Pháp 'lạnh lùng' trước nỗ lực hàn gắn rạn nứt quan hệ của Anh

Thứ bảy, 25/09/2021 12:32 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trong một cuộc điện đàm mới đây, Thủ tướng Anh Boris Johnson mong muốn “hàn gắn lại rạn nứt” giữa họ với Pháp sau hiệp ước quốc phòng Aukus. Tuy nhiên, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron được cho rằng đã tỏ thái độ “lạnh lùng”.

Theo thông tin từ văn phòng Tổng thống Pháp, Thủ tướng Johnson đã có một cuộc điện đàm với người đồng cấp nước này vào thứ Sáu vừa rồi (24/09).

Theo đó, thủ tướng Anh bày tỏ mong muốn hàn gắn lại những mối rạn nứt giữa Pháp và Anh, cũng như với một số quốc gia như Mỹ và Úc sau hiệp ước Aukus. Cụ thể, ông Johnson bày tỏ mong muốn các nước có thể nối lại hợp tác “phù hợp với các giá trị và lợi ích chung”.

phap lanh lung truoc no luc han gan ran nut quan he cua anh hinh 1

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (trái)) và Thủ tướng Anh Boris Johnson hội đàm tại Hội nghị Thượng đỉnh G7 ở Cornwall hồi tháng 6/2021 - Ảnh: Getty

Đáp lại, Tổng thống Pháp chỉ nói với Johnson rằng: “ông đang chờ các đề xuất từ nước Anh” về cách thực hiện điều này. Đó là tuyên bố ngắn gọn từ điện Élysée sau cuộc điện đàm.

Một bản tin dài hơn trên tờ Downing Street về cuộc điện đàm đã bỏ qua chi tiết quan trọng trên, thay vào đó nói rằng 2 nhà lãnh đạo muốn “tái khẳng định tầm quan trọng của mối quan hệ Anh-Pháp và đồng ý tiếp tục hợp tác chặt chẽ với nhau”.

Bản tin nói thêm: “Các nhà lãnh đạo đặc biệt coi trọng ý nghĩa chiến lược của sự hợp tác lâu dài ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và châu Phi, bao gồm cả thông qua sứ mệnh chung ở Mali”.

Mối quan hệ giữa Anh và Pháp vốn đã không còn nồng ấm do hậu quả của Brexit và việc Anh mong muốn Pháp hạn chế số lượng người tị nạn và di cư qua eo biển Manche.

Căng thẳng gia tăng vào tuần trước sau khi Anh tham gia với Mỹ và Úc trong hiệp ước Aukus, dẫn đến việc Úc hủy hợp đồng đóng tàu ngầm chạy dầu diesel 48 tỷ bảng với Pháp, để thay thế bằng công nghệ tầu ngầm hạt nhân của Anh và Mỹ. Đây là một thỏa thuận mà Pháp khẳng định họ không hề biết trước.

Pháp đã triệu tập các đại sứ của mình tại Mỹ và Úc để tham vấn về điều mà họ đánh giá là “đặc biệt nghiêm trọng” này. Dù vậy, Pháp vẫn giữ lại đại sứ của mình tại London. Điều này là do Pháp coi Anh chỉ là “đối tác thứ cấp” trong hiệp ước Aukus, như Bộ trưởng về các vấn đề châu Âu của Pháp - ông Clement Beaune từng nhận định.

Trong chuyến thăm Mỹ mới đây, Thủ tướng Boris Johnson còn phần nào làm sâu sắc thêm vấn đề bằng tuyên bố Anh, Mỹ và Úc đã “sửng sốt trước phản ứng quá mức của Pháp” đối với hiệp ước Aukus.

Hoàng Huy (theo Guardian)

Bình Luận

Tin khác

Đã chọn đủ 12 thành viên bồi thẩm đoàn cho phiên tòa hình sự xét xử ông Trump

Đã chọn đủ 12 thành viên bồi thẩm đoàn cho phiên tòa hình sự xét xử ông Trump

(CLO) Phiên tòa hình sự lịch sử xét xử cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ Năm (18/4) đã chọn đủ 12 thành viên bồi thẩm đoàn. Những người này sẽ đánh giá ông có tội hay vô tội trong vụ án "trả tiền bịt miệng" cho một ngôi sao khiêu dâm.

Thế giới 24h
Nhiều sự bất bình khi Mỹ ngăn Liên hợp quốc chính thức kết nạp Palestine

Nhiều sự bất bình khi Mỹ ngăn Liên hợp quốc chính thức kết nạp Palestine

(CLO) Mỹ hôm thứ Năm (18/4) đã ngăn Hội đồng Bảo an thông qua tư cách thành viên chính thức của Palestine tại Liên hợp quốc. Nhiều tiếng nói bất bình đã được đưa ra sau quyết định của Mỹ.

Thế giới 24h
UNICEF: Hơn 13.800 trẻ em thiệt mạng ở Gaza kể từ khi Israel tấn công

UNICEF: Hơn 13.800 trẻ em thiệt mạng ở Gaza kể từ khi Israel tấn công

(CLO) Giám đốc điều hành Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) Catherine Russell cho biết, hơn 13.800 trẻ em đã thiệt mạng ở Gaza kể từ khi Israel phát động cuộc chiến toàn diện ở lãnh thổ này.

Thế giới 24h
Núi lửa phun trào dữ dội ở Indonesia, người dân sơ tán và sân bay đóng cửa

Núi lửa phun trào dữ dội ở Indonesia, người dân sơ tán và sân bay đóng cửa

(CLO) Indonesia đã đóng cửa một sân bay cấp tỉnh và sơ tán hàng trăm người sau khi núi lửa Ruang phun trào dữ dội dung nham, đá và tro bụi trong nhiều ngày.

Thế giới 24h
Đức bắt hai người gốc Nga bị cáo buộc âm mưu phá hoại quân sự

Đức bắt hai người gốc Nga bị cáo buộc âm mưu phá hoại quân sự

(CLO) Hai công dân Đức gốc Nga đã bị bắt ở Đức vì bị cáo buộc âm mưu tấn công phá hoại, bao gồm cả các cơ sở quân sự của Mỹ, nhằm làm suy yếu sự hỗ trợ quân sự cho Ukraine, theo các công tố viên Đức cho biết vào thứ Năm.

Thế giới 24h