Phản đối bổ sung đa vi chất vào Sữa học đường: Đạo đức hay tội ác?

Thứ sáu, 13/12/2019 18:40 PM - 0 Trả lời

Sữa học đường - một chương trình Quốc gia đầy tính nhân văn gắn với hàng loạt mục tiêu lớn lại đang bị tấn công suốt một năm nay với những chứng cứ đầy mập mờ…

Tấn công vào ly sữa học sinh

Sữa học đường được Chính phủ ban hành năm 2016 nhưng trước đó nhiều năm, hơn chục tỉnh, thành phố đã chủ động triển khai. Để có ly sữa cho học sinh mầm non, tiểu học uống ở trường là nỗ lực lớn của địa phương, phụ huynh và doanh nghiệp cung cấp. Đó là mô hình “3 nhà”, ngân sách tỉnh, ngân sách doanh nghiệp và ngân sách phụ huynh cùng bỏ ra để có được ly sữa học đường cho trẻ.

Một chương trình đầy tính nhân văn như thế, đã và đang được hàng triệu phụ huynh, học sinh đón nhận thì đột nhiên bùng phát hàng loạt thông tin “lên án” quanh việc bổ sung đa vi chất vào Sữa học đường. Thậm chí, người ta còn có thể đặt ra các “nghi án”: Làm vậy là “đem hàng triệu học sinh ra thí nghiệm”, “cho học sinh uống thực phẩm chức năng”!?

Nói dối, nói mập mờ, nói thất thiệt 1.000 lần thì cũng thành nói thật. Để tăng độ “giật gân”, một số kẻ còn tung tin dẫn dắt dư luận: Sữa học đường của Vinamilk là sữa bột pha nước nên phải “lắc đều khi uống”, là sữa nhập từ Trung Quốc, là nhập từ Newzeland gây ung thư...

Người tiêu dùng luôn nhạy cảm và giật mình trước những thông tin đó. Còn doanh nghiệp thì lãnh đủ hậu quả. Trong mấy phiên liên tiếp, cổ phiếu của Vinamilk sụt giảm mất 9.000 tỷ đồng!

Vẫn chưa dừng lại. Người ta đang cố tình tấn công vào Bộ Y tế khi cho rằng việc ban hành Thông tư 31 về Sữa học đường ngày 5/12 vừa rồi là “vội vàng”, “không có cơ sở khoa học”... Đặc biệt, họ đặt ra vấn đề: Không thể bổ sung đến 21 vi chất vào Sữa học đường vì sẽ “ảnh hưởng đến sức khỏe” học sinh?!

Một số ý kiến thậm chí còn đặt vấn đề: Mỗi huyện có thực trạng, chế độ dinh dưỡng khác nhau nên phải tiến hành nghiên cứu lâm sàng trẻ em ở từng huyện rồi mới có thể quyết định bao nhiêu vi chất! Họ đang làm thay các chuyên gia dinh dưỡng, cố tình phủ nhận hoặc bỏ qua các phương pháp nghiên cứu, thực nghiệm về dinh dưỡng.

Trên thế giới, không một quốc gia nào làm như vậy!

Có nhiều ý kiến thì cho rằng, một số doanh nghiệp sản xuất sữa phản đối việc bổ sung 21 vi chất. Đến bây giờ, chưa rõ là doanh nghiệp sản nào và cũng chưa có doanh nghiệp nào lên tiếng, có văn bản gửi đến Bộ Y tế. Chỉ có một thực tế là sản phẩm sữa của các doanh nghiệp đang có mặt ở Việt Nam đều bổ sung đa vi chất. Sữa học đường của THtruemilk, Nutifood cũng vậy.

Tất cả các ý kiến phản đối, thậm chí lên án đều đưa ra các luận điểm, chứng cứ mập mờ, hư hư thực thực... Nhưng có lẽ, càng mập mờ, càng hư hư thực thực càng khiến người tiêu dùng, phụ huynh hoang mang.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Đạo đức hay tội ác?

Có lẽ, chúng ta cần phải nhắc lại câu hỏi trên một lần nữa. Đã đến lúc, dư luận, lương tâm, lương tri xã hội, trách nhiệm của đất nước với sự phát triển của trẻ em cần phải lên tiếng giải quyết một cách rạch ròi và sòng phẳng câu hỏi trên!

Nếu có bằng chứng Vinamilk dùng sữa bột pha để làm Sữa học đường, hãy tố cáo và yêu cầu xử lý nghiêm!

Nếu có đủ bằng chứng, cơ sở khoa học phản biện việc bổ sung 21 vi chất vào Sữa học đường là gây nguy hại cho sức khỏe học sinh, hãy yêu cầu Bộ Y tế hủy bỏ. Ngược lại, nếu không có bằng chứng, cơ sở khoa học nhưng vẫn cố tình lên án, tung tin thất thiệt thì các cơ quan chức năng cũng nên kiên quyết xử lý theo Luật An ninh mạng.

Hiện, facebook không còn là “ảo” nữa! Người dùng mạng xã hội không thể tự do lên facebook chửi mắng, tố, quy chụp một doanh nghiệp là làm ăn chụp giật, là lừa đảo, là chạy theo lợi nhuận mà coi nhẹ sức khỏe người tiêu dùng. Nếu không có đủ bằng chứng và động cơ đen tối được làm rõ, thiệt hại của doanh nghiệp được định lượng, người đó sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Quay trở lại câu chuyện “vi chất”, tại sao trên thế giới, người ta phải bổ sung đa vi chất vào sữa và Sữa học đường? Tại sao Nhật Bản, một nước vốn có chiều cao thấp ở châu Á nhưng nhờ triển khai Sữa học đường từ rất sớm cùng chế độ dinh dưỡng chú trọng đa vi chất đến nay đã thành một quốc gia người dân có thể thể hình, thể trạng hàng đầu châu Á?

Và tại sao doanh nghiệp đi đầu trong việc triển khai Sữa học đường ở nhiều tỉnh, thành phải bổ sung đa vi chất vào sản phẩm này? Vinamilk cứ “cố” bổ sung đa vi chất vào Sữa học đường làm gì để vừa tốn tiền, vừa phải chịu hàng loạt điều tiếng thị phi?

Câu trả lời: Đó là mục tiêu phát triển sản phẩm phục vụ yêu cầu ngày càng cao của con người. Đó là tầm nhìn, chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp trị giá nhiều tỷ USD như Vinamilk.

Làm Sữa học đường không có lãi thậm chí lỗ. Nhưng với một thị trường gần 100 triệu dân như Việt Nam, thương hiệu, uy tín, sự tin cậy là điều còn lớn hơn lời lãi trước mắt. Tiền không thể sinh ra tiền nếu không có con người. Hay nói cách khác, lấy con người làm động lực phát triển thì con người mới là “đẻ” ra tiền.

Đó còn vì câu chuyện liên quan tới nguồn nhân lực của Quốc Gia.

Sữa học đường ở Việt Nam liên quan đến Chiến lược phát triển tầm vóc, thể chất của Quốc gia. Ngày 28/6/2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án Phát triển Tầm vóc Người Việt Nam Giai đoạn 2011-2030. Một trong những mục tiêu quan trọng là: Đối với nam 18 tuổi: Năm 2020 chiều cao trung bình 167cm; năm 2030 chiều cao trung bình 168,5cm. Đối với nữ 18 tuổi: Năm 2020 chiều cao trung bình 156cm; năm 2030 chiều cao trung bình 157,5cm.

Tuy nhiên, chỉ còn vài ngày nữa là đến năm 2020, thể hình, thể trạng người Việt Nam vẫn ở mức thấp nhất khu vực, tỷ lệ còi xương suy dinh dưỡng (kể cả trẻ em thành thị) vẫn còn ở mức 25%!

Mấy tháng trước, tại Ngày Dinh dưỡng Quốc gia, vấn đề này lại được gióng lên. Hàng loạt vi chất như can xi, kẽm, sắt, vitamin... đều thiếu khiến nguy cơ thấp còi của trẻ em Việt Nam đến mức đáng lo ngại.

Hãy nghe Phó thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu: “Chúng ta đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong cải thiện tình trạng dinh dưỡng của người dân. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi vẫn ở mức cao tới 24,3%; tỷ lệ thừa cân - béo phì có xu hướng tăng nhanh, nhất là ở thành thị; tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng chưa được cải thiện; chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý làm tăng nguy cơ các bệnh không lây nhiễm như tim mạch, tiểu đường, rối loạn chuyển hóa vv…”

Theo Bộ Y tế, thể lực và tầm vóc của người Việt Nam còn hạn chế. Chiều cao của người Việt Nam chỉ tăng thêm được 3cm từ 1993 đến nay, còn cách rất xa so với mục tiêu đặt ra và hiện thấp hơn chiều cao trung bình của các nước châu Á. Mặc dù Việt Nam là một trong số ít các nước đạt được mức giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em gần với Mục tiêu Thiên niên kỷ, song chưa đạt được một số chỉ tiêu đã đề ra.

Trong đó, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi (chiều cao theo tuổi) ở trẻ em dưới năm tuổi mỗi năm chỉ giảm 1,0% và hiện vẫn ở mức cao, chiếm 24,6% và có sự chênh lệch giữa các vùng miền. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ dưới 5 tuổi ở khu vực miền núi phía Bắc là 30,3% và Tây Nguyên là 34,2%. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng chưa được cải thiện. Tỷ lệ thiếu vitamin A tiền lâm sàng ở trẻ em dưới 5 tuổi là 13%, thiếu máu là 27,8% và thiếu kẽm có tỷ lệ rất cao tới 69,4%. Tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ có thai là 32,8% và thiếu kẽm tới 80,3%...

Trong các giải pháp khắc phục tình trạng trên, bổ sung đa vi chất vào sữa và sữa học đường được ưu tiên nhắc đến.

Và đây chính là câu trả lời cho các câu hỏi ở trên. Bộ Y tế với chuyên môn của mình, trực tiếp là các nghiên cứu và kết quả từ Viện Dinh dưỡng đã đi đến quyết định bổ sung 21 vi chất vào Sữa học đường cũng là vì các lý do trên.

Không bổ sung đa vi chất thì khó đạt được yêu cầu trong Chương trình Sữa học đương mà Chính phủ yêu cầu. Đó là điều không phải bàn cãi.

Đến đây, tôi cho rằng khi ai đó lên tiếng phản đối đưa vi chất vào Sữa học đường mà không có chứng cứ cho sự phản bác ấy,  thực sự là gián tiếp phá hoại sự phát triển của giống nòi. Đó cũng là tội ác!

Tuấn Nguyễn (Theo VnMedia)

Tin mới

Vì sao Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức vào mùng 10 tháng 3 Âm lịch?

Vì sao Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức vào mùng 10 tháng 3 Âm lịch?

(CLO) Giỗ Tổ Hùng Vương là một nghi lễ truyền thống quan trọng, được tổ chức hàng năm vào ngày 10/3 Âm lịch để tưởng nhớ công lao dựng nước của các Vua Hùng – những vị vua đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đây không chỉ là dịp để tri ân tổ tiên mà còn là biểu tượng thiêng liêng gắn kết cộng đồng người Việt trong và ngoài nước.

Đời sống văn hóa
Bảo hộ bằng thuế quan và những bài học của một số quốc gia

Bảo hộ bằng thuế quan và những bài học của một số quốc gia

(CLO) Mức thuế quan cao mà Tổng thống Donald Trump đưa ra sẽ khiến Mỹ trở thành một trong những quốc gia bảo hộ nhất thế giới. Vậy trong lịch sử, có những nước “siêu bảo hộ” khác không và tác động của chính sách này với họ như thế nào?

Tiêu điểm Quốc tế
CPI quý I/2025 tăng 3,22%, giá thịt lợn tăng mạnh

CPI quý I/2025 tăng 3,22%, giá thịt lợn tăng mạnh

(CLO) Tính riêng tháng 3, chỉ số giá thịt heo tăng 3,58% so với tháng liền trước. Nguyên nhân đẩy giá và gây khan hiếm thịt heo đến từ ảnh hưởng của dịch bệnh, hậu quả của cơn bão số 3 năm 2024 khiến nhiều trang trại chăn nuôi chưa kịp tái đàn.

Kinh tế vĩ mô
Phụ nữ Hà Tĩnh gói bánh chưng dâng Quốc Tổ Hùng Vương, lan tỏa giá trị truyền thống

Phụ nữ Hà Tĩnh gói bánh chưng dâng Quốc Tổ Hùng Vương, lan tỏa giá trị truyền thống

(CLO) Sáng ngày 6/4/2025, tại thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND thị xã Hồng Lĩnh cùng Công ty CP Đầu tư Victory tổ chức hội thi “Gói và nấu bánh chưng, bánh dày dâng Quốc Tổ”.

Đời sống văn hóa
Lục địa nào của Trái đất di chuyển nhanh nhất? Và nó di chuyển về đâu?

Lục địa nào của Trái đất di chuyển nhanh nhất? Và nó di chuyển về đâu?

(CLO) Tất cả các mảng kiến tạo trên Trái đất đều không ngừng chuyển động, tuy nhiên, một số mảng di chuyển nhanh hơn những mảng khác.

Thế giới 24h
Khánh Hòa: Khởi tố đối tượng trong clip tông CSGT rồi bỏ chạy

Khánh Hòa: Khởi tố đối tượng trong clip tông CSGT rồi bỏ chạy

(CLO) Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Khánh Hòa đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Lâm Đặng Thanh Quân - người tông CSGT rồi bỏ chạy, về tội "Chống người thi hành công vụ".

Công luận 24H
Meta công bố mô hình AI tiên tiến nhất mang tên Llama 4

Meta công bố mô hình AI tiên tiến nhất mang tên Llama 4

(CLO) Meta vừa công bố phiên bản mới nhất của mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) mang tên Llama 4, bao gồm hai biến thể: Llama 4 Scout và Llama 4 Maverick.

Báo chí - Công nghệ
Mưa làm phức tạp công tác cứu trợ ở Myanmar, số người chết lên tới 3.471

Mưa làm phức tạp công tác cứu trợ ở Myanmar, số người chết lên tới 3.471

(CLO) Mưa lớn đã trút xuống một số khu vực bị ảnh hưởng bởi động đất ở Myanmar vào cuối tuần, điều này có thể làm phức tạp thêm các nỗ lực cứu trợ và tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh.

Thế giới 24h
Có nên đổ dầu vào động cơ nóng không?

Có nên đổ dầu vào động cơ nóng không?

(CLO) Việc đổ thêm dầu khi động cơ đang nóng có thể an toàn, nhưng chỉ khi người dùng hiểu rõ nguyên tắc và rủi ro nhiệt hơn 93°C.

Xe
Chương trình nghệ thuật vì môi trường 'Hoa và rác' đến với khán giả Thủ đô

Chương trình nghệ thuật vì môi trường 'Hoa và rác' đến với khán giả Thủ đô

(CLO) Chương trình nghệ thuật “Hoa và rác” với thông điệp mạnh mẽ về bảo vệ môi trường sẽ lần đầu tiên đến với khán giả Thủ đô.

Đời sống văn hóa
Những quốc gia ít dùng tiền mặt nhất thế giới

Những quốc gia ít dùng tiền mặt nhất thế giới

(CLO) Một nghiên cứu đã xếp hạng các quốc gia ít dùng tiền mặt nhất thế giới, dựa trên nhiều yếu tố như tỷ lệ sở hữu tiền điện tử, việc sử dụng thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ, mức độ phổ biến của thanh toán di động và tỷ lệ giao dịch phi tiền mặt trong tổng thanh toán.

Thế giới 24h
GDP quý I/2025 cao nhất trong 5 năm qua

GDP quý I/2025 cao nhất trong 5 năm qua

(CLO) GDP quý I/2025 của Việt Nam ước tính tăng 6,93% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức tăng cao nhất so với quý I các năm trong giai đoạn 2020-2025.

Kinh tế vĩ mô
Người Hà Nội vượt hàng chục km đi tảo mộ trong tiết thanh minh

Người Hà Nội vượt hàng chục km đi tảo mộ trong tiết thanh minh

(CLO) Rất đông người dân từ thành phố Hà Nội đã lặn lội hàng chục km, đi về tỉnh Hòa Bình tảo mộ trong những ngày diễn ra dịp tiết thanh minh.

Đời sống
Thị trường toàn cầu lao đao vì thuế quan của Tổng thống Donald Trump

Thị trường toàn cầu lao đao vì thuế quan của Tổng thống Donald Trump

(CLO) Cú sập 6.600 tỷ USD của phố Wall mở màn chuỗi phản ứng dây chuyền, đẩy kinh tế toàn cầu vào vòng xoáy bất định.

Kinh tế vĩ mô
Nhiều hạng mục cảng hàng không Long Thành bước vào giai đoạn nước rút

Nhiều hạng mục cảng hàng không Long Thành bước vào giai đoạn nước rút

(CLO) Theo Ban quản lý dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành, nhiều hạng mục dự án đang bước vào giai đoạn nước rút với một số công trình cán đích trước ngày 30/4 và một số hạng mục khác dự kiến hoàn thành trong năm 2025.

Giao thông
Hai xe máy va chạm trên Quốc lộ, 3 người thương vong ở Quảng Bình

Hai xe máy va chạm trên Quốc lộ, 3 người thương vong ở Quảng Bình

(CLO) Một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng giữa 2 xe máy xảy ra vào đêm 5/4 trên tuyến Quốc lộ 1 đoạn qua xã Đồng Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình khiến 2 người thiệt mạng và 1 người khác bị thương nặng.

Giao thông
Bình Luận

Tin khác

Vinmec Times City - Nơi ươm mầm hạnh phúc cho các gia đình hiếm muộn

Vinmec Times City - Nơi ươm mầm hạnh phúc cho các gia đình hiếm muộn

(CLO) Vinmec Times City đã giúp một phụ nữ hiếm muộn đón con đầu lòng sau nhiều năm mong mỏi và 3 lần chuyển phôi thất bại. “Mục tiêu của Vinmec không chỉ là giúp các cặp vợ chồng mang thai, mà còn phải đưa em bé IVF khỏe mạnh về nhà”, TS.BS Tô Minh Hương, người trực tiếp điều trị ca IVF khó, chia sẻ.

Sức khỏe
Từ 15/4, “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” được triển khai

Từ 15/4, “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” được triển khai

(CLO) Mới đây, Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm đã công bố kế hoạch thực hiện “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2025.

Sức khỏe
Vụ người nhà bệnh nhân tấn công bác sĩ trong lúc khám bệnh ở Gia Lai: Sở Y tế chỉ đạo khẩn

Vụ người nhà bệnh nhân tấn công bác sĩ trong lúc khám bệnh ở Gia Lai: Sở Y tế chỉ đạo khẩn

(CLO) Sở Y tế tỉnh Gia Lai vừa có văn bản yêu cầu Trung tâm y tế huyện Chư Sê phối hợp với cơ quan Công an điều tra vụ việc người nhà bệnh nhân tấn công bác sĩ ngay tại phòng bệnh.

Sức khỏe
Gia Lai: Người nhà bệnh nhân tấn công bác sĩ vì cho rằng bác sĩ khám bệnh ngứa mắt

Gia Lai: Người nhà bệnh nhân tấn công bác sĩ vì cho rằng bác sĩ khám bệnh ngứa mắt

(CLO) Một người nhà của bệnh nhân đang điều trị tại Trung tâm y tế huyện Chư Sê (Gia Lai) cho rằng bác sĩ khám bệnh ngứa mắt, sau đó tấn công bác sĩ này. Khi điều dưỡng hỏi tại sao đánh bác sĩ thì người này nói “tao thích thì tao đánh và tiếp tục đe dọa bác sĩ”.

Sức khỏe
Tổ chức đào tạo bác sĩ quốc tế ENT Masterclass® - chia sẻ nhiều phương pháp điều trị đột phá về tai mũi họng và phẫu thuật đầu cổ tại Việt Nam

Tổ chức đào tạo bác sĩ quốc tế ENT Masterclass® - chia sẻ nhiều phương pháp điều trị đột phá về tai mũi họng và phẫu thuật đầu cổ tại Việt Nam

Vào ngày 31/3-1/4, hội nghị quốc tế ENT Masterclass® được diễn ra tại BVĐK Hồng Ngọc, đánh dấu lần đầu tiên tổ chức đào tạo bác sĩ tai mũi họng hàng đầu thế giới - ENT Masterclass® đến Việt Nam. Sự kiện đã mang đến những cập nhật y khoa, đồng thời tạo cầu nối giữa các chuyên gia trong và ngoài nước.

Sức khỏe
TP HCM: Nhiều bệnh viện tuyến cuối sẽ hỗ trợ Bệnh viện Đa khoa Hóc Môn trong giai đoạn đầu hoạt động

TP HCM: Nhiều bệnh viện tuyến cuối sẽ hỗ trợ Bệnh viện Đa khoa Hóc Môn trong giai đoạn đầu hoạt động

(CLO) Sở Y tế TP HCM đã chỉ đạo về công tác chuẩn bị nguồn nhân lực y tế để triển khai hiệu quả các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh ngay khi cơ sở mới của Bệnh viện Đa khoa Khu vực Hóc Môn hoạt động.

Sức khỏe
Bệnh nhi có bệnh bẩm sinh phức tạp mắc sởi sẽ diễn biến như nào?

Bệnh nhi có bệnh bẩm sinh phức tạp mắc sởi sẽ diễn biến như nào?

(CLO) Theo các bác sĩ, những bệnh nhi mắc sởi nặng thường có bệnh nền như bệnh teo cơ tủy, suy dinh dưỡng, bệnh down và bệnh lý mãn tính khác...

Sức khỏe
Từ bờ vực biến chứng tiểu đường đến hành trình lấy lại sức khỏe

Từ bờ vực biến chứng tiểu đường đến hành trình lấy lại sức khỏe

"Cứ nghĩ mình sẽ phải sống chung với tiểu đường cả đời trong lo âu, nhưng không ngờ tôi đã tìm ra giải pháp giúp đường huyết ổn định, cơ thể khỏe mạnh hơn!" – Chú Huỳnh (63 tuổi, Sơn Dương, Tuyên Quang) chia sẻ với ánh mắt đầy sự phấn khởi.

Sức khỏe
Đề xuất hỗ trợ 50% bảo hiểm y tế đối với học sinh

Đề xuất hỗ trợ 50% bảo hiểm y tế đối với học sinh

(CLO) Bộ Y tế đề xuất nâng mức hỗ trợ tiền đóng BHYT lên tối thiểu 50% đối với học sinh từ lớp 1 đến lớp 12, thay vì mức hỗ trợ 30% như hiện nay.

Sức khỏe
Hà Nội: Ghi nhận một trường hợp tử vong do mắc bệnh sởi

Hà Nội: Ghi nhận một trường hợp tử vong do mắc bệnh sởi

(CLO) Theo báo cáo, từ đầu năm đến nay toàn thành phố ghi nhận 1275 trường hợp mắc sởi tại tất cả 30 quận/huyện/thị xã, 328 xã/phường/thị trấn (1 trường hợp tử vong).

Sức khỏe