Phải có chế tài đối với hành vi vu khống, chụp mũ… trên mạng xã hội!

Thứ sáu, 18/10/2019 10:53 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Năm 2007, việc ca sĩ Phương Thanh kiện “Cô gái đồ long” Lê Nguyễn Hương Trà ra tòa vì “thông tin sai sự thật” đã gây chấn động dư luận, tưởng rằng sẽ là lời cảnh tỉnh với cộng đồng sau đó. Nhưng không, việc vu khống, chụp mũ, xúc phạm người khác trên mạng xã hội lại như đang không thể kiểm soát.

1. Vào ngày 16/10/2007, ca sĩ Phương Thanh đã nộp đơn khởi kiện blogger “Cô gái đồ long” ra tòa vì đã xúc phạm danh dự của cô khi thông tin sai về liveshow “Mưa”. Ngoài ra, ca sĩ cũng cho rằng entry “Chuyện của... Cờ” trên blog này ám chỉ tới chị.

Đây là một vụ án khá lạ trong lịch sử tố tụng, là phiên tòa đầu tiên tại Việt Nam xét xử việc chủ nhân blog bị kiện vì đã đưa thông tin không chính xác gây mất uy tín, danh dự của người khác. Sau phiên phúc thẩm vào tháng 7/2008, TAND TP. HCM tuyên hủy án sơ thẩm, đưa về xét xử lại từ đầu. Rồi sau đó, tại phiên hòa giải, bà Phương Thanh chấp nhận lời xin lỗi của bà Hương Trà, vụ kiện khép lại sau rất nhiều ồn ào, khiến báo giới tốn biết bao giấy mực.

2ed759553815d14b8804

2. Hơn một thập kỷ sau khi vụ kiện “Cô gái đồ long” khép lại, tới lượt một “ngôi sao” mạng xã hội khác là Facebook Vũ Khắc Ngọc “sập hầm”.

Theo đó, Facebook Vũ Khắc Ngọc đã đăng bài viết chỉ trích ứng dụng đo lường và xếp hạng không khí AirVisual đã chỉnh sửa dữ liệu nhằm bán máy lọc không khí do công ty mẹ IQair sản xuất. Tài khoản này không đưa ra bằng chứng nào khác, tuy nhiên nhấn mạnh xếp hạng của AirVisual sẽ làm ảnh hưởng đến ngành du lịch Việt Nam, đồng thời kêu gọi người dùng viết nhận xét chê bai trên các kho ứng dụng.

Với gần 350.000 lượt theo dõi, bài đăng của Ngọc lan tỏa mạnh mẽ trên mạng và khiến AirVisual “biến mất” khỏi các chợ ứng dụng tại Việt Nam vì bị tấn công đánh giá 1 sao. Vụ tấn công thậm chí đã được đăng tải trên các hãng thông tấn quốc tế, trong đó có Reuters.

Sau vụ việc xảy ra, Facebook Vũ Khắc Ngọc đã xin lỗi đơn vị phát triển AirVisual. “Tôi rất lấy làm tiếc khi những đánh giá tiêu cực về AirVisual gây ảnh hưởng, trở ngại tới hoạt động của ứng dụng này ở Việt Nam. Tôi hy vọng khi những hiểu lầm về cách xếp hạng của AirVisual đã được làm rõ, các bạn sẽ nhanh chóng trở lại hoạt động tại Việt Nam, cung cấp nhiều thông tin hữu ích, xác thực…”, Vũ Khắc Ngọc viết.

Hậu quả của việc “truyền thông tấn công” ứng dụng AirVisual của Vũ Khắc Ngọc là không thể đo đếm, đầu tiên là ảnh hưởng nghiêm trọng tới Trung tâm Học mãi - nơi anh cộng tác giảng dạy.

Theo đó, tất cả các kênh truyền thông của Hệ thống Giáo dục Học mãi đã liên tục phải hứng chịu tấn công mạng. Toàn bộ hệ thống fanpage trên các mạng xã hội, địa chỉ doanh nghiệp trên Google, ứng dụng trên kho ứng dụng Google Play và Apple Store đã nhận hơn 10.000 đánh giá tiêu cực. Đỉnh điểm vào 8/10/2019, các trang Facebook, Google, YouTube của Trung tâm đã nhận hàng nghìn bài viết đánh giá tiêu cực 1 sao, các bình luận nhục mạ, công kích…

Điều này đã vô tình khiến hình ảnh của Trung tâm Học mãi xấu đi trong mắt phụ huynh và học sinh, còn cá nhân thầy giáo Vũ Khắc Ngọc bị đặt câu hỏi về động cơ, phẩm giá.

Bài công kích, kêu gọi tẩy chay Hệ thống giáo dục Học mãi trên mạng xã hội.

Bài công kích, kêu gọi tẩy chay Hệ thống giáo dục Học mãi trên mạng xã hội.

3. Từ vụ AirVisual và rất nhiều vụ việc trước đó đã đặt ra một yêu cầu cần kíp đối với các nhà quản lý và cả cộng đồng: Việc đưa thông tin sai sự thật, xuyên tạc, thêu dệt lên mạng xã hội phải bị xử lý.

Luật sư Nguyễn Hải Nam - Văn phòng Luật sư Công Quyền nói rõ hơn: Đăng tin, nói xấu người khác trên mạng xã hội hiện đã bị pháp luật nghiêm cấm. Theo điểm g, khoản 3, điều 66 Nghị định số 174/2013, phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng đối với hành vi “cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác”.

Trường hợp việc xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác đến mức nghiêm trọng hơn, có thể bị xử lý hình sự về tội làm nhục người khác theo điều 121 Bộ Luật Hình sự. Nếu thông tin đưa lên không có cơ sở, có tính chất vu khống, xuyên tạc thì có thể bị xử lý hình sự về tội vu khống theo điều 122 Bộ Luật Hình sự, có thể bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm…

Luật dân sự, hình sự đều đã có, nhưng việc đưa thông tin sai sự thật, xuyên tạc, thêu dệt lên mạng xã hội thời gian qua lại như đang ngang nhiên thách thức luật pháp, thách thức các chuẩn mực đạo đức? Một câu hỏi đặt ra là đến bao giờ “vấn nạn” này mới chấm dứt và chấm dứt “vấn nạn” này bằng cách nào?

Trong bộ phim siêu anh hùng Jessica Jones đã có những hình ảnh rất ám ảnh về thế giới mạng.  Jessica phải trốn tránh sự truy đuổi của một tên sát nhân có khả năng điều khiển tâm trí của người khác. Một lần, cô đột nhập vào sào huyệt của hắn, và ngỡ ngàng nhận ra trên tường là vô vàn ảnh của cô, chụp lén cả những khoảnh khắc riêng tư nhất. Tên sát nhân đã điều khiển tâm trí mọi người để họ chụp những tấm ảnh đó. Nhưng ai chụp? Jessica hoảng hốt chạy ra đại lộ và hoang mang nhìn hàng ngàn thiết bị điện tử ở khắp mọi nơi khi dòng người đi qua… Hình ảnh hàng ngàn thiết bị đó khiến người xem cảm thấy thế giới mạng thực sự rất đáng sợ, hình ảnh của bạn không bao giờ là an toàn trên mạng. Chỉ một đoạn clip cắt bớt vài giây, chỉ vài dòng lăng mạ quy chụp những thứ bạn không hề làm và bạn đã là nạn nhân của sự tàn sát bằng những lời thóa mạ.

Máu đã từng đổ trên những dòng trạng thái giật gân, vu khống chủ yếu để câu like. Nhưng những người viết những dòng trạng thái đó hãy luôn nhớ rằng, ngay cả bạn cũng có thể trở thành nạn nhân. Khi đó, liệu bạn có tự tin ngẩng cao đầu đối mặt với tất cả mọi sự hiếu kì, lan truyền, bàn tán, lăng mạ, như cách bạn đang làm với người xung quanh bạn? Hãy chế tài những dòng viết của mình bằng lương tâm, trước khi pháp luật sờ đến bạn!

An Nhiên

Tin khác

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn