(CLO) Tết Trung thu năm nay cận kề nhưng do dịch bệnh, nhiều địa phương, đơn vị chuyển sang tổ chức Trung thu cho các em nhỏ bằng hình thức trực tuyến.
Một Trung thu đặc biệt
Vào lúc 20 giờ tối 21/9, sẽ diễn ra chương trình nghệ thuật online đặc biệt mang tên “Trung thu cho em” tại 3 điểm cầu Nhà hát múa rối Việt Nam, Liên đoàn Xiếc Việt Nam và Nhà hát Múa rối Thăng Long.
Đây là hoạt động nằm trong chuỗi chương trình giao lưu nghệ thuật trực tuyến với chủ đề “San sẻ yêu thương, vượt qua đại dịch” do Cục Nghệ thuật Biểu diễn (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức.
Cục Nghệ thuật biểu diễn cho biết, chương trình sẽ được livestream trên kênh YouTube Nghệ thuật biểu diễn Việt Nam, Fanpage Cục Nghệ thuật Biểu diễn và Facebook các nghệ sỹ tham gia chương trình.
Được biết, trong chương trình nghệ thuật đặc biệt dành tặng các em nhỏ mùa Trung thu năm nay, Nhà hát Múa rối Việt Nam sẽ mang đến những tiết mục nghệ thuật đặc sắc như: Rước đèn dưới trăng thu, Đơn ca Thỏ ngọc: Rock Vầng trăng (có chú Cuội, Hằng Nga và múa rối rước đèn phụ họa), Trăng soi bóng trúc đêm rằm. Liên đoàn Xiếc Việt Nam trình diễn xiếc dê và hề ảo thuật. Nhà hát Múa Rối Thăng Long với các tiết mục: Chị Hằng lên cung trăng, Trống cơm, múa sư tử, rước đèn ông sao, nhảy hiphop và vũ điệu rửa tay…
Trước đó, tối 20/9, Thành đoàn - Hội đồng đội TP. Hà Nội, Cung Thiếu nhi Hà Nội chủ trì, phối hợp với 7 tỉnh và 3 trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi trên cả nước tổ chức chương trình “Đêm hội trăng rằm - Lồng đèn thắp sáng ước mơ”.
Chương trình này có tham gia của nhiều ca sỹ, diễn viên nổi tiếng với các tiết mục đặc sắc vùng miền: Múa lân - sư - rồng; liên khúc Trung thu, liên khúc rước đèn…; Cuộc thi “Đại sứ cung trăng”….
Chương trình này sẽ được phát trực tiếp trên Fanpage của Trung ương Đoàn, Hội đồng đội Trung ương, Hội đồng Đội TP Hà Nội và Cung Thiếu nhi Hà Nội.
Tại TP. HCM, Trung thu năm nay các địa phương không tổ chức "Đêm trăng rằm" như hằng năm mà thay vào đó là các hoạt động thiết thực chăm lo cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ mồ côi, trẻ có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh…
Tuy vậy, những chương trình thăm hỏi, tặng quà như lồng đèn, bánh Trung thu, sách vở... cho trẻ em tại các "vùng xanh", vùng an toàn không có dịch vẫn diễn ra để các em cảm nhận được không khí Tết Trung thu.
Ngoài các chương trình lớn do các đơn vị, cơ quan Trung ương tổ chức, nhiều trường học trên cả nước cũng có kế hoạch sẽ tổ chức Lễ hội trăng rằm trực tuyến với nội dung phong phú, sáng tạo, mang lại cảm giác an bình, ấm áp, sẻ chia cho các em.
Hiện nhiều trang facebook chính thức của các trường học đã đổi hình nền về Đêm hội trăng rằm và những thông tin về ngày hội để truyền cảm xúc, tinh thần hào hứng cho học sinh.
Nội dung các chương trình Trung thu cũng mang nhiều màu sắc riêng biệt, đặc trưng của từng trường như: Thi ảnh, vẽ tranh, kể chuyện, thuyết trình, trang trí… Tất cả sẽ mang đến một Trung thu online đầu tiên đầy trải nghiệm, yêu thương, gắn kết và đề cao yếu tố an toàn phòng chống dịch bệnh cho học sinh.
Cùng với các hoạt động thiết thực hướng tới trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, ở mỗi địa phương, tổ dân phố hay các trường học, gia đình đều có những cách tổ chức Trung thu riêng, phù hợp với thực tiễn.
Tại nhiều khu chung cư, cư dân cũng nghĩ ra những kế hoạch đón Trung thu theo cách đặc biệt. Ban quản lý một số tòa nhà chung cư phát cho gia đình cư dân lồng đèn để mọi người tự lắp ráp. Đêm rằm, cả chung cư sẽ cùng bật nhạc, cùng hát vang những ca khúc quen thuộc. Một số gia đình lên kế hoạch cả nhà cùng ra ban công để hát mừng Quốc khánh hay cổ vũ các y bác sĩ tuyến đầu...
Vững tin vượt qua đại dịch Covid-19
Tết Trung thu là nét văn hóa cổ truyền của người Việt Nam và đặc biệt có ý nghĩa với các em thiếu niên, nhi đồng. Mặc dù dịch bệnh còn đang diễn biến phức tạp, những chương trình vui Trung thu online vẫn hứa hẹn mang lại niềm vui và nụ cười cho các em thiếu nhi, để các em vẫn có thể “rước đèn, phá cỗ”; để ký ức tuổi thơ của các em vẫn tràn ngập hình ảnh về chiếc lồng đèn ông sao, về sự tích cây đa, về chú Cuội, chị Hằng... qua đó góp phần giải tỏa tâm lý, nâng cao đời sống tinh thần cho các em nhỏ.
Những hoạt động vui Trung thu online cũng góp thêm món ăn tinh thần đến các bậc cha mẹ, đến tất cả khán giả trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội. Từ đó, khơi dậy, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, cùng nhau vững tin vượt qua đại dịch; khơi dậy ngọn lửa đam mê, nhiệt huyết, sự sáng tạo của các nghệ sỹ để sáng tác các tác phẩm mới về đề tài phòng, chống Covid-19, lan tỏa trong cộng đồng những thông điệp sâu sắc về tình yêu quê hương, đất nước, con người Việt Nam.
Dù dịch bệnh khiến cho cuộc sống của mỗi người khó khăn hơn nhưng Tết Trung thu vẫn được nhiều người quan tâm; trẻ em vẫn háo hức, mong chờ. Dẫu mâm cỗ không được đủ đầy như mọi năm, trẻ không được xem múa lân, đi rước đèn, phá cỗ cùng bạn bè... nhưng dịch bệnh chắc chắn không thể cản ngăn ước nguyện sum vầy, cùng nhau đón một mùa Trung thu đoàn viên. Và mùa Trung thu online năm nay chắc chắn sẽ là một ký ức khó phai đối với các em nhỏ.
(CLO) Sau nỗ lực tìm kiếm suốt ngày đêm, đến sáng 23/11, lực lượng chức năng thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế đã tìm thấy thi thể nạn nhân đầu tiên bị rơi xuống sông Hữu Trạch.
(CLO) Honda Thanks Day 2024 diễn ra từ ngày 30/11-1/12 trên phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm bao gồm không gian sắc hoa và triển lãm ảnh Hà Nội, khu vực trưng bày sản phẩm và công nghệ Honda, không gian làng nghề Thủ đô, các khu vực vui chơi cho trẻ em và gia đình…
(CLO) Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng họ phải là một siêu cường công nghệ để "nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và ứng phó với các rủi ro bên ngoài".
(CLO) Hội nghị khí hậu 2024 của Liên hợp quốc (COP29) đã phải kéo dài sang thứ Bảy, sau khi các quốc gia đang phát triển từ chối lời đề nghị trị giá 250 tỷ USD từ các nước giàu để giúp họ giải quyết tình trạng nóng lên toàn cầu.
(CLO) Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An vinh dự được trao giải “Impactful destination” - “Điểm đến có ảnh hưởng” 2024.
(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh nối với Trung Quốc với tổng mức đầu tư 183.856 tỷ đồng.
(CLO) Để dự án xây dựng tuyến đường bộ mới Nam Định - Lạc Quần - Đường bộ ven biển hoàn thành theo đúng mục tiêu đề ra trước ngày 1/7/2025, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thành giải póng mặt bằng, cũng như nốt các phần còn tồn tại trong thời gian sớm nhất.
(CLO) Tối 22/11, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 - 22/11/2024). Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình tham dự và chia vui với nhân dân tỉnh Đắk Lắk.
(CLO) Tối 22/11, trong không khí chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11) và kỷ niệm 10 năm Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền thống “Việt Nam - những sắc màu Di sản” chính thức khai mạc tại Nghệ An.
(CLO) Vào thứ Sáu (22/11), thẩm phán đã hoãn vô thời hạn vụ án gồm 34 tội danh hình sự của ông Donald Trump, vốn liên quan đến việc làm sai lệch hồ sơ kinh doanh và khoản “tiền bịt miệng” ở New York.
(CLO) Với chủ đề “Làm thế nào để những tác phẩm văn học nghệ thuật đến được với công chúng?”, buổi tọa đàm do Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật (VHNT) TP.HCM tổ chức đã thu hút sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, cơ quan quản lý văn hóa và nghệ sĩ.
(CLO) Dự kiến tỉnh Hà Nam có 19 đơn vị hành chính cấp xã phải thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025. Sau sắp xếp sẽ dôi dư 143 cán bộ, công chức (cán bộ 92 người, công chức 51 người).
(CLO) Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) sẽ tập trung giải quyết các “điểm nghẽn” thể chế và sẽ là hành lang pháp lý quan trọng để bảo vệ và phát huy giá trị di sản.
(CLO) Tối 22/11, trong không khí chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11) và kỷ niệm 10 năm Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền thống “Việt Nam - những sắc màu Di sản” chính thức khai mạc tại Nghệ An.
(CLO) Với chủ đề “Làm thế nào để những tác phẩm văn học nghệ thuật đến được với công chúng?”, buổi tọa đàm do Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật (VHNT) TP.HCM tổ chức đã thu hút sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, cơ quan quản lý văn hóa và nghệ sĩ.
(CLO) Hàng trăm tài liệu, cổ vật có niên đại cách ngày nay hơn 2.000 năm, phản ánh sự hình thành và phát triển của nền văn hóa Đông Sơn trên đất Vĩnh Phúc.
(CLO) Để tiếp tục nâng cao chất lượng, đưa Giải thưởng Sách Quốc gia xứng tầm với vị thế là một giải thưởng cấp quốc gia, đồng thời tạo sự lan tỏa mạnh mẽ đến gần hơn với bạn đọc, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Điều lệ và Quy Giải thưởng mới với nhiều điểm mới. Thông tin này được đưa ra tại buổi họp báo do Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức sáng nay ngày 22/11 tại Hà Nội.
(CLO) Liên hoan nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ 3 tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau là nơi các nghệ nhân gặp gỡ, giao lưu nhằm bảo tồn, phát triển phong trào đờn ca tài tử tại mỗi địa phương.
(CLO) Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc được tổ chức định kỳ 3 năm một lần đã khẳng định là một thương hiệu quốc gia trong các liên hoan về nghệ thuật ca múa nhạc ở Việt Nam.
(CLO) Ngày 21/11, tại Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển công nghiệp văn hóa Việt Nam.