(NB&CL) Phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa chính là mấu chốt của chiến lược phát triển bền vững của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam)!
Một năm 2021 khép lại mở ra một năm 2022 vẫn còn đó nhiều thách thức nhưng với ý chí, văn hóa và bản lĩnh của “những người đi tìm lửa” Petrovietnam tiếp tục phát triển bền vững, thực hiện sứ mệnh tìm dầu để làm giàu cho Tổ quốc, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.
Quản trị biến động, nỗ lực vượt khó, hoàn thành vượt mức nhiều chỉ tiêu
Khép lại một năm “khó khăn chồng chất khó khăn”! Năm 2021, hoạt động sản xuất, kinh doanh (SXKD) của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) tiếp tục gặp nhiều tác động tiêu cực do tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, thị trường các sản phẩm dầu khí đứt gãy chuỗi cung ứng do tình trạng giãn cách xã hội diện rộng trong thời gian dài tại nhiều địa phương. Ngoài ra, hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách phát triển liên quan đến ngành Dầu khí còn chồng chéo, bất cập chưa được sửa đổi, ban hành phù hợp với tình hình mới; Luật Dầu khí (sửa đổi) vẫn đang trong giai đoạn quá trình dự thảo; Đề án tái cấu trúc Tập đoàn chưa được phê duyệt,...
Nhưng “sóng cả không ngã tay chèo” mà với kinh nghiệm từ thực hiện và triển khai các giải pháp ứng phó thành công với “tác động kép” trong năm 2020, Petrovietnam đã nâng cao công tác quản trị, quản lý nội bộ, tăng cường đội ngũ cán bộ và công nhân kỹ thuật có nhiều kinh nghiệm từ việc thực hiện đầu tư và vận hành các dự án/công trình/nhà máy với công nghệ cao đã góp phần duy trì và ổn định hoạt động SXKD trong toàn Tập đoàn.
Sự thích ứng an toàn, linh hoạt hiệu quả với dịch cùng công tác quản trị điều hành được triển khai sát với diễn biến thực tế, kịp thời thích ứng với những biến động của thị trường. Tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị trong chuỗi giá trị từ khâu thượng nguồn đến hạ nguồn để bảo vệ lợi ích chung của Petrovietnam. Đảm bảo tối ưu công tác quản lý dòng tiền tại các đơn vị và không làm gián đoạn chuỗi sản xuất, cung ứng. Kiểm soát và linh hoạt trong công tác tồn trữ các sản phẩm.
Bên cạnh đó, để đảm bảo hiệu quả trong công tác quản trị, điều hành và tạo hành lang pháp lý trong quá trình hoạt động SXKD, Tập đoàn đã chủ động đề xuất, báo cáo với các cấp có thẩm quyền tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách đối với hoạt động của Tập đoàn; tích cực phối hợp với các cơ quan hữu quan trong hoàn thiện Dự thảo Luật Dầu khí sửa đổi… Có thể nói, trong những khó khăn đó, Petrovietnam đã triển khai hàng loạt các biện pháp ứng phó, quản trị biến động, linh hoạt trong điều hành, giữ vững và duy trì nhịp độ SXKD, hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu, nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao.
Với những giải pháp, chỉ đạo sát sao, bám sát tình hình biến động của thị trường, kết quả năm 2021, Petrovietnam cơ bản hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu được giao… Các chỉ tiêu sản xuất của Tập đoàn hoàn thành kế hoạch cả năm trước 14 - 42 ngày, dẫn đến các chỉ tiêu tài chính của Tập đoàn hoàn thành kế hoạch cả năm trước 2-3 tháng và tăng trưởng cao so với năm 2020. Tổng doanh thu toàn Tập đoàn hoàn thành kế hoạch cả năm trước 2 tháng, đạt 620,2 nghìn tỷ đồng, vượt 26,4% kế hoạch năm, tăng 28% so với năm 2020. Tổng lợi nhuận trước thuế năm 2021 đạt 45 nghìn tỷ đồng, vượt 2,6 lần kế hoạch năm, tăng 2,2 lần so với năm 2020.
Bên cạnh đó, năm qua, nhiều dấu ấn trong công tác quản trị đầu tư đã tháo gỡ “nút thắt”, đẩy nhanh tiến độ. Công tác tìm kiếm thăm dò có 01 phát hiện dầu khí mới tại giếng khoan Sói Vàng -1X Lô 16-1/15; Đưa 03 mỏ/công trình dầu khí mới vào khai thác… Tổ máy số 1 Dự án NMNĐ Sông Hậu 1 đã hoàn thành công tác xây dựng, lắp đặt và chạy thử nghiệm thu, chuẩn bị vận hành thương mại. Dự án NMNĐ Thái Bình 2 đã chuyển biến tích cực… Đặc biệt, trong năm 2021, toàn Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thực hiện tiết giảm chi phí đạt 3.012,2 tỷ đồng, vượt 10,4% kế hoạch tiết giảm năm 2021.
Có thể nói, trong gian khó, Petrovietnam vẫn khẳng định được vai trò và vị thế của mình trong công cuộc đóng góp và khôi phục kinh tế, tiếp tục giữ vững vị trí đầu tàu kinh tế. Nộp ngân sách toàn Tập đoàn năm 2021 đạt 112,5 nghìn tỷ đồng, bằng với mức đóng góp ngân sách trong giai đoạn trước đại dịch (cao hơn năm 2019), đóng góp cao nhất cho GDP, góp phần rất quan trọng cân đối ngân sách nhà nước, phục hồi tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn khó khăn của đất nước.
Tự hào văn hóa Petrovietnam
Bản sắc văn hóa là liều vắc-xin mạnh mẽ giúp Petrovietnam vượt qua khó khăn, thách thức, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong toàn Tập đoàn, góp sức xây dựng và phát triển Petrovietnam bền vững. Đó là những giá trị được kết tinh cùng năm tháng đã tạo nên truyền thống văn hóa của “những người đi tìm lửa”. Với các giá trị bản sắc văn hóa Dầu khí được xây dựng, hình thành và hun đúc qua suốt chiều dài lịch sử, đến nay, văn hóa Petrovietnam không còn là một điều gì đó mơ hồ, tách biệt với hoạt động SXKD của doanh nghiệp, mà đã trở thành một phần không thể thiếu, gắn với mọi hoạt động, góp phần nâng cao hiệu quả, uy tín, giá trị thương hiệu của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, là động lực để xây dựng và thực hiện Chiến lược phát triển bền vững Petrovietnam trong thời kỳ mới.
Nhìn lại để thấy, trong thời điểm khó khăn của năm qua, “Tái tạo văn hóa Petrovietnam” đã trở thành một trong những giải pháp phát huy sức mạnh tổng hợp của Tập đoàn và các đơn vị. Trong 10 tháng đầu năm 2021, công tác triển khai Văn hóa Doanh nghiệp với khối lượng công việc lớn vẫn được thực hiện một cách nghiêm túc với sự đồng thuận cao của cả hệ thống chính trị và CBNV trong toàn Tập đoàn.
Các đơn vị bám sát chỉ đạo của Tập đoàn xây dựng kế hoạch thực hiện với các nhiệm vụ cụ thể đảm bảo 9 nội dung theo yêu cầu, việc triển khai thực hiện phương châm hành động “Đoàn kết - Kỷ cương - Sáng tạo - Hiệu quả” tạo bước đột phá trong thực hiện tái tạo văn hóa Petrovietnam, cùng hướng đến hoàn thành mục tiêu chung vượt mọi khó khăn bởi đại dịch COVID-19, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm 2021.
PVN đã chính thức ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong Đề án Tái tạo Văn hóa PVN, góp phần tạo dựng hình ảnh một Petrovietnam năng động, thân thiện, thích ứng với các xu thế phát triển mới của thế giới, thể hiện tâm thế sẵn sàng cho việc hiện thực hóa tầm nhìn và sứ mệnh của ngành dầu khí Việt Nam. Tập đoàn đã được tôn vinh là 1 trong số 10 “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa kinh doanh Việt Nam”.
Có thể nói, năm 2021 là năm kỷ niệm 60 năm Ngày Truyền thống Ngành Dầu khí Việt Nam (27/11/1961 – 27/11/2021), là dấu mốc quan trọng của ngành Dầu khí Việt Nam nói chung và Tập đoàn nói riêng. Vượt lên những khó khăn, tập thể lãnh đạo, cán bộ, người lao động trong Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã không ngừng đoàn kết, nỗ lực vượt khó, chủ động, sáng tạo trong lao động, sản xuất, linh hoạt trong việc triển khai các giải pháp thúc đẩy SXKD, hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ được Đảng, Chính phủ và nhân dân giao phó, tiếp tục đóng góp quan trọng cho nền kinh tế, đảm bảo an ninh năng lượng, an ninh lương thực và tham gia bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển.
Bước sang năm 2022, dự báo tiếp tục còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng với kinh nghiệm, sự đoàn kết, bản lĩnh vượt khó, trách nhiệm với đất nước và chiếc chìa khóa vàng - văn hóa doanh nghiệp, Petrovietnam sẽ tiếp tục kiên định với mục tiêu: Quản trị biến động, đón đầu xu hướng, kết nối nguồn lực, phát huy công nghệ, thúc đẩy đầu tư, phát triển bền vững…
Đặc biệt, “ngọn lửa Dầu khí” được truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác tạo nên bản sắc của văn hoá Dầu khí; là giá trị mà người dầu khí luôn trân trọng, gìn giữ và phát triển. Đây cũng là điểm đặc trưng riêng mà nhờ đó người dầu khí luôn được nhận ra dù ở bất cứ nơi đâu, bất cứ khi nào.
Chính vì vậy, khi nào ngọn lửa truyền thống còn cháy sáng, còn sưởi ấm trái tim và hun đúc nhiệt huyết của các thế hệ người lao động dầu khí, Petrovietnam vẫn sẽ còn tiếp tục vững bước trên con đường phát triển của mình, gìn giữ giá trị cốt lõi được kiến tạo và bồi đắp xuyên suốt lịch sử phát triển của Petrovietnam là “Khát vọng - Tiên phong - Bản lĩnh - Nghĩa tình”. Tin rằng trong năm 2022, Petrovietnam sẽ tiếp tục đạt được những thành công mới, viết tiếp trang sử hào hùng của “những người đi tìm lửa”.
(CLO) Bị can Giáp Thị Sông Hương, chủ cơ sở mái ấm Hoa Hồng bị xác định đã trực tiếp chứng kiến những hành vi bạo lực của bảo mẫu Nhanh, nhưng không ngăn cản. Thậm chí, còn tham gia hành hạ, đánh đập các cháu bằng lược, khay nhựa, chổi và kéo lê hoặc ôm ném các cháu khi tắm và ngủ.
(CLO) Bản tin Nóng 18h: Xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ 2025: Triển vọng tích cực; Khởi tố vụ một phụ nữ trẻ bị đánh ghen, lột đồ ở Cần Thơ; Tuyển Việt Nam sang Thái Lan, chuẩn bị đấu chung kết lượt về AFF Cup 2024…
(CLO) Lần đầu tiên sau 7 thập kỷ, Trung Quốc nâng tuổi nghỉ hưu theo luật định, phản ánh nỗ lực giải quyết tình trạng dân số già hóa nhanh chóng và áp lực ngày càng lớn lên hệ thống lương hưu.
(CLO) Trong tuần này, hàng triệu công chức Trung Quốc đã được thông báo tăng lương. Quyết định này được cho là sẽ giúp tăng chi tiêu tiêu dùng và góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
(CLO) Ngày 3/1, Thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) đã chỉ đạo các phòng chuyên môn kiểm tra và cho tạm dừng hoạt động 6 cơ sở liên quan đến vụ giá đỗ ngâm chất cấm bán ra thị trường.
(CLO) Xu hướng xuất khẩu ô tô điện (EV) từ Trung Quốc, kết hợp với chủ nghĩa bảo hộ ngày càng gia tăng, báo hiệu một năm tái cơ cấu đầy khó khăn đang chờ đợi ngành công nghiệp ô tô toàn cầu.
(CLO) Người hiến tạng là Việt kiều đang sinh sống và làm việc tại nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, thời gian này bệnh nhân trở về Việt Nam công tác nhưng không may gặp mắc bệnh hiểm nghèo không qua khỏi.
(CLO) Luôn đặt nghệ thuật và sự phát triển của sân khấu lên hàng đầu, không ngừng tìm tòi và sáng tạo để đem lại cho công chúng những tác phẩm chất lượng cao. Dũng Sài Gòn quan niệm rằng, sân khấu không chỉ là nơi để giải trí mà còn là “chất xúc tác” để phản ánh các vấn đề xã hội, để kết nối con người với nhau qua những câu chuyện nhân văn, qua những số phận có thật trong cuộc sống.
(CLO) Ngày 3/1, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang cho biết, đơn vị vừa phối hợp với các lực lượng phát hiện vụ vận chuyển trái phép hơn 22kg ma túy các loại từ Campuchia về Việt Nam.
(CLO) Chính phủ lâm thời mới của Syria đang đối mặt với sự chỉ trích mạnh mẽ sau khi công bố các thay đổi đối với chương trình giáo dục, đặc biệt là những sửa đổi được cho là mang khuynh hướng Hồi giáo cực đoan.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định phân công Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
(CLO) Ngày 2/1, các chuyên gia Liên hợp quốc chỉ trích mạnh mẽ cuộc đột kích của Israel vào bệnh viện Kamal Adwan, cơ sở y tế cuối cùng còn hoạt động ở phía bắc Gaza, gọi đây là hành động vi phạm nghiêm trọng quyền chăm sóc sức khỏe tại vùng lãnh thổ Palestine bị bao vây.
(CLO) Thủ tướng Slovakia Robert Fico thông báo chính phủ sẽ xem xét các biện pháp đáp trả Ukraine sau khi nước này dừng vận chuyển khí đốt Nga qua lãnh thổ tới Slovakia.
(CLO) Trung Quốc bổ sung 28 công ty Mỹ, gồm Raytheon, Boeing, vào danh sách kiểm soát xuất khẩu, gia tăng áp lực trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đang leo thang.
(CLO) Mở cửa phiên giao dịch sáng nay (3/1), giá vàng trong nước tăng tiếp mỗi chiều 500.000 đồng/lượng, lên mức 85,5 triệu đồng/lượng. Giá vàng giao ngay tại châu Á qua niêm yết của Kitco.com vọt qua mức 2.661 USD/ounce.
(CLO) Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh cho chính phủ Nga và Sberbank, ngân hàng lớn nhất nước này, tăng cường hợp tác với Trung Quốc, đặc biệt là trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), theo Reuters.
(CLO) Giá vàng sẽ tiếp tục tăng vào năm 2025, các nhà phân tích Phố Wall cho biết, mặc dù tốc độ tăng có thể chậm lại sau đợt tăng giá 27% của năm ngoái.
(CLO) Được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), Hội đồng Quản trị (HĐQT) Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) chính thức bổ nhiệm ông Phạm Duy Hiếu giữ chức vụ Tổng Giám đốc ABBANK kể từ ngày 01/01/2025.
Để động viên tinh thần đội tuyển Việt Nam trước trận Chung kết lượt đi, Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) sẽ thưởng 2 tỷ đồng nếu đội giành chiến thắng trên sân Việt Trì, Phú Thọ tối nay.
(CLO) Vietnam Airlines trở thành hãng hàng không Việt Nam đầu tiên sử dụng nhiên liệu hàng không bền vững (SAF) trên các chuyến bay từ châu Âu. Theo đó, từ ngày 1/1/2025, tất cả chuyến bay của hãng khởi hành từ các sân bay Châu Âu đều sử dụng SAF.
(CLO) Ngày 1/1, Ukraine dừng vận chuyển khí đốt qua các đường ống thời Liên Xô, kết thúc kỷ nguyên thống trị của Nga tại thị trường năng lượng châu Âu, khiến Moscow mất gần 5 tỷ USD doanh thu.
(CLO) Thủ tướng Slovakia Robert Fico tuyên bố rằng Liên minh châu Âu (EU) được cho là sẽ phải chịu thiệt hại do việc dừng vận chuyển khí đốt của Nga qua Ukraine.