Phải chặt chẽ về căn cứ tạm đình chỉ vụ án “vì lý do dịch bệnh, thiên tai”

Thứ sáu, 22/10/2021 12:41 PM - 0 Trả lời

(CLO) Đồng tình với kiến nghị cho phép tạm đình chỉ giải quyết vụ án vì lý do dịch bệnh, thiên tai; tuy nhiên, ĐBQH, chuyên gia pháp lý cũng cho rằng, cần phải quy định chặt chẽ, rõ ràng, để tránh bị lạm dụng quy định này.

Quy định mang tính dự phòng

Trong chương trình Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, có nội dung thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự.

Một trong những vấn đề được nhiều ĐBQH và cử tri quan tâm ở dự thảo Luật này, đó là Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đề xuất bổ sung căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án “vì lý do bất khả kháng do thiên tai, dịch bệnh”.

Đưa ra ý kiến tại phiên thảo luận tổ, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Thủy phân tích, tố tụng hình sự hiện nay có 4 giai đoạn gồm khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử. Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự trình Quốc hội bổ sung căn cứ tạm đình chỉ giải quyết ở 3 giai đoạn đầu là khởi tố, điều tra và truy tố. Đối với giai đoạn xét xử, Tòa án nhân dân tối cao đã có đề xuất Quốc hội cho phép được xét xử trực tuyến.

phai chat che ve can cu tam dinh chi vu an vi ly do dich benh thien tai hinh 1

ĐBQH Nguyễn Thị Thủy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội nêu rõ: Các hoạt động trong các giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố đòi hỏi phải tiến hành các biện pháp tại thực địa, hiện trường như khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, khám xét nơi ở, khám xét nơi làm việc... Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến rất phức tạp ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước, nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội trong thời gian dài, đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự. Việc không thể tiến hành đầy đủ biện pháp sẽ không bảo đảm kết luận điều tra cũng như kết luận vụ án. Ngoài ra, các biện pháp phòng chống dịch bệnh quy định chặt chẽ các yêu cầu về thời gian xét nghiệm cũng làm chậm quá trình tố tụng. Từ kinh nghiệm thực tiễn do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 cho thấy, Bộ luật Tố tụng hình sự cần có quy định mang tính dự phòng trong trường hợp bất khả kháng vì thiên tai, dịch bệnh.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp cũng đề nghị, đối với quy định này cần phải nêu rõ: dịch bệnh, thiên tai đến mức độ nào thì mới được tạm đình chỉ trong quá trình giải quyết vụ án, để không lạm dụng, không làm chùng xuống công cuộc đấu tranh chống tội phạm đang rất quyết liệt. Đồng thời, phải có sự kiểm soát chặt chẽ của Thủ trưởng cơ quan điều tra, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân khi nhận được đề xuất của điều tra viên, đề xuất của kiểm sát viên về việc tạm đình chỉ vụ án trong giai đoạn tố tụng để tránh việc lạm dụng.

Giải quyết vấn đề cấp bách phát sinh trong thực tiễn

Trao đổi với phóng viên báo Nhà báo và Công luận dưới góc nhìn pháp lý, luật sư Bùi Đình Ứng (đoàn Luật sư TP.Hà Nội) cho biết, ông đồng tình với quan điểm trên. “Việc bổ sung quy định này nhằm giải quyết những vấn đề cấp bách phát sinh trong thực tiễn do thiên tai, dịch bệnh gây ra”, luật sư Bùi Đình Ứng nhấn mạnh.

Vị chuyên gia pháp lý phân tích: Từ thực tế thời gian vừa qua cho thấy, tình hình thiên tai lũ lụt nghiêm trọng xảy ra ở một số địa phương và diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 đã làm ảnh hưởng, trì hoãn đến quá trình khởi tố, điều tra, truy tố và kể cả việc xét xử nhiều vụ án. Trong khi đó, Bộ luật Tố tụng hình sự đặt ra vấn đề về thời hạn để giải quyết một vụ án. Tuy nhiên, hiện nay không có quy định cho phép tạm đình chỉ trong trường hợp “vì lý do bất khả kháng do thiên tai, dịch bệnh”. Cơ quan tiến hành tố tụng không thể xử lý tình huống bằng cách ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung hoặc đình chỉ vụ án vì không có căn cứ.

phai chat che ve can cu tam dinh chi vu an vi ly do dich benh thien tai hinh 2

Luật sư Bùi Đình Ứng.

“Tôi lấy ví dụ, như các đợt lũ lụt kéo dài tại miền Trung, sạt lở đất đá, các phương tiện không thể đi lại được, thậm chí còn phải lo cứu người. Các hoạt động điều tra, thu thập chứng cứ, triệu tập lấy lời khai… không thể tiến hành được. Từ đó, sẽ rất khó khăn để đảm bảo giải quyết vụ án theo đúng thời hạn của Bộ luật Tố tụng hình sự quy định. Như vậy, do thiên tai, dịch bệnh mà không thể tiến hành - bị “ngừng” việc giải quyết vụ án sẽ dẫn đến câu chuyện cơ quan tiến hành tố tụng vi phạm pháp luật trong tố tụng hình sự về thời hạn giải quyết vụ án. Đây rõ ràng là lý do khách quan, không phải lỗi của cơ quan tiến hành tố tụng. Do đó, tôi cho rằng, việc bổ sung căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án vì lý do bất khả kháng do thiên tai, dịch bệnh là hợp lý”, luật sư Bùi Đình Ứng nói.

Tuy nhiên, vị chuyên gia pháp lý cũng lưu ý: Cần phải bổ sung quy định thật cụ thể, rõ ràng, trong trường hợp nào thì mới được coi là “nguyên nhân bất khả kháng do thiên tai, dịch bệnh” để tránh lạm dụng, ảnh hưởng đến quyền lợi của những người liên quan.

“Sau khi đã đưa vào Luật thì phải có Nghị định hoặc Thông tư thống nhất hướng dẫn cụ thể, thế nào là trường hợp bất khả kháng, chứ không thể nói chung chung, để tránh trường hợp mỗi nơi vận dụng một khác, đồng thời tránh việc lạm dụng quy định đó để tạm đình chỉ. Ví dụ như thiên tai thì phải là thiên tai đến mức độ nào mới được tạm đình chỉ. Hoặc dịch bệnh ở cấp độ nào, áp dụng cho khu vực, địa phương nào thì mới được tạm đình chỉ… Khi cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định tạm đình chỉ vì lý do bất khả kháng thì họ phải cho biết lý do bất khả kháng ở đây là gì, chứ không thể áp dụng tùy tiện. Nếu họ ra quyết định sai thì phải chịu trách nhiệm”, ông Ứng nêu rõ quan điểm.

Luật sư Bùi Đình Ứng nhấn mạnh: Từ những trở ngại, hạn chế, khó khăn do khách quan đem lại, cần được xem xét, tháo gỡ để giải quyết, đáp ứng yêu cầu cấp bách trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, để không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội; tạo cơ sở pháp lý để các cơ quan có thẩm quyền ban hành các quyết định tố tụng có căn cứ, đúng pháp luật… Bởi vậy, cần bổ sung quy định kịp thời.

Nguyễn Hường

Bình Luận

Tin khác

Chủ tịch Quốc hội: Kinh tế báo chí rất khó khăn khi quảng cáo trên nền tảng trực tuyến rất phát triển

Chủ tịch Quốc hội: Kinh tế báo chí rất khó khăn khi quảng cáo trên nền tảng trực tuyến rất phát triển

(CLO) Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, kinh tế báo chí rất khó khăn trong điều kiện quảng cáo trên nền tảng trực tuyến rất phát triển như hiện nay. Do đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan nên nghiên cứu chính sách để đưa vào dự án Luật thuế giá trị gia tăng (sửa đổi).

Tin tức
Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc phiên họp thứ 32

Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc phiên họp thứ 32

(CLO) Chiều 23/4, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc phiên họp thứ 32 sau 4,5 ngày làm việc.

Tin tức
Hà Nội thí điểm ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư

Hà Nội thí điểm ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư

(CLO) UBND Thành phố vừa ban hành Kế hoạch số 122/KH-UBND về triển khai thí điểm Ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Tin tức
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn

(CLO) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến thăm làm việc và tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Việt Nam từ ngày 21-24/4.

Tin tức
ASEAN sẽ trở thành một hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu từ 3 định hướng đột phá

ASEAN sẽ trở thành một hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu từ 3 định hướng đột phá

(CLO) Tại tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN và các đối tác với chủ đề "Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số", Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề xuất 3 định hướng đột phá nhằm đưa ASEAN trở thành một hình mẫu trong chuyển đổi số trên toàn cầu.

Tin tức