(CLO) Chính phủ Pakistan vừa công bố một bản đồ quốc gia mới, bao gồm toàn bộ khu vực Kashmir do Ấn Độ quản lý và trừ đi phần Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Điều này dấy lên lo ngại về cuộc xung đột của New Delhi với cả hai nước láng giềng.
Tuyên bố chủ quyền với Kashmir
Động thái công bố bản đồ mới của Pakistan diễn ra đúng 1 năm kể từ ngày Ấn Độ đơn phương rút lại quyền tự trị của Kashmir, phần do nước này quản lý, “để phát triển và hòa nhập nó với phần còn lại của Ấn Độ” - Quyết định của New Delhi đã vấp phải sự phản đối của nhiều người Kashmir cũng như Pakistan.
Bản đồ mới của Pakistan khẳng định chủ quyền đối với toàn bộ Kashmir do Ấn Độ quản lý, kéo dài về phía bắc đến Đèo Karakoram do Trung Quốc nắm giữ.
Điều đáng nói, bản đồ đã liên kết Pakistan với lãnh thổ do Trung Quốc quản lý thông qua Thung lũng Shaksgam, một phần của khu vực Gilgit-Baltistan được Pakistan nhượng lại cho Trung Quốc theo hiệp định biên giới năm 1963 của họ. Về phía đông là khu vực Aksai Chin - giới hạn của các yêu sách của Trung Quốc tại Kashmir mà họ đã kiểm soát kể từ cuộc chiến năm 1962 với Ấn Độ.
Giữa hai bên là sông băng Siachen, một khu vực không xác định ở cực bắc của biên giới thực tế giữa Kashmir do Pakistan và Ấn Độ quản lý được gọi là Đường kiểm soát - không bị nhầm lẫn với Đường kiểm soát thực tế, ngăn cách Ấn Độ - và lãnh thổ do Trung Quốc kiểm soát trong khu vực.
Ấn Độ, giống như Pakistan, tuyên bố toàn bộ Kashmir và không quan tâm đến việc theo đuổi một cuộc bỏ phiếu cho cư dân khu vực này do Liên Hợp Quốc giám sát, để quyết định họ nên gia nhập quốc gia nào.
Các vụ đột nhập (theo cáo buộc) gần đây của Trung Quốc qua Đường kiểm soát thực tế đang tranh chấp, vào Kashmir do Ấn Độ quản lý, đã cho Bắc Kinh khả năng cản trở hoạt động vận chuyển quân sự của Ấn Độ dọc theo các con đường tiếp cận sông băng Siachen từ phía đông.
Một người lính của Lực lượng An ninh Biên giới Ấn Độ (BSF) bảo vệ một đường cao tốc dẫn đến khu vực Ladakh - Ảnh: DPA
Ở góc độ này, bản đồ mới của Pakistan, gợi ý về khả năng phối hợp hoạt động với Trung Quốc nếu Islamabad (từng cố gắng) chiếm đoạt sông băng, nơi sẽ tạo ra một cây cầu nối giữa Gilgit-Baltistan và Aksai Chin do Trung Quốc quản lý.
Kể từ khi các lực lượng Trung Quốc và Ấn Độ đụng độ ở khu vực Ladakh vào ngày 15/6, truyền thông Ấn Độ đã suy đoán về ý định chiến lược của Trung Quốc trong khu vực, bao gồm cả khả năng họ tìm cách chiếm giữ lãnh thổ - làm dấy lên lo ngại về một cuộc chiến trong tương lai với cả Trung Quốc và Pakistan.
Harsh V. Pant, giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học King, London, cho biết, “điều này chắc chắn củng cố nhận thức của Ấn Độ về một cuộc chiến trên hai mặt trận”.
Nhưng như Ejaz Haider - một nhà phân tích các vấn đề chiến lược Nam Á có trụ sở tại thành phố Lahore - chỉ ra rằng, một đường cao tốc nối Tây Tạng đến Tân Cương đã tồn tại nên người Trung Quốc “không cần một tuyến đường qua đèo Karakoram để đến Tân Cương”.
Sáng kiến Vành đai và Con đường và nỗi lo của Ấn Độ
Nếu bản đồ mới của Pakistan trở thành hiện thực, nó sẽ tạo ra “một lợi ích chiến lược” cho cả Islamabad và Bắc Kinh, cựu học giả Ford, giảng viên trường đại học Illinois, Mỹ, cho biết.
Trong cuộc đối thoại bốn chiều hiếm hoi với các đối tác từ Pakistan, Afghanistan và Nepal vào tháng trước, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị một lần nữa thúc đẩy kế hoạch cho một hành lang kinh tế xuyên dãy Hymalaya nối Nepal với Pakistan qua Tây Tạng và Tân Cương, từ đó sẽ tham gia Hành lang kinh tế Trung Quốc-Pakistan (CPEC) trị giá 60 tỷ USD, kết thúc tại cảng Gwadar do Trung Quốc điều hành trên biển Ả Rập.
Ông Vương Nghị cũng kêu gọi mở rộng CPEC với sự góp mặt của Afghanistan.
Một bản đồ mô tả Hành lang kinh tế Trung Quốc-Pakistan và khu vực Kashmir - Hình: SCMP
Michael Kugelman, cộng tác viên cao cấp Nam Á tại Trung tâm tư tưởng Wilson có trụ sở tại Washington, cho biết giá trị chiến lược của bản đồ mới của Pakistan, đối với Bắc Kinh, có thể nằm ở việc nó cho phép các dự án Vành đai và Con đường được xây dựng ở Kashmir và Gilgit-Baltistan do Pakistan quản lý.
Bản đồ mới có ý nghĩa quan trọng bởi vì nó một lần nữa công nhận khu vực rộng lớn của lãnh thổ Ấn Độ thuộc về Pakistan. Đây có lẽ là một biện pháp bảo vệ Sáng kiến Vành đai và Con đường, mà Ấn Độ phản đối vì nó chạy qua lãnh thổ tranh chấp mà họ tuyên bố.
Vào tháng 6, Pakistan đã trao hợp đồng xây dựng ba dự án thủy điện lớn dọc theo sông Neelum cho các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc theo chương trình CPEC.
Sông Neelum đánh dấu sự phân chia giữa khu vực phía tây Kashmir do Ấn Độ và Pakistan quản lý, trước khi nó hợp nhất với sông Jhelum, một nhánh chính thuộc khu vực của Ấn Độ. Dòng sông này cung cấp nước từ sông băng ở dãy Himalaya cho khoảng 270 triệu người ở Pakistan và tây bắc Ấn Độ.
Asma Khan Lone, tác giả của một cuốn sách sắp ra mắt về lịch sử và địa chính trị của khu vực có tên “The Great Gilgit Game” – “Cuộc chơi lớn ở Gilgit”, đã so sánh việc công bố bản đồ mới của Pakistan có yêu sách chủ quyền đối với sông băng Siachen do Ấn Độ nắm giữ - một nguồn nước ngọt khổng lồ - và những nỗ lực của Trung Quốc “vũ khí hóa nguồn nước” ở vùng Ladakh bằng cách xây dựng những con đê là những gì cô mô tả là “trận chiến ngập lụt”.
Trước đây, khu vực sông băng Siachen không được quan tâm bởi vì độ cao cực đoan của nó. Nhưng kể từ khi lực lượng Ấn Độ chiếm đóng vào năm 1984, giao tranh xảy ra liên miên giữa Ấn Độ và Pakistan ở độ cao trung bình hơn 5.400 mét so với mực nước biển, cho đến khi lệnh ngừng bắn được thỏa thuận vào năm 2003.
Sông băng Siachen là một khu vực nổi tiếng nguy hiểm bởi nhiều binh sĩ chết vì môi trường khắc nghiệt hơn là đạn pháo của kẻ thù. Vào tháng 4 năm 2012, 129 binh sĩ và 11 nhà thầu dân sự đã thiệt mạng sau một trận tuyết lở chôn vùi một căn cứ quân sự Pakistan ở gần khu vực Gayari.
Chi phí khổng lồ để tiến hành chiến tranh trên Sông băng, cả về tài chính và con người, cho đến nay đã ngăn chặn các cuộc giao tranh nổ ra ở đây, giống như cách họ đã làm ở những nơi khác dọc theo Đường kiểm soát kể từ năm 2016.
Binh lính Ấn Độ đóng quân trên sông băng Siachen - Ảnh: Reuters
Nhưng căng thẳng đang gia tăng. Vào tháng 2 năm ngoái, các máy bay chiến đấu của Ấn Độ đã bay vào không phận của Pakistan gần Sông băng. Delhi gần đây cũng bắt đầu xác nhận lại các yêu sách của mình đối với Gilgit-Baltistan và Kashmir do Pakistan quản lý, bằng cách đưa cả hai vào dự báo thời tiết chính thức của quốc gia kể từ tháng 5, trong khi các chỉ huy quân sự Ấn Độ tuyên bố lực lượng của họ sẵn sàng chiếm giữ lãnh thổ nếu được lệnh.
Kugelman, học giả thuộc Trung tâm Wilson cho biết, bản đồ mới của Pakistan có lẽ là “nhằm đẩy lùi các mối đe dọa như vậy” - nhưng giống như vụ đánh bom ở Ấn Độ, ông nói rằng nó được thúc đẩy bởi yếu tố chính trị trong nước hơn là các kế hoạch chiến lược dài hạn.
“Tôi không nghĩ rằng, chúng ta nên đọc quá nhiều vào bản đồ này”, Kugelman nói. “Đây chỉ là trường hợp mới nhất sử dụng bản đồ học để kêu gọi chủ nghĩa dân tộc ở trong nước, trong khi tác động vào kẻ thù bên cạnh”.
Zhou Rong, một thành viên cao cấp tại Đại học Renmin, Viện nghiên cứu tài chính Chongyang, người chuyên nghiên cứu Pakistan và Afghanistan, cho biết nguy cơ xảy ra cuộc chiến thứ ba giữa Delhi và Islamabad đối với Kashmir là có thật.
“Ấn Độ cũng nhận ra rằng mối quan hệ giữa Pakistan và Mỹ đã trở nên ít quan trọng hơn trong những năm qua, và rằng Washington đã đứng về phía mình trong cuộc xung đột với Pakistan”, ông nói. “Điều này đã cho phép Ấn Độ trở nên tự tin hơn nữa”.
Ông nói thêm rằng, “nhiều quốc gia không sẵn lòng xúc phạm Ấn Độ vì họ đang ngày càng phụ thuộc vào vấn đề kinh tế”.“Nhiều quốc gia Hồi giáo truyền thống cũng đã xây dựng mối quan hệ tốt hơn với Delhi, coi đây là một thị trường quan trọng cho xuất khẩu năng lượng của họ”, ông nói.
Dù với bất kể suy đoán nào, việc công bố bản đồ mới có thể xem là nhân tố có thể thổi bùng xung đột giữa Pakistan và Ấn Độ. Kashmir có thể sẽ lại không thể yên ổn bởi những người hàng xóm cứng rắn.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không để việc sắp xếp tổ chức, bộ máy tại địa phương ảnh hưởng đến công tác phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh trên gia súc, gia cầm.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành các cụm công nghiệp, các làng nghề, cơ sở gây ô nhiễm cao tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số địa phương khác trên cả nước; hoàn thành trong tháng 7/2025.
(CLO) Cảnh báo sóng thần đã được ban hành ở Papua New Guinea sau trận động đất mạnh 6,9 độ richter vào sáng nay (5/4). Tuy nhiên, hiện cảnh báo sóng thần đã được dỡ bỏ.
(CLO) Công an xã Quỳnh Lập, thị xã Hoàng Mai (Nghệ An) vừa tiến hành xác minh, giúp chị Phan Thị Phong (sinh năm 1980) trú trên địa bàn nhận lại số tiền 100 triệu đồng do chuyển khoản nhầm.
(CLO) Ban quản lý dự án Thăng Long vừa đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu số 5-XL, nằm trong phương án điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu gói thầu số 5-XL, 6XL, 26, 27, 28 của cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây.
(CLO) Theo nhà báo Phùng Văn Hiệp: “Trí tuệ nhân tạo (AI) không có giới hạn tuổi tác, chỉ có giới hạn về tư duy và tinh thần sẵn sàng học hỏi… AI không thay thế người làm truyền hình mà giúp nâng tầm sự sáng tạo của người làm truyền hình”.
(CLO) Chiều 4/4, tại buổi đối thoại với các hộ kinh doanh dịch vụ ven biển Cửa Lò, ông Lê Sỹ Chiến – Phó Chủ tịch UBND thành phố Vinh (Nghệ An) – khẳng định thành phố sẽ chấm dứt hoàn toàn việc cho thuê bãi biển để kinh doanh các dịch vụ như ăn uống, tắm tráng, check-in… từ mùa du lịch năm 2025.
(CLO) Công an tỉnh Bạc Liêu vừa ra quyết định xử phạt hành chính đối với Võ Minh Trung (sinh năm 1990, trú tại xã Long Hòa, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre) vì hành vi sử dụng mạng xã hội đăng tải thông tin sai sự thật, xúc phạm uy tín khu di tích lịch sử – văn hóa Nhà công tử Bạc Liêu.
(CLO) Ngày 4/4 tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý cho Dự thảo Nghị định quy định về khuyến khích phát triển văn học Việt Nam.
(CLO) Liên minh Tự do Dân sự Mới (NCLA) - một nhóm luật sư bảo thủ tại Mỹ - đã đệ đơn kiện nhằm ngăn chặn việc Tổng thống Donald Trump áp thuế đối với hàng nhập khẩu, với lý do ông đã vượt quá thẩm quyền của mình.
(CLO) Taliban đang điều tra lời khẳng định của một cụ ông người Afghanistan rằng cụ đã… 140 tuổi. Nếu được xác minh, cụ sẽ trở thành người già nhất thế giới.
(CLO) Việt Nam vẫn chưa có chính sách bảo vệ người thuê nhà. Đa số các hợp đồng thuê ở Việt Nam đều có thời hạn ngắn (6-12 tháng) và không có ràng buộc về điều kiện và mức tăng giá.
(CLO) Dragon Capital cho rằng: Việc các mức thuế 46% có được duy trì hay không có thể phụ thuộc vào khả năng của Việt Nam trong việc giảm thiểu hiệu quả các vấn đề trung chuyển hàng hoá.
(CLO) Một YouTuber người Mỹ vừa bị bắt ở Ấn Độ vì cố tình đột nhập để quay video về nơi sinh sống của một trong những bộ tộc biệt lập nhất thế giới trên đảo Bắc Sentinel.
(CLO) Cảnh báo sóng thần đã được ban hành ở Papua New Guinea sau trận động đất mạnh 6,9 độ richter vào sáng nay (5/4). Tuy nhiên, hiện cảnh báo sóng thần đã được dỡ bỏ.
(CLO) Thị trường Mỹ đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ thời COVID sau khi Trung Quốc đáp trả quyết liệt chính sách thuế quan mới của Tổng thống Donald Trump, trong đó có việc áp thuế lại 34% với hàng hóa Mỹ.
(CLO) Liên minh Tự do Dân sự Mới (NCLA) - một nhóm luật sư bảo thủ tại Mỹ - đã đệ đơn kiện nhằm ngăn chặn việc Tổng thống Donald Trump áp thuế đối với hàng nhập khẩu, với lý do ông đã vượt quá thẩm quyền của mình.
(CLO) Taliban đang điều tra lời khẳng định của một cụ ông người Afghanistan rằng cụ đã… 140 tuổi. Nếu được xác minh, cụ sẽ trở thành người già nhất thế giới.
(CLO) Một chiến dịch truy quét tội phạm xuyên biên giới quy mô lớn đã được triển khai trên khắp 6 quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á. 435 người bị bắt giữ vì bị nghi liên quan đến hoạt động khai thác tình dục trẻ em trên mạng.
(CLO) Chỉ trong một ngày, 500 người giàu nhất thế giới đã mất tổng cộng 208 tỷ USD sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố chính sách thuế nhập khẩu mới, kéo theo làn sóng bán tháo dữ dội trên các thị trường toàn cầu.
(CLO) Chính phủ Mỹ vừa ban hành lệnh cấm gây chú ý: cấm toàn bộ nhân viên chính phủ đang làm việc tại Trung Quốc có quan hệ tình cảm hoặc tình dục với công dân nước sở tại.
(CLO) Ngày 3/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố "thẻ vàng" trị giá 5 triệu USD có in hình ông, tuyên bố rằng thẻ này sẽ được phát hành trong vòng chưa đầy hai tuần nữa.
(CLO) Theo các thành viên của ủy ban tình báo Thượng viện và Hạ viện, chính quyền Tổng thống Donald Trump đã sa thải Giám đốc và Phó Giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA), cơ quan tình báo mạng hùng mạnh của Mỹ.