PGS-TS. Đinh Trọng Thịnh: Năm 2021 cẩn trọng bong bóng tài sản!

Thứ tư, 20/01/2021 08:00 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trao đổi với Nhà báo và Công Luận, PGS-TS. Đinh Trọng Thịnh - Học viện Tài chính cho biết, các cơ quan quản lý nhà nước cần sớm có sự theo dõi sát sao, giải pháp để tránh tình trạng bong bóng trên hai thị trường chứng khoán, bất động sản.

PGS-TS Đinh Trọng Thịnh: Cơ quan quản lý cần sát sao để tránh tình trạng xuất hiện

PGS-TS Đinh Trọng Thịnh: Cơ quan quản lý cần sát sao để tránh tình trạng xuất hiện "bong bóng bất động sản"

Nhiều tổ chức quốc tế dự báo kinh tế Việt Nam năm 2021 có sự phục hồi đáng kể với những dự báo lạc quan ở mức 6,8-7%. Ông có nghĩ sao về những nhận định này. Ông có cho rằng kinh tế 2021 sẽ có nhiều điểm sáng, sức bật?

-Năm 2020 đã gặt hái nhiều kết quả đáng kể. Việt Nam nằm trong danh sách những quốc gia hiếm hoi có mức tăng trưởng dương trong một năm dịch bệnh bùng nổ. Năm 2021, tôi cho rằng có rất nhiều nhân tố giúp sức bật nền kinh tế tốt hơn. Phương án tốt nhất có thể đạt được là 6,8-7,4%. 

Nhiều quốc gia mở cửa trở lại, hầu hết các nước đang thích nghi với dịch bệnh, vừa sản xuất kinh doanh vừa vẫn trở lại hoạt động trong trạng thái bình thường mới. Nhiều nước triển khai đang tiêm chủng vacxin, hiệu ứng kinh tế tốt chắc chắn sẽ hơn khi dịch bệnh dần được kiểm soát. Khi nền kinh tế dần phục hồi, cầu hàng hoá thế giới năm 2021 sẽ tốt hơn, điều này thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam tốt hơn.

Nội tại nền kinh tế Việt Nam cũng có nhiều điểm sáng hơn, 3 tháng cuối năm nhiều ngành có sức bật mạnh. Như ngành công nghiệp hỗ trợ tăng 11-12%. Thứ hai là nông nghiệp, ngành này tiếp tục khẳng định trụ đỡ của nền kinh tế trong năm “sóng gió” nhờ thay đổi cấu trúc sản xuất, ứng dụng công nghệ cao.

Khu vực tư nhân ngày càng khẳng định hơn vai trò trong cơ cấu nền kinh tế, trở thành động lực tốt để phát triển. Chúng ta đang đi rất đúng hướng. Bên cạnh đó, các FTA đang tạo động lực rất tốt cho xuất khẩu. 

Cơ cấu về sử dụng vốn cũng có những thay đổi tích cực, trước phụ thuộc quá lớn vào tín dụng nhưng năm vừa rồi thị trường trái phiếu phát triển mạnh. Dù cũng có những cảnh báo phát triển quá “nóng” song rõ ràng sự thay đổi về nguồn vốn này cũng là đáng ghi nhận. Thị trường chứng khoán cũng ghi nhận tăng trưởng rất nhanh, rất mạnh...

Cả hai thị trường bất động sản, chứng khoán đều ghi nhận dòng vốn đổ vào rất lớn. Đặc biệt hai thị trường này xuất hiện nhiều nhà đầu tư F0. Nhiều lo ngại việc hình thành bong bóng tài sản, tiền không chảy vào khu vực sản xuất?

-Đó là điều tôi cũng lo ngại. Hãy nhìn vào thị trường bất động sản thì thấy, giá tăng mạnh bất chấp cả lúc thị trường vô cùng trầm lắng, ảm đạm. Có chỗ tăng tới mức 20-30%. Nhiều người không biết đầu tư vào đầu, họ rót tiền vào thị trường bất động sản rồi đợi giá tăng. Hiện nay các tổ chức đều khẳng định chưa có bong bóng, song lo ngại là vẫn có.

Ở thị trường chứng khoán, chỉ trong vài tháng tăng từ hơn 600 điểm lên tới hơn 1.100 điểm chỉ trong vài tháng, bên cạnh điểm tích cực là thể hiện sự kỳ vọng của nhà đầu tư vào nền kinh tế thì cũng có lo ngại việc tăng quá nhanh.

Một số chuyên gia cho rằng thị trường chỉ lấy lại những gì nó đã mất nhưng thực tế cái gì cũng có hai mặt. Nếu tăng trưởng nóng quá thì dễ tạo bong bóng. Giá trị cổ phiếu doanh nghiệp không thể tăng nhanh thế trong một thời gian ngắn. 

Hy vọng cơ quan nhà nước quản lý nhà nước có sự theo dõi sát sao để tránh tình trạng bong bóng trên hai thị trường này. Tăng thì tốt đấy nhưng vẫn phải rất cẩn trọng.

Lãi suất thấp được cho là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người đổ tiền vào hai trường nói trên? Theo ông, việc điều hành chính sách tiền tệ năm sau nên ra sao?

-Có rất nhiều vấn đề xung quanh việc điều hành lãi suất. Chúng ta muốn lãi suất thấp để kích thích nền kinh tế phát triển, hỗ trợ doanh nghiệp song cũng lo ngại việc hình thành bong bóng tài sản.

Tuy nhiên tôi cho rằng việc duy trì mức lãi suất thấp này sẽ không kéo dài lâu. Nền kinh tế của chúng ta đang phục hồi, nhu cầu vốn rất lớn, nhu cầu vay tăng lên. Ngân hàng muốn đáp ứng vốn thì lãi suất tăng lên để huy động. Tôi dự báo lãi suất tăng từ cuối quý 1/2021. Cứ giữ lãi suất thấp ở mức thế này thì khó lắm. 

Không chỉ là vấn đề lãi suất thấp, một phần vốn rất lớn đổ vào bất động sản là trái phiếu với mức lãi suất cao, thậm chí lên tới 17-18%. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể vỡ nợ, người mua trái phiếu có thể mất trắng. Chúng ta chưa có biện pháp làm cho doanh nghiệp phát hành minh bạch, đảm bảo an ninh tài chính cho trái chủ. Kênh trái phiếu cần được kiểm soát chặt chẽ hơn. 

Nhìn chung, tôi cho rằng việc điều hành chính sách tiền tệ, tài khoá năm 2021 sẽ theo hướng thận trọng hơn. Việt Nam nên kiên trì đường lối tiếp tục giữ vững ổn định thị trường tiền tệ, giữ vững giá trị đồng tiền Việt Nam. Nếu để đồng tiền trôi nổi, phá giá thì rất nhiều hệ luỵ.

Ông có khuyến nghị gì trong vấn đề chính sách cho năm tới để thực hiện được mục tiêu về tăng trưởng đặt ra?

-Tôi cho rằng, đẩy mạnh tăng trưởng, phát triển là yêu cầu quan trọng nhưng yếu tố cơ bản nhất vẫn là kiểm soát được dịch Covid-19 một cách tốt nhất. Việc quản lý chặt, không cho dịch bệnh tràn lan sẽ giúp doanh nghiệp, người dân yên tâm sản xuất, ổn định kinh doanh.

Một vấn đề cần được lưu ý đó là việc Việt Nam bị đưa vào danh sách điều tra chính sách tiền tệ. Hy vọng phía Việt Nam sớm làm việc với Mỹ, đưa Việt Nam ra khỏi danh sách bị gán mác “thao túng tiền tệ”.

Việt Nam không hề muốn phá giá đồng tiền để đẩy mạnh cạnh tranh trong xuất nhập khẩu với các nước trên thế giới. Việt Nam chỉ có mục tiêu là ổn định đồng tiền, không để VND bị mất giá một cách quá đáng. Vì thế, việc mua vào ngoại tệ, thực tế là chúng ta có 2 mục tiêu: Một là để giữ ổn định giá trị VND, tức là chúng ta không phá giá đồng tiền, để cạnh tranh trong thương mại bất bình đẳng như Mỹ gắn mác "thao túng tiền tệ" là không phải.

Xin cám ơn ông về cuộc trò chuyện này?

Nguyễn Khánh (thực hiện)

Tin khác

The Global City không ngừng “thay da đổi thịt” xứng tầm trung tâm mới của thành phố Hồ Chí Minh

The Global City không ngừng “thay da đổi thịt” xứng tầm trung tâm mới của thành phố Hồ Chí Minh

(NB&CL) “Thật không ngờ The Global City có thể xây dựng và hoàn thiện nhanh như thế, thay đổi và nhộn nhịp đến không ngờ. Dãy nhà phố thương mại SOHO ngoài thực tế còn đẹp và hiện đại hơn cả trên bản vẽ”, đó chính là nhận xét của hầu hết những khách hàng đến tham quan, hay từ những chủ sở hữu nhà phố SOHO khi quay lại The Global City nhận bàn giao nhà trong thời gian qua.

Bất động sản
Căn hộ tại Hà Nội “ế” nhưng “ngáo giá”

Căn hộ tại Hà Nội “ế” nhưng “ngáo giá”

(CLO) Bộ Xây dựng cũng đi kiểm tra tại một số vị trí chung cư được rao giá bán cao ở Hà Nội nhưng không có nhiều giao dịch, giao dịch thành công rất ít.

Bất động sản
GS6 The Miami ghi điểm tuyệt đối với “tiện ích tầng không” độc bản phía Tây Hà Nội

GS6 The Miami ghi điểm tuyệt đối với “tiện ích tầng không” độc bản phía Tây Hà Nội

(CLO) Được phát triển theo xu hướng đề cao tính cá nhân hóa và duy nhất, “tiện ích tầng không” thời thượng với tầm view khoáng đạt của GS6 The Miami (Vinhomes Smart City, Hà Nội) mang đến những trải nghiệm nâng tầm cho giới tinh hoa.

Bất động sản
Nhu cầu nhà ở tại TP HCM : cung giảm, cầu tăng

Nhu cầu nhà ở tại TP HCM : cung giảm, cầu tăng

(CLO) Với nhu cầu nhà ở ngày một tăng, nguồn cung tại chỗ và 3 tỉnh lân cận vẫn không thể đáp ứng được lực cầu của TP HCM. Điều đó cũng dẫn đến nhiều sản phẩm thị trường tỉnh đều đang nhắm đến nhu cầu khách hàng của TP HCM.

Bất động sản
3 bộ luật nào sẽ tác động mạnh đến thị trường bất động sản trong thời gian tới?

3 bộ luật nào sẽ tác động mạnh đến thị trường bất động sản trong thời gian tới?

(CLO) Theo ông Nguyễn Văn Đính, 3 luật có tầm ảnh hưởng quan trọng nhất tới thị trường bất động sản thời gian tới là Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023 và Luật Kinh doanh Bất động sản 2023.

Bất động sản