(CLO) Ứng dụng “học trực tuyến” của nước ngoài sinh ra với mục đích họp trực tuyến, chỉ đáp ứng cho nhu cầu truyền phát trực tiếp (video streaming) và hội thoại, chứ các quy chuẩn, quy định về quản lý và dạy học trực tuyến theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì không đáp ứng.
Nhưng sản phẩm nội như VNPT – E-learning thì khác, sinh ra để phục vụ lớp học online, mang tính đường dài và hướng tới mạng giáo dục, hệ sinh thái giáo dục.
Ông Nguyễn Trọng Nghĩa - Phó tổng giám đốc VNPT VinaPhone.
Phó Tổng Giám đốc VNPT VinaPhone Nguyễn Trọng Nghĩa nhìn nhận liên quan đến triển khai học trực tuyến ở rất nhiều tỉnh thành do phải giãn cách vì dịch COVID với những bất cập trong những ngày học đầu tiên như nghẽn mạng, học sinh khó truy cập phần mềm, hoặc đang học thì bị văng ra khỏi lớp học…
Ông nói:
- Nếu các phần mềm học trực tuyến không có phương án kỹ thuật đủ tốt, khi lượng người sử dụng tăng đột biến sẽ rất dễ xảy ra hiện tượng nghẽn cổ chai (bottleneck) gây ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ. Vì đặc thù của học trực tuyến là nhiều điểm cầu, có điểm cầu bị ảnh hưởng bởi chất lượng đường truyền, và tổng thể khi số lượng nhiều thì cả hệ thống bị nghẽn.
Thế nào là lớp học online?
+ Nhiều người cho rằng, xảy ra tình trạng nghẽn mạng, khó truy cập hoặc học sinh đang học bị văng ra khỏi lớp học là do đường truyền Internet. Là một nhà cung cấp cả ứng dụng học trực tuyến (phần mềm VNPT – Elearning) và cung cấp dịch vụ Internet, ông đánh giá như thế nào?
- Theo một số thống kê, trong đợt dịch vừa rồi người dùng Việt Nam dùng rất nhiều phần mềm nước ngoài. Các phần mềm nước ngoài có yếu tố trải nghiệm người dùng tốt, tuy nhiên đa phần các phần mềm này có máy chủ đặt ở nước ngoài và bị ảnh hưởng rất nhiều yếu tố về đường truyền, phạm vi địa lý nên không đáp ứng được yêu cầu của việc học trực tuyến.
VNPT E-Learning liên tục được cải tiến, hoàn thiện và đầu tư mạnh mẽ về hệ thống máy chủ, đường truyền.
Đặc biệt, khi phần mềm đó kinh doanh trên nền tảng cloud với mục đích chính là hội thảo trực tuyến (video conference). Trong khi nhu cầu của các cơ sở giáo dục là tổ chức các hoạt động quản lý, dạy, học và kiểm tra, đánh giá trực tuyến nên xảy ra nhiều bất cập trong việc sử dụng.
Thêm nữa, người dùng Việt Nam, đặc biệt là trẻ em trong quá trình học, sử dụng những tính năng của phần mềm không thành thạo, ra vào liên tục, cũng là một trong những lý do tạo ra chất lượng không ổn định.
+ Cho dù các nền tảng/phần mềm của nước ngoài chỉ đáp ứng cho nhu cầu video conference nhưng thực tế khi các trường học ở nhiều tỉnh học trên cả nước triển khai học online thì các phần mềm ngoại này “lan” đến trường học nhanh hơn, còn các phần mềm trong nước dường như lại chậm hơn. Vì sao vậy, thưa ông?
- Như tôi phân tích, phần mềm “học trực tuyến” nước ngoài đáp ứng khá tốt nhu cầu video streaming và hội thoại – là hai nhu cầu rất cơ bản của lớp học trong điều kiện đang rất “nóng” để sớm đưa việc giảng dạy và học tập quay trở lại. Việc sử dụng các phần mềm này cũng có thói quen từ người dùng là người lớn, từ các công sở trong suốt năm qua làm việc trên môi trường trực tuyến trên các phần mềm này và bắt đầu lan toả đến môi trường giáo dục.
Thứ hai, phần lớn các phần mềm nước ngoài đều sở hữu bởi các tập đoàn công nghệ hàng đầu trên thế giới cho nên tính lan tỏa và mức hoàn thiện của sản phẩm khá cao. Đây cũng là lý do mà chúng tôi tích hợp tất cả các phần mềm nước ngoài vào phần mềm VNPT E-learning để tận dụng được tất cả những ưu việt của phần mềm ngoại, kết hợp với tính năng chuẩn hóa cho một lớp học thông minh, trường học thông minh theo quy định của Bộ Giáo dục.
Trong nước có những sản phẩm thay thế cho việc hội thảo trực tuyến, tuy nhiên những hệ thống đấy mới đáp ứng cho nhu cầu công sở, chứ chưa đáp ứng cho nhu cầu hộ gia đình và giáo viên, vì vậy chưa thuận tiện bằng phần mềm nước ngoài. Điều này cần thời gian thì Việt Nam mới phát triển được.
+ Phân tích như vậy nghĩa là phần mềm “học trực tuyến” ngoại hiện nay không đáp ứng tiêu chuẩn của lớp học online?
- Phần mềm ngoại chỉ đáp ứng 1 phần trong việc tổ chức lớp học online đó là tạo ra một kênh hội thoại giữa giáo viên và học sinh thông qua môi trường internet. Tuy nhiên, các phần mềm này thiếu các tính năng cơ bản của một hệ thống quản lý học tập trực tuyến như: Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh; Quản lý hồ sơ, tiến trình học tập của học sinh và các hoạt động dạy của giáo viên; Liên thông dữ liệu với các hệ thống quản lý nhà trường hay cơ sở dữ liệu ngành giáo dục; Giúp phụ huynh nắm bắt được tình hình học tập của con em mình; Giúp các em học sinh có thể học tập mọi nơi, mọi lúc…
Một phần mềm phải giáo dục phải đáp ứng được yêu cầu của 5 đối tượng: các nhà quản lý giáo dục, nhà trường, giáo viên, phụ huynh và học sinh thì mới phù hợp trong việc tổ chức các lớp học online.
Như phần mềm VNPT E-Learning của VNPT không những đáp ứng được những yêu cầu quản lý, giám sát của các cơ sở giáo dục mà còn cung cấp cho giáo viên, học sinh và các bậc phụ huynh những tính năng hỗ trợ để đảm bảo việc giảng dạy và học tập được diễn ra một cách chất lượng nhất. Ngoài ra, VNPT còn ứng dụng một số công nghệ 4.0 vào sản phẩm của mình để giải quyết những bài toán thực tiễn. Có thể kể đến như: Ứng dụng AI trong việc phòng chống thi hộ, học hộ. Ứng dụng công nghệ Blockchain trong chống gian lận bằng giả, Ứng dụng công nghệ Thực tại ảo/thực tại tăng cường, Chuyển thể văn bản thành giọng nói (Text To Speech), Chuyển thể giọng nói thành văn bản (Speech To Text)… để giúp tạo ra những bài giảng phong phú và hấp dẫn học sinh hơn… Đồng thời, VNPT còn ứng dụng vào các xu hướng giáo dục hiện đại trên thế giới vào sản phẩm như: Học tập thích ứng (Adaptive Learning), Học tập đảo ngược (Flip Learning), Học tập kết hợp trực tuyến, trực tiếp (Blended Learning)…
Bên cạnh đó, phần mềm VNPT E-Learning mô phỏng đúng quy trình lớp học bình thường và đảm bảo thời gian giãn cách nhưng học sinh vẫn học có kiến thức, đảm bảo đúng nội dung chương trình, thời khóa biểu, lịch học, thi cử… Ý nghĩa của việc học online phải là như thế.
Với việc mô phỏng đúng một lớp học online và đáp ứng được nhu cầu của người dạy, người học, quản lý giáo dục, phần mềm VNPT E-Learning được phát triển mang tính dài hơi, với mục tiêu hướng tới mạng giáo dục và hệ sinh thái giáo dục trực tuyến hoàn chỉnh, hướng tới số hóa toàn bộ quy trình giáo dục ở Việt Nam, quản lý giáo dục ở Việt Nam, chứ không đơn thuần chỉ đáp ứng cho nhu cầu học online trong giai đoạn giãn cách, tức thời.
Giải pháp khắc phục “nghẽn mạng” học trực tuyến
+ Vậy với phần mềm VNPT E-Learning khá hoàn chỉnh như vậy thì việc xây dựng, triển khai theo quy chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được VNPT thực hiện như thế nào?
- VNPT cũng đã chuẩn bị từ rất sớm các giải pháp công nghệ trong việc tham gia phòng chống dịch COVID. Giải pháp VNPT E-Learning đã liên tục được cải tiến, hoàn thiện và đầu tư mạnh mẽ về hệ thống máy chủ, đường truyền để đảm bảo trải nghiệm của người dùng được tốt nhất.
VNPT E-Learning mô phỏng đúng quy trình lớp học bình thường.
Tháng 3 năm 2021, Bộ Giáo dục đã đưa ra các quy định trong thông tư 09/2021 về quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên. VNPT đã liên tục hoàn thiện sản phẩm của mình và đáp ứng hoàn toàn theo các quy định trong thông tư. Hiện nay, VNPT là một trong số ít những nhà cung cấp được cấp chứng chỉ đáp ứng việc liên thông cơ sở dữ liệu ngành giáo dục. Ngoài ra, để một phần mềm được cung cấp dịch vụ ra thị trường còn phải đáp ứng kiểm định của Bộ Thông tin và Truyền thông về phần mềm được cung cấp. Đấy là quy chuẩn cả về nội dung chương trình, cách thức thiết kế và cả phương thức cung cấp dịch vụ ra thị trường, VNPT đều phải tuân thủ những quy định đấy.
Hệ sinh thái giáo dục của VNPT bao gồm trên 20 sản phẩm và dịch vụ giáo dục số được triển khai trên 63/63 Tỉnh, thành phố với 30.000 cơ sở giáo dục cùng sự tham gia của hơn 800.000 giáo viên và hơn 9 triệu học sinh. Đây cũng là tiền đề rất thuận lợi cho VNPT khi triển khai giải pháp VNPT E-Learning. Với các cơ sở giáo dục triển khai giải pháp của VNPT, họ sẽ có một mô hình tổng thể trong việc quản lý, dạy và học. Các kết quả học tập của học sinh trên VNPT E-Learning được đồng bộ với với hệ thống quản lý nhà trường vnEdu và liên thông với cơ sở dữ liệu ngành.
+ Hiện những bất cập của việc học trực tuyến như kể trên khiến nhiều phụ huynh học sinh vẫn lo lắng và vẫn chưa được khắc phục triệt để, vậy theo ông đâu là giải pháp căn cơ để khắc phục tình trạng này?
- Có hai giải pháp. Thứ nhất, để sử dụng các phần mềm giáo dục trực tuyến đầu tiên các trường, các Sở Giáo dục phải là những đơn vị đưa ra những tiêu chí đánh giá và lựa chọn các phần mềm sẽ sử dụng trong trường mình, trong Sở Giáo dục của mình để làm sao đáp ứng được nhu cầu, mục tiêu giáo dục của trường, của Sở.
Thứ hai trước khi áp dụng vào cũng phải bước hướng dẫn sử dụng và khuyến nghị cho người sử dụng. Người sử dụng có 2 đối tượng, giáo viên thì phải được đào tạo vì quản lý một lớp học online khác với một lớp học tại trường offline. Còn người học, có 2 đối tượng là những học sinh nhỏ, quen tự do và ngồi một mình thì phải có bố mẹ bên cạnh để dạy, và bản thân bố mẹ cũng phải huấn luyện cho con cái sử dụng thành thạo phần mềm.
Đặc biệt, phần mềm giáo dục chạy trên nền tảng Internet và có thể có xung đột, những lỗi xung đột mà trẻ con không thể nhận ra được nên việc hỗ trợ người dùng từ các đơn vị cung cấp dịch vụ là rất quan trọng.
VNPT có lực lượng hỗ trợ trên khắp 63 tỉnh thành phố. Bất kỳ trường nào, thày cô giáo nào gặp vấn đề đều có thể liên hệ với VNPT để làm rõ khúc mắc về sử dụng, cấu hình.
Không còn chuyện học sinh không được tới lớp
+ Thủ tướng mới đây có chỉ đạo về xây dựng và triển khai Chương trình “sóng và máy tính cho em”, trong đó yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo chỉ đạo “các tập đoàn, doanh nghiệp viễn thông, công nghệ thông tin nghiên cứu, phát triển các giải pháp, nền tảng dạy và học trực tuyến, học liệu số; hỗ trợ các nhà trường, học sinh, giáo viên tiếp cận hạ tầng số, dịch vụ truy nhập Internet tốc độ cao an toàn, dễ sử dụng”. Là một đơn vị “sắm nhiều vai” như trên, phát động trên của Thủ tướng có ý nghĩa như thế nào với VNPT, đặc biệt là trong việc triển khai học trực tuyến hiện nay?
- Ngay từ khi phát động Chương trình “Sóng và máy tính cho em”, VNPT đã tổ chức hàng loạt các chương trình hành động để đồng hành cùng Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo như: Tài trợ 37.000 máy tính bảng cho các em học sinh không có thiết bị sử dụng, Miễn phí data di động cho các em học sinh khi sử dụng các nền tảng học tập trực tuyến, Cung cấp miễn phí giải pháp VNPT E-Learning cho các cơ sở giáo dục trong khu vực bị giãn cách theo chỉ thị 16.
Ngoài ra, VNPT cũng đang kết hợp với một số trường đại học như Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức Kênh hỗ trợ giáo dục tiểu học để giúp đỡ giáo viên, phụ huynh, học sinh khi còn bỡ ngỡ tham gia vào các chương trình học tập trực tuyến. Đây là kênh hỗ trợ có sự tham gia của các chuyên gia giáo dục đầu ngành để góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo của các lớp học trực tuyến.
(CLO) Giữa phố thị tấp nập, làng Định Công (quận Hoàng Mai, Hà Nội) vẫn giữ cho mình nét trầm mặc với nghề đậu bạc truyền thống – một trong bốn nghề tinh hoa từng làm nên tên tuổi đất Thăng Long xưa. Những người thợ nơi đây, qua bao thế hệ, vẫn miệt mài bên bàn nguội, hun đúc niềm đam mê và chung tay giữ lấy một phần hồn cốt của làng nghề Việt.
(CLO) Sáng ngày 5/4, tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Hội thảo quốc tế về “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc “Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ” trong lĩnh vực đầu tư” đã khai mạc.
(CLO) Ngày 5/4, theo Sở Tài chính Hải Dương, tỉnh này đã tạm dừng chi 113,3 tỷ đồng mua sắm tài sản, trang thiết bị làm việc, nhằm tiết kiệm, chống lãng phí trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính,
(CLO) Bằng những kinh nghiệm nhiều năm "tác chiến", những cơ duyên được học hỏi từ các chuyên gia trên thế giới cùng thực tiễn đào tạo các phóng viên ảnh, nhà báo Nguyễn Tiến Anh Tuấn - Phó Ban Thư ký toà soạn, Trưởng khối nội dung Media - Báo Dân trí- đã đưa ra nhiều quan điểm, nhiều câu chuyện thực tế hữu ích xung quanh chủ đề này trong bài viết gửi báo Nhà báo và Công luận.
(CLO) Năm 2025, Bộ Xây dựng đã bố trí 69,187 tỉ đồng trong kế hoạch bảo trì hệ thống Quốc lộ năm 2025 cho tuyến Quốc lộ 3C để thực hiện việc duy tu, bảo dưỡng để bảo đảm an toàn giao thông trên tuyến.
(CLO) Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố áp thuế nhập khẩu trên diện rộng, thị trường chứng khoán toàn cầu đã lao dốc trong hai ngày liên tiếp.
(CLO) UBND thành phố Hà Nội vừa cho phép Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Ngôi sao Châu Á chuyển mục đích sử dụng 4.932m2 đất tại xã Tân Lập, huyện Đan Phượng để thực hiện dự án Khu nhà ở xã hội Tân Lập.
(CLO) Với quỹ đất phụ cận 18.450 ha dọc tuyến Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, Hà Nội tìm hướng khai thác hiệu quả 8.725,5 ha tiềm năng. Các chuyên gia nhấn mạnh, việc này cần đảm bảo lợi ích kinh tế tối ưu, tuân thủ pháp lý, không tổn hại môi trường và đời sống dân cư, đồng thời đòi hỏi quản lý nguồn thu minh bạch, giám sát chặt chẽ để tránh thất thoát.
(CLO) Sáng ngày 5/4, tại Trung tâm Phát triển và quảng bá sách văn học Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam, đã diễn ra buổi lễ ra mắt trang trọng các tác phẩm mới, đánh dấu những đóng góp đầy tâm huyết cho văn đàn Việt Nam của hai tác giả Thuận Hữu và Phan Đức Nhạn.
(CLO) Ngày cuối tuần, rất đông người dân được các cán bộ, chiến sĩ Công an TP HCM hỗ trợ làm căn cước, tài khoản định danh điện tử tại nhà ga Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Mọi công tác diễn ra nhanh chóng, chỉ mất khoảng 5-7 phút.
(CLO) CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (TTF) vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 với lợi nhuận sau thuế chỉ còn hơn 6 tỷ đồng, giảm tới 51% so với báo cáo tự lập. Dù không còn lỗ như năm 2023, doanh nghiệp vẫn đối mặt với khoản lỗ lũy kế khổng lồ hơn 3.240 tỷ đồng.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục đề cập đến thâm hụt thương mại hàng hóa, nhưng lại bỏ qua thặng dư khổng lồ từ ngành dịch vụ - gồm doanh thu từ phim ảnh, Google, Amazon hay Facebook - nơi Mỹ đang thắng đậm trên toàn cầu.
(CLO) Bộ Quốc phòng Mỹ đã xác nhận việc sa thải Tướng Không quân bốn sao Timothy Haugh, Giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) và Chỉ huy Bộ Tư lệnh Không gian mạng Hoa Kỳ.
(CLO) Cổ phiếu công nghệ lao dốc mạnh vào thứ Năm, trong đó Apple dẫn đầu khi chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng sau thông báo thuế quan đối ứng từ Tổng thống Donald Trump một ngày trước đó.
(CLO) Cổ phiếu công nghệ lao dốc mạnh vào thứ Năm, trong đó Apple dẫn đầu khi chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng sau thông báo thuế quan đối ứng từ Tổng thống Donald Trump một ngày trước đó.
(CLO) Meta, công ty mẹ của Facebook đang đối mặt với vụ kiện liên quan đến cáo buộc kích động bạo lực ở Ethiopia. Các nguyên đơn đang yêu cầu Meta thành lập một quỹ trị giá 2,4 tỷ USD để bồi thường cho các nạn nhân trên nền tảng này.
(CLO) Tổng thống Donald Trump một lần nữa gia hạn thời hạn cho chủ sở hữu Trung Quốc ByteDance của TikTok phải bán ứng dụng video ngắn này nếu không sẽ bị cấm tại Mỹ.
(CLO) Một YouTuber người Mỹ vừa bị bắt ở Ấn Độ vì cố tình đột nhập để quay video về nơi sinh sống của một trong những bộ tộc biệt lập nhất thế giới trên đảo Bắc Sentinel.
(CLO) Trong một bước ngoặt làm chấn động giới công nghệ, hai mô hình AI hàng đầu thế giới là GPT-4.5 của OpenAI và Llama-3.1 của Meta đã chính thức vượt qua bài kiểm tra Turing - thử thách kinh điển được nhà toán học Alan Turing đề xuất từ năm 1950.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố một loạt thuế quan mới, gây ra nhiều tranh cãi về công thức tính toán và mục tiêu kinh tế đằng sau quyết định này.
(CLO) Giữa những đồn điền cọ bạt ngàn tại vùng nông thôn Malaysia, những tòa nhà khổng lồ phủ đầy tấm pin mặt trời, hoạt động không ngừng nghỉ để phục vụ cho cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo toàn cầu.
(CLO) Hôm 3/4, cổ phiếu các công ty công nghệ như Apple đã giảm mạnh sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố các mức thuế mới đối với các nước được ví như "công xưởng thế giới".
(CLO) Báo chí trên mạng xã hội không chỉ là xu hướng mà đã trở thành điều tất yếu, đòi hỏi cách đưa tin ngắn gọn, trực quan và phù hợp với thói quen người dùng.