Phải coi tham nhũng như lửa bén gót chân

Thứ năm, 09/11/2017 06:30 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Phát biểu tại Quốc hội, Thiếu tướng Sùng Thìn Cò nói: “Tài sản lớn nhất của Đảng, Nhà nước là lòng dân. Nếu chúng ta không trị được giặc nội xâm này thì mất vai trò lãnh đạo của Đảng. Đây là vấn đề tất yếu khách quan, chúng ta không trách ai cả, chúng ta chỉ trách chúng ta”. Giặc nội xâm mà ông Cò nhắc tới chính là tham nhũng.

Hàng năm, Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International) đều công bố Chỉ số cảm nhận Tham nhũng (CPI) trên cơ sở khảo sát cảm nhận của doanh nhân và chuyên gia về tham nhũng trong khu vực công tại 176 quốc gia, vùng lãnh thổ. Theo đó, xếp hạng năm 2017 của Việt Nam là 113/176. Nghĩa là, “top 100” cũng không vào được.

Nhận xét về bảng xếp hạng tham nhũng của TI, ông Phạm Trọng Đạt, Cục trưởng Cục Chống Tham nhũng, Thanh tra Chính phủ nói: đánh giá của Tổ chức Minh bạch Quốc tế về Chỉ số cảm nhận Tham nhũng “chỉ để tham khảo là chính” bởi kết quả đó không phản ánh một cách toàn diện được tình hình tham nhũng tại Việt Nam.

Vậy làm thế nào để có phản ánh một cách toàn diện? Thực tế bức tranh tham nhũng ở Việt Nam hiện đang như thế nào?

Hiện tại, có rất nhiều từ ngữ đã được đại chúng hóa sau các sự kiện của nhiều bộ ngành. Ngành giáo dục có “đổi tình lấy điểm”; ngành giao thông có “tiếp thị sữa”, có “bánh mì”; ngành y tế có thuật ngữ “phong bì”; ngành thanh tra nơi ông Đạt công tác, mỗi độ tết đến xuân về lại có cụm từ “không phát hiện trường hợp” nào biếu quà lãnh đạo… Còn nói về xử lý cán bộ, xử lý sai phạm thì ở đâu đâu cũng thấy “đúng quy trình”.

Không rõ, những người đứng đầu các bộ ngành này có thấy vấn đề nội tại của chính mình?

Vừa qua, ông Phạm Sỹ Quý bị cách chức Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Yên Bái sau khi công bố kết luận thanh tra vụ “biệt phủ Yên Bái” đình đám (cái kết luận năm lần, bảy lượt hoãn công bố). Ông Quý được điều chuyển về làm Phó chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh.

Báo Công luận
Nguồn: Internet 
Nhìn hình thức thì ai cũng thấy ông Quý bị giáng chức. Nhưng có phải như thế? Nghị quyết 18/NQ-TW - Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả vừa được ban hành. Có người nói: Khi Nghị quyết 18 đi vào cuộc sống, ông Quý sẽ là phó thủ trưởng của một “siêu văn phòng” gồm văn phòng tỉnh ủy, văn phòng ủy ban nhân dân tỉnh và văn phòng hội đồng nhân dân tỉnh.

Xét một cách toàn diện thì như vậy có bị coi là “giáng chức”? Như vậy thì có được coi là xử lý triệt để, tận gốc vấn đề?

Việt Nam tham gia Công ước Liên hợp quốc chống tham nhũng từ năm 2009 nhưng sau bao năm qua chúng ta vẫn chỉ loay hoay hoàn thiện văn bản luật. Chính Tổng thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái phải thừa nhận, chống tham nhũng “tuy tạo được sự thay đổi tích cực nhưng vẫn chưa thực sự mang tính đột phá”.

Trong khi các chế tài pháp luật chưa hoàn thiện, chặt chẽ, thì mức độ, cấp độ tham nhũng ngày càng tinh vi hơn, nhất là trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, khai thác khoáng sản, đầu tư công... Trong 10 năm qua, việc thu hồi số tiền tham nhũng mới chỉ đạt khoảng 8%. Vậy 92% còn lại ở đâu?

Trong báo cáo của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội thẩm tra báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2017 cho thấy: năm 2017 số người đã kê khai tài sản, thu nhập là hơn 1 triệu người nhưng chỉ xác minh... 78 người, trong số này phát hiện 5 trường hợp vi phạm.

Từ các nguyên tắc của khoa học xác suất, thống kê, nói điều gì để nhân dân tin rằng 78 người này (dù là ngẫu nhiên) có thể đại diện cho hơn 1 triệu người kia? Cũng như cách các quan chức giải thích về khối tài sản của mình là nhờ “đóng giầy”, “buôn chổi đót”, “chạy xe ôm”, “đóng gạch đến thối cả móng tay”... Những lý giải như thế này chỉ làm tăng bức xúc trong nhân dân, giảm lòng tin vào hệ thống chính trị.

Tình trạng tham nhũng ngày càng phức tạp, tinh vi, khiến những người tử tế phải phẫn nộ. Phải coi tham nhũng như lửa bén đến gót chân mà xử lý nhanh chóng, dứt khoát, triệt để từ những trường hợp nhỏ nhất. Phải coi chống tham nhũng như “trận đánh cuối cùng”. Có như vậy mới củng cố được lòng tin của nhân dân vào hệ thống chính trị và pháp quyền Nhà nước.

Tử Hưng

Tin khác

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn