. Nhưng đằng sau mức giá “hạt dẻ” ấy là những chiếc mũ mỏng manh, sẵn sàng vỡ tan khi va chạm,
(CLO) Tin từ Cục Đường sắt (Bộ Xây dựng), dự kiến sẽ có 9 dự án đường sắt quốc gia trên toàn mạng lưới được khởi công xây dựng trong giai đoạn từ nay đến năm 2030.
(CLO) Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) thông báo hệ thống công nghệ thông tin KRX dự kiến sẽ được đưa vào vận hành chính thức từ ngày 5/5/2025. Để đảm bảo quá trình chuyển đổi hệ thống diễn ra an toàn, một số bộ chỉ số chứng khoán sẽ được điều chỉnh thời điểm hiệu lực sang ngày 28/4.
(CLO) Bốn dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021–2025 được lên kế hoạch đưa vào khai thác trong dịp lễ 30/4/2025. Tuy nhiên, khối lượng thi công còn nhiều, thời tiết bất lợi đang đặt ra thách thức lớn cho các ban quản lý dự án trong việc hoàn thành đúng tiến độ.
(CLO) Sáng 02/04/2025 (ngày 5/3 âm lịch), tại Di tích quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương, UBND huyện Thạch Thất đã long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây Phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; đồng thời kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng được công nhận Bảo vật quốc gia và khai hội chùa Tây Phương năm 2025.
(CLO) Công ty Cổ phần Bóng đá Chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) quyết định mời trọng tài FIFA người Malaysia điều hành trận đấu giữa CLB Hà Nội và Đông Á Thanh Hóa tại vòng 17 LPBank V.League 2024/25, dù trận đấu này có sự hỗ trợ của công nghệ VAR.
(CLO) Chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly” sẽ phát sóng trở lại trên VTV1 vào lúc 20h10 ngày thứ Bảy đầu tiên của mỗi tháng, bắt đầu từ ngày 5/3 tới đây.
(CLO) Bộ Xây dựng đang dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ vướng mắc cho 11 dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT.
(CLO) Ngày 2/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội XIV của Đảng họp phiên thứ ba. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Tiểu ban chủ trì hội nghị.
(CLO) Ngày 2/4, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) cho biết đang xây dựng kế hoạch điều chỉnh mức giá dịch vụ sử dụng tuyến cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây.
(CLO) Dù chưa được cấp phép khai thác khoáng sản, nhưng cả ngàn khối đất vẫn được vận chuyển ra khỏi dự án rồi đổ rải rác tại các điểm khác nhau. Vụ việc được phát hiện khi một bãi đất trống trong khu vực dân cư bỗng đầy lên bất thường.
(CLO) Báo chí trên mạng xã hội không chỉ là xu hướng mà đã trở thành điều tất yếu, đòi hỏi cách đưa tin ngắn gọn, trực quan và phù hợp với thói quen người dùng.
(CLO) Ngày 2/4, Israel tuyên bố mở rộng chiến dịch quân sự tại Gaza với kế hoạch chiếm giữ các khu vực rộng lớn hơn và đưa vào vùng an ninh do nước này kiểm soát.
(CLO) Chính quyền Trung Quốc vừa cấp giấy phép đầu tiên cho dịch vụ taxi bay không người lái, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc phát triển giao thông hàng không tầm thấp.
(CLO) Nhà Trắng xác nhận rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ công bố mức thuế quan mới trong tuần này, nhưng không cung cấp thông tin chi tiết về quy mô và phạm vi của các biện pháp, khiến các nhà quan sát lo ngại về khả năng chiến tranh thương mại toàn cầu leo thang.
(CLO) Nga đẩy mạnh tuyển quân với đợt nhập ngũ lớn nhất trong nhiều năm, trong khi Đức lần đầu tiên triển khai quân thường trực sát Kaliningrad của Nga, làm gia tăng căng thẳng quân sự ở Đông Âu.
(CLO) Châu Âu đang có động thái mạnh mẽ nhằm gây sức ép lên Nga bằng hai biện pháp then chốt: tiếp tục đóng băng hàng trăm tỷ USD tài sản Nga, đồng thời công bố hàng loạt gói viện trợ quân sự mới cho Ukraine.
(CLO) Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov tuyên bố Nga không thể chấp nhận đề xuất ngừng bắn của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc chiến tại Ukraine.
(CLO) Chính quyền Mỹ bắt đầu sa thải hàng loạt 10.000 nhân viên tại các cơ quan y tế Mỹ vào thứ Ba. Một số nhân viên bị cấm vào nơi làm việc chỉ vài giờ sau khi nhận thông báo thôi việc.
(CLO) Hôm 1/4, Mỹ đã phê duyệt thương vụ bán 20 máy bay chiến đấu F-16 và các thiết bị liên quan trị giá 5,58 tỷ USD cho Philippines, một đồng minh thân cận của Mỹ.
(CLO) Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tiếp đón Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại Moscow trong khuôn khổ chuyến thăm ba ngày nhằm tăng cường hợp tác chiến lược giữa hai quốc gia.
(CLO) Trong bối cảnh tình hình chính trị và toàn cầu ngày càng bất ổn, nhiều công dân Mỹ đang chọn cách sở hữu hộ chiếu thứ hai như một biện pháp đảm bảo trước những rủi ro trong tương lai.