Bất cập trại sáng tác văn học nghệ thuật
(CLO) Liệu trại sáng tác có hiện tượng “đánh trống ghi tên”, khi ngân sách đầu tư không ít nhưng chưa thấy thống kê bao nhiêu kịch bản được sử dụng?
Theo dõi báo trên:
Tại Kết luận số 76-KL/TW, Bộ Chính trị đề ra chủ trương phát triển Petrovietnam trở thành Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng Quốc gia có năng lực cạnh tranh khu vực và quốc tế. Chủ trương này được đưa ra trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có nhiều yêu cầu mới về chuyển dịch năng lượng, chuyển đổi xanh trong phát triển kinh tế. Tại chuỗi sự kiện về dầu khí và điện gió ngoài khơi của Petrovietnam đầu tháng 12-2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng đã giao nhiệm vụ cho Petrovietnam tăng tốc, bứt phá hình thành trung tâm năng lượng tầm cỡ thế giới.
Chia sẻ về trọng trách này của Petrovietnam, PV đã có những trao đổi với Luật sư Nguyễn Tiến Lập, Thành viên Văn phòng Luật sư NHQuang và Cộng sự, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài kinh tế Việt Nam.
+ Trước những yêu cầu mới của thời đại về chuyển dịch năng lượng, ông đánh giá thế nào về vai trò của các tập đoàn trong ngành năng lượng của Việt Nam nói chung và Petrovietnam nói riêng?
- Luật sư Nguyễn Tiến Lập: Đối với sự phát triển của một ngành, lĩnh vực cũng như một tập đoàn kinh tế, đặc biệt là tập đoàn kinh tế của quốc gia thì vị thế và tầm nhìn luôn luôn quan trọng nhất. Bởi điều đó sẽ quyết định tương lai và xu thế phát triển. Chính vì thế, tôi cho rằng trong bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, lấy vị thế làm xuất phát điểm, Petrovietnam đã và sẽ đóng vai trò quan trọng hàng đầu.
Tại sao như vậy? Thứ nhất, khác với nhiều tập đoàn kinh tế của Việt Nam vốn được hình thành từ các nhu cầu nội tại trong nước, Petrovietnam được thành lập bởi các đòi hỏi của hợp tác phát triển kinh tế đối ngoại. Do đó, vị thế của Petrovietnam, xét cả về năng lực và tâm thế hành động, ngay từ đầu đã ở tầm quốc tế và bắt buộc phải là như vậy.
Thứ hai, trong các xu thế toàn cầu hiện nay, thế giới có thể từ bỏ nhanh chóng nguồn năng lượng than nhưng đối với dầu khí không thể làm như vậy, mà cần lộ trình chuyển đổi sang các nguồn năng lượng xanh, sạch hay tái tạo. Trong quá trình đó, một cách tự nhiên, Petrovietnam đứng ở vị trí trung tâm của dòng chảy chuyển dịch năng lượng, trở thành trụ cột về năng lượng xét cả từ thách thức và cơ hội cho nền kinh tế.
Nền kinh tế Việt Nam có chuyển đổi để vươn mình được hay không sẽ phụ thuộc chính vào nguồn cung và tiêu thụ năng lượng, trong đó theo quan điểm của tôi, Petrovietnam là người chiến sĩ đi đầu.
+ Petrovietnam đang chạm tới mốc nửa thế kỷ hình thành và phát triển, theo góc nhìn của luật sư, trong chặng đường tiếp theo, chiến lược phát triển của Petrovietnam có thể dịch chuyển như thế nào để đáp ứng những yêu cầu mới của thời đại và đất nước?
- Luật sư Nguyễn Tiến Lập: Tôi không phải là người của Petrovietnam để nói điều gì là đúng hay phù hợp nhưng có thể nêu lên những kỳ vọng của người dân đối với một tập đoàn năng lượng quốc gia.
Riêng trong lĩnh vực công nghiệp dầu khí, tôi cho rằng Petrovietnam đã có nỗ lực lớn, đạt nhiều thành tựu ngoạn mục trong cả ba công đoạn thượng nguồn, trung nguồn và hạ nguồn. Tuy nhiên, đó vẫn dừng ở câu chuyện dầu khí mà chưa phải là chuyển dịch và nâng cấp lên lĩnh vực năng lượng nói chung. Có nghĩa là Petrovietnam cần thay đổi mô hình và phấn đấu trở thành tập đoàn năng lượng quốc gia.
Thay vì tập trung vào các hoạt động sản xuất về dầu khí, Petrovietnam có thể phát triển các dự án tạo nguồn cung về năng lượng sạch và năng lượng tái tạo; đa dạng hóa kinh doanh như mở rộng sang các hoạt động dịch vụ, đặc biệt cung cấp các giải pháp năng lượng, kết hợp đổi mới sáng tạo trong cung ứng và tiêu thụ năng lượng.
Nếu đi theo con đường và định hướng này, tôi tin rằng Petrovietnam sẽ không chỉ hướng đến các mục tiêu về doanh số, lợi nhuận như một doanh nghiệp mà hơn thế, có thể trở thành một thực thể và lực lượng có sức ảnh hưởng kinh tế - xã hội mạnh mẽ, đóng góp to lớn vào công cuộc xây dựng nền kinh tế Việt Nam phát triển bền vững, giảm phát thải carbon, tiến tới mục tiêu Net Zero năm 2050 như cam kết của Thủ tướng Chính phủ.
Để thúc đẩy sáng tạo và đổi mới, nếu trang bị, phát triển các cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ ở cấp độ doanh nghiệp, Petrovietnam còn có thể trở thành một “Think tank” (tổ chức nghiên cứu) về năng lượng của đất nước.
Trong lĩnh vực năng lượng, đã có nhiều doanh nghiệp ban đầu đi lên từ quy mô quốc gia nhưng sau đó đã trở thành các tập đoàn toàn cầu, mang tầm nhìn và sứ mạng toàn cầu. Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đã hội nhập quốc tế sâu rộng với độ mở tới 200% GDP, tôi tin rằng để phục vụ cao nhất cho lợi ích của nền kinh tế, Petrovietnam cũng cần định hướng như vậy.
Ngoài ra, qua quan sát Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) nhiều năm, tôi thấy vai trò ngày càng lớn của các tập đoàn kinh tế hàng đầu trong việc khởi nguồn, định hướng và dẫn dắt về chính sách cho Chính phủ. Những tập đoàn kinh tế như Petrovietnam hoàn toàn có thể đóng một vai trò như vậy trong tương lai.
+ Vậy trong định hướng và chiến lược phát triển ấy, theo ông, Petrovietnam có những thế mạnh và thách thức nào để hiện thực hóa mô hình Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng Quốc gia?
- Luật sư Nguyễn Tiến Lập: Về thế mạnh, Việt Nam là một nước giàu tài nguyên cả về dầu khí, năng lượng và Petrovietnam đã tận dụng tốt những ưu thế này. Ở vị thế một doanh nghiệp nhà nước trọng điểm được giao nhiệm vụ chính trị về bảo đảm an ninh năng lượng cho một thị trường lớn với hơn 100 triệu dân, Petrovietnam đã luôn có sẵn các ưu thế tiềm tàng.
Tuy nhiên, với thời gian, các điều kiện thuận lợi tự nhiên sẽ dần dần mất đi trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu. Do đó, cho dù bất đối xứng khi so sánh với các tập đoàn dầu khí đa quốc gia có tên tuổi, tôi vẫn cho rằng thế mạnh lớn nhất của Petrovietnam chính ở lực lượng con người.
Về thách thức, nếu đề cao lợi thế sức mạnh con người thì các trở ngại sẽ đến từ không gian mà con người có thể hành động. Không gian ấy bao gồm hai phạm trù bên ngoài và bên trong.
Bên ngoài là môi trường thể chế, là khung pháp luật và các cơ chế, chính sách. Liệu rằng đã đủ thuận lợi và bảo đảm cho lực lượng con người của Petrovietnam nói riêng, các doanh nghiệp nhà nước nói chung, rộng hơn là cộng đồng doanh nghiệp Việt, có khả năng triển khai, phát huy các quyền chủ động và năng lực sáng tạo của mình hay không?
+ Với tư duy toàn cầu như đề cập, ông đánh giá thế nào về quá trình hội nhập quốc tế của Petrovietnam thời gian qua? Để có thể ghi dấu ấn mạnh mẽ hơn nữa trên bản đồ năng lượng thế giới trong bối cảnh mới, Petrovietnam cần xác định phương hướng cho tiến trình này ra sao, thưa ông?
- Luật sư Nguyễn Tiến Lập: Petrovietnam được sinh ra với hợp tác quốc tế ngay từ ban đầu, nên các thành tựu có được của quá trình này đã được chứng minh qua thực tiễn, với các ví dụ điển hình như Liên doanh Vietsovpetro về khai thác, Liên doanh Nghi Sơn về lọc dầu hay các mỏ đang khai thác ở nước ngoài...
Trong khía cạnh này, tôi ấn tượng về mô hình phát triển của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Malaysia (Petronas), cũng được thành lập gần như cùng thời trong khu vực. Từ một công ty dầu khí quốc gia, Petronas đã vươn lên thành tập đoàn năng lượng toàn cầu mang quốc tịch Malaysia.
Tinh thần và năng lực cạnh tranh toát lên từ Petronas, theo tôi không hẳn là quy mô về tài chính, mạng lưới tổ chức hay số lượng nhân sự mà quan trọng là năng lực sáng tạo trong cung cấp các giải pháp năng lượng ở cấp độ toàn cầu, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
Tôi tin rằng hướng đi và con đường của Petrovietnam hay bất cứ doanh nghiệp dầu khí nào ở thời điểm này cũng như vậy. Vấn đề không còn là kiểm đếm quyền sở hữu các mỏ dầu hay các dự án đầu tư khai thác trên thế giới, mà đích đến sẽ là giải pháp năng lượng xanh, sạch, bền vững đi kèm xây dựng, vận hành thành công hệ thống cung ứng các dịch vụ liên quan cho xã hội và nền kinh tế.
+ Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện!
PV
(CLO) Liệu trại sáng tác có hiện tượng “đánh trống ghi tên”, khi ngân sách đầu tư không ít nhưng chưa thấy thống kê bao nhiêu kịch bản được sử dụng?
(CLO) Tàu Nga Vladimir Latyshev mắc kẹt tại cảng Saint-Malo suốt hơn 2 năm, đang đối mặt nguy cơ bị bỏ hoang vì thiếu dầu, nợ 150.000 euro.
(CLO) Hiệp hội bất động sản TP HCM vừa được Bộ Xây dựng thông báo, do quá cận Tết Ất Tỵ nên Hội nghị này sẽ được tổ chức ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán
(NB&CL) Năm 2025 là tròn 50 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (1975-2025). Để có được những mùa xuân của hoà bình, thống nhất, tự do, hạnh phúc và phát triển suốt 50 năm qua, dân tộc ta, đồng bào ta đã đi qua những mùa xuân, những cái Tết thật đặc biệt của tinh thần tranh đấu, không quản ngại hy sinh, gian khổ. Tết Ất Tỵ 2025 này, cùng nhớ lại một trong những cái Tết đặc biệt như thế - Tết Ất Mão 1975 - cái Tết cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
(NB&CL) Cuốn lịch mỏng dần trên tường, sương đầy dần trên những cánh đồng mỗi sớm mai là lúc năm đã cạn và lòng thêm nhiều bâng khuâng, thương nhớ. Cái nhớ thương cuối năm bao giờ cũng ăm ắp hoài niệm và nỗi niềm tự vấn. Có ai như tôi sáng nay khi bần thần cầm trên tay tờ lịch đầu tháng mười hai, nhìn ra khung cửa mùa đông, bắt gặp khoảng trời đầy sương khói mà thương nhớ những xa xôi?
(CLO) Sau sự cố drone rơi và bốc cháy trong tổng duyệt, Hà Nội đã quyết định dừng màn trình diễn này tại "Rực rỡ Thăng Long 2025".
(NB&CL) Điện ảnh không chỉ là một ngành công nghiệp giải trí, mà còn là công cụ mạnh mẽ giúp các quốc gia quảng bá hình ảnh của mình ra thế giới, đặc biệt trong việc thúc đẩy ngành du lịch. Tuy nhiên, với du lịch Việt, tiềm năng này lại chưa được khai thác triệt để. Dù đã có những bộ phim quốc tế như Kong: Skull Island giúp quảng bá mạnh mẽ hình ảnh Việt Nam, nhưng chính các nhà làm phim trong nước mới là lực lượng chủ chốt cần phải chủ động xây dựng những sản phẩm điện ảnh mang đậm dấu ấn văn hóa Việt, kết hợp chặt chẽ với du lịch, nhằm xây dựng một chiến lược quảng bá bền vững.
(CLO) Đại diện Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, Phòng 6 (Cục CSGT) và Công an tỉnh Thái Bình vừa làm việc với tài xế ô tô đăng tải hình ảnh, cho con trai 12 tuổi lái ô tô trên đường.
(CLO) Chương trình "Xuân biên phòng - Ấm lòng dân bản" là hoạt động thường niên của lực lượng Bộ đội Biên phòng. Với nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực, chương trình thể hiện đạo lý "tương thân, tương ái", "không để ai bị bỏ lại phía sau", tô thắm thêm phẩm chất cao đẹp của "Bộ đội Cụ Hồ" trong thời kỳ mới, quan tâm, chăm lo Tết cho các gia đình chính sách, hộ nghèo, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân ở khu vực biên giới.
(CLO) Khi đang chăn bò ở khu rẫy vắng, bà Blech (69 tuổi) bị một thanh niên trùm kín mặt tấn công, cướp đi số tiền hơn 11 triệu đồng.
(CLO) Trong ngày thứ ba nghỉ Tết Nguyên đán, lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý hơn 1.800 trường hợp vi phạm nồng độ cồn.
(CLO) Trải qua 3 lần dời làng vì sạt lở, thôn nghèo Tu Thó, xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) đã vươn mình “thay da, đổi thịt”. Không còn tư tưởng trông chờ ỉ lại, bà con đã biết làm giàu từ việc trồng sâm Ngọc Linh và làm du lịch.
(CLO) Mấy chục năm xa quê, cứ mỗi độ cuối năm khi Tết đến xuân về lòng tôi lại nôn nao cái cảm giác nhớ Huế, nhớ nhà, nhớ cội mai già đung đưa hoa vàng trong nắng ở trước sân nhà đến lạ.
(CLO) Thái Lan đã phân bổ khoảng 30 tỷ baht (890 triệu USD) cho người cao tuổi vào thứ Hai, đây là một phần trong chương trình của chính phủ nhằm giải quyết chi phí sinh hoạt cao và kích thích nền kinh tế trì trệ của quốc gia.
(CLO) 20ha rừng thông tại phường Đại Yên (TP Hạ Long, Quảng Ninh) bị cháy trong ngày 28 Tết Nguyên đán, ngọn lửa áp sát nhà dân.
(CLO) Trên địa bàn huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum) vừa xảy ra liên tiếp 6 trận động đất, trong đó có trận mạnh đến 3.8 độ.
(CLO) Tàu Nga Vladimir Latyshev mắc kẹt tại cảng Saint-Malo suốt hơn 2 năm, đang đối mặt nguy cơ bị bỏ hoang vì thiếu dầu, nợ 150.000 euro.
Viettel đã vượt qua những khó khăn ở cả trong và ngoài nước để biến 2024 trở thành một năm thành công trên tất cả các lĩnh vực, khẳng định tầm vóc của một tập đoàn tiên phong, chủ lực trong kỷ nguyên số - niềm tự hào của đất nước và người dân Việt Nam trên bản đồ thế giới.
Công ty TNHH MTV Phát triển hạ tầng KCN Chu Lai (CIZIDCO) là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Công ty được giao nhiệm vụ quản lý, đầu tư, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp.
(CLO) Theo ý kiến chuyên gia, không thể tránh khỏi tình trạng một số mặt hàng tăng giá trong dịp Tết, nhất là các mặt hàng đầu vị như thịt lợn thăn, thịt bò tươi, thuỷ hải sản cao cấp, rau và hoa quả.
(CLO) Thái Lan đã phân bổ khoảng 30 tỷ baht (890 triệu USD) cho người cao tuổi vào thứ Hai, đây là một phần trong chương trình của chính phủ nhằm giải quyết chi phí sinh hoạt cao và kích thích nền kinh tế trì trệ của quốc gia.
(CLO) Thổ Nhĩ Kỳ đang cố gắng ngoại giao để quay lại đàm phán năng lượng với Liên minh châu Âu. Sau khi xung đột với Síp cản trở các cuộc đàm phán trước đó, quốc gia này hiện đang cân nhắc khả năng trở thành nhà cung cấp khí đốt tự nhiên quan trọng của khối, theo Politico.
(CLO) Nền kinh tế Hoa Kỳ có thể giảm 8% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Điều này sẽ xảy ra nếu Tổng thống Donald Trump thành công trong việc trục xuất tất cả những người nhập cư bất hợp pháp khỏi Hoa Kỳ, Bloomberg đưa tin.
(CLO) Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương cho biết, tới thời điểm hiện nay, giá hầu hết các mặt hàng thiết yếu phục vụ Tết không tăng đột biến, tương đối ổn định so với ngày hôm trước.
Lì xì Tết là một trong các hoạt động ưu đãi thường niên của Viettel Telecom nhằm tri ân khách hàng nhân dịp Tết Nguyên đán hàng năm. Điểm mới của chương trình năm nay là quỹ điểm cao hơn và Viettel bổ sung nhiều voucher có tính ứng dụng cao cho khách hàng.
(CLO) Giá vàng trong nước đóng cửa thị trường năm Giáp Thìn 2024 ở mức sát 89 triệu đồng/lượng. Trên thế giới, giá vàng giao ngay kết thúc tuần qua tiến sát với mức kỷ lục, khi đạt 2.771 USD/ounce rồi quay đầu đi xuống vào phiên sáng nay (27/1).