Ông Trump lệnh chính phủ Mỹ hạn chế mua hàng hóa Trung Quốc

Chủ nhật, 17/01/2021 15:07 PM - 0 Trả lời

(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đích thân chỉ đạo các cơ quan chính phủ Mỹ xem xét các phương án hạn chế mua hàng hóa và dịch vụ của Trung Quốc nhằm giảm thiểu rủi ro gián điệp.

Tổng thống Mỹ Donald Trump gặp gỡ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi tháng 6/2019. Ảnh: SCMP

Tổng thống Mỹ Donald Trump gặp gỡ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi tháng 6/2019. Ảnh: SCMP

Trong một tuyên bố vào ngày 15/1, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ - ông Robert O’Brien cáo buộc Trung Quốc nhắm mục tiêu tới các hệ thống thông tin của chính phủ Mỹ để tiếp cận các hồ sơ cá nhân, chiến lược quân sự và các thông tin dữ liệu khác thông qua mạng và các phương tiện khác.

“Vì lý do trên, Mỹ buộc phải có những hành động tương ứng để bảo vệ lợi ích quốc gia, Chúng ta phải điều chỉnh các quy định và chính sách, đồng thời, thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm giảm rủi ro từ hoạt động gián điệp kỹ thuật và con người của Trung Quốc nhắm vào chính quyền liên bang Mỹ”, ông O’Brien nhấn mạnh khi đề cập về vấn đề Trung Quốc.

Chia sẻ thêm, vị cố vấn an ninh còn cho biết đích thân Tổng thống Donald Trump đã chỉ đạo các cơ quan chính quyền nhanh chóng tiến hành đánh giá tình hình để “hạn chế tối đa việc Mỹ mua hàng hóa và dịch vụ của Trung Quốc”. Dù vậy, ông O'Brien không đề cập chi tiết về vấn đề này.  

Tuy nhiên, theo nguồn tin thân cận từ một quan chức chính quyền cấp cao của Mỹ chia sẻ, mục đích chính của việc này là nhằm đẩy lùi các nỗ lực của Trung Quốc trong việc xâm nhập vào mạng lưới công nghệ thông tin của Mỹ để lấy dữ liệu mật.

Bất kỳ điều gì liên quan đến doanh nghiệp Trung Quốc cung cấp linh kiện cho mạng lưới công nghệ của Mỹ đều có thể trở thành một điểm yếu và một lỗ hổng bảo mật. Từ đó, hoạt động gián điệp của Trung Quốc sẽ sử dụng những dữ liệu trên để tiếp tục duy trì chiến lược tổng hợp quân-dân sự”, theo nguồn tin cho biết.

Động thái này của ông Trump được đưa ra chỉ vài ngày trước khi ông kết thúc nhiệm kỳ Tổng thống và chuyển giao quyền lực cho Tổng thống đắc cử của Đảng Dân chủ ông Joe Biden. Đây được đánh giá là một trong những cú đòn giáng mới nhất của chính quyền Trump trong nỗ lực nhằm vào Trung Quốc trước khi rời nhiệm sở.

Căng thẳng leo thang

Chính quyền Tổng thống Donald Trump kể từ khi tiếp quản, đã theo đuổi chính sách tiếp cận cứng rắn đối với Trung Quốc trong hàng loạt các vấn đề từ thương mại, công nghệ, gián điệp cho đến điều tra nguồn gốc của đại dịch Covid-19. Những động thái cũng như chính sách đã khiến cho quan hệ song phương Mỹ - Trung Quốc xuống mức thấp kỷ lục trong nhiều thập kỷ

Mới đây nhất, vào hôm 14/1, chính quyền Trump đẩy mạnh các động thái cứng rắn với Trung Quốc trong những ngày cuối nhiệm kỳ bằng việc thêm một số công ty, bao gồm hãng sản xuất điện thoại thông minh Xiaomi và nhà sản xuất máy bay quốc doanh Comac (Tập đoàn Máy bay Thương mại Trung Quốc) vào danh sách đen các công ty có “liên hệ với quân đội Trung Quốc”.

Comac vốn là trọng tâm trong kế hoạch của Trung Quốc nhằm sản xuất máy bay thân nhỏ có thể cạnh tranh với Boeing và Airbus. Ảnh: Getty

Comac vốn là trọng tâm trong kế hoạch của Trung Quốc nhằm sản xuất máy bay thân nhỏ có thể cạnh tranh với Boeing và Airbus. Ảnh: Getty

Vào ngày 15/1, Ngoại trưởng Mỹ Pompeo đã tuyên bố áp lệnh trừng phạt với một công ty thép Trung Quốc và một công ty vật liệu xây dựng đặt trụ sở tại Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) do hợp tác với Iran Shipping Lines - công ty từng bị Mỹ trừng phạt trước đó.

Vị Ngoại trưởng Mỹ đưa ra lệnh trừng phạt trên chỉ 5 ngày trước khi rời Bộ Ngoại giao Mỹ. Trước đó, ông Pompeo từng chỉ trích “chiến dịch lớn” diễn ra hôm 6/1 tại Hồng Kông khi chính quyền Bắc Kinh tổ chức bắt giữ 55 người, trong đó có luật sư quốc tịch Mỹ John Clancey.

“Chúng tôi lên án mạnh mẽ hành động tước đoạt các quyền tự do và dân chủ tại Hồng Kông của chính quyền Trung Quốc. Chúng tôi sẵn sàng sử dụng tất cả những biện pháp cần thiết để buộc những người có liên quan chịu trách nhiệm về hành vi của họ”, ông Mike Pompeo nhấn mạnh.

                                                          Hương Vũ

Tags:

Tin khác

Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

(CLO) Ngày 26/4/2024, Đại hội đồng cổ đông Sacombank đã họp thường niên, thông qua kết quả năm 2023 và kế hoạch năm 2024 với mục tiêu “Tăng tốc hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả trên nền tảng số” cùng với kỳ vọng tái cơ cấu thành công trước thời hạn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

(CLO) Với bước tiến mới về công nghệ, trong vài năm trở lại đây hầu hết các giao dịch ngân hàng được thực hiện xuyên lễ, 365+ thông qua các điểm giao dịch số tự động hay ứng dụng ngân hàng số. Năm nay, các ngân hàng còn tung nhiều ưu đãi hấp dẫn trong dịp lễ 30/4 và 1/5 dành cho khách hàng.

Tài chính - Bảo hiểm
Vietbank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

Vietbank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

(CLO) Ngày 26/4/2024, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank - VBB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên bằng hình thức trực tuyến. Năm 2024, Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%.

Thị trường - Doanh nghiệp
Gạo Việt Nam tiếp thục 'thăng hạng', xuất khẩu 3 tháng đạt 1,43 tỷ USD

Gạo Việt Nam tiếp thục "thăng hạng", xuất khẩu 3 tháng đạt 1,43 tỷ USD

(CLO) Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Viêt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.

Thị trường - Doanh nghiệp
Căn hộ tại Hà Nội “ế” nhưng “ngáo giá”

Căn hộ tại Hà Nội “ế” nhưng “ngáo giá”

(CLO) Bộ Xây dựng cũng đi kiểm tra tại một số vị trí chung cư được rao giá bán cao ở Hà Nội nhưng không có nhiều giao dịch, giao dịch thành công rất ít.

Bất động sản