(CLO) Chưa bao giờ đất đai bị biến thành miếng pho-mát lớn và ngậy đến như thế. “Bả” vinh hoa từ đất đã khiến nhiều người bất tuân thủ pháp lý, chà đạp đạo lý để rồi rơi vào vòng... lao lý.
1.“Khởi tố hàng chục cán bộ lãnh đạo liên quan đến vi phạm đất đai”. Lẽ thường một bản tin như thế phải tạo ra một cú sốc trong dư luận. Nhưng không, điều đó giờ đây xuất hiện như một thứ tin tức… định kỳ. Nghĩa là những vụ liên quan đến “ăn” đất hay “nuốt” không trôi các mặt bằng dự án không còn là chuyện hiếm.
Các vụ việc thâu tóm “đất vàng”, “hô biến” đất công thành đất tư, thẩm định đất “kim cương” giá bèo bị phát giác ngày càng nhiều nhưng hồi chuông cảnh tỉnh vẫn cứ kéo dài mãi.
Lại đất đai chứ gì? Hễ cứ nghe phong thanh một vụ việc liên quan đến “củi” đến “lò” nào đó, người ta lại buột miệng hỏi một câu như thế. Hỏi mà như đã trả lời. Bởi đã có quá nhiều trường hợp cán bộ lãnh đạo, trong đó có cả lãnh đạo cao cấp rơi vào vòng lao lý do dính líu đến sai phạm trong lĩnh vực đất đai.
Chưa bao giờ đất đai bị biến thành miếng pho- mát lớn và ngậy đến như thế. Có người ví von một cách chua chát rằng: ngày xưa là thời của… sổ gạo còn bây giờ là thời của... sổ đỏ. Vì những chiếc sổ đỏ, người ta sẵn sàng lợi dụng khe hở, cố tình tạo ra khe hở của pháp luật, thậm chí chà đạp lên những quy định của pháp luật để trục lợi.
Đừng ngạc nhiên nếu chỗ này hôm nay còn là thảo nguyên bao la, ngày mai có thể mọc lên những biệt phủ núp bóng trang trại. Cũng đừng thắc mắc nếu đám ruộng hôm nay được thâu tóm chỉ bằng vài tấn thóc thì mai kia sẽ có giá bằng mấy chiếc siêu xe. Và, cũng vì thế, cũng đừng ngạc nhiên nếu hôm nay ai đó còn đang rao giảng về đạo lý thì ngày mai có thể rơi vào vòng lao lý. “Bả” vinh hoa từ đất đã khiến họ tăm tối rồi lao vào vòng xoáy tù tội.
2. Luật đất đai hiện hành mặc dù đã sửa đổi và ban hành rất nhiều văn bản dưới luật để hướng dẫn thi hành nhưng thực tế vẫn bộc lộ nhiều bất cập. Đặc biệt việc chồng chéo giữa Luật Đất đai với các luật khác khiến cho lĩnh vực đất đai rất phức tạp. Nhiều “khoảng trống pháp lý” tựa như cái bẫy khiến cho người thực thi công vụ nếu không tỉnh táo dễ sa chân vào. Đó có thể xem như một tại nạn nghề nghiệp. Nhưng con số những trường hợp bị “mắc kẹt” bởi sự bất cập từ cơ chế, chính sách không nhiều. Thậm chí, đa số quan chức rơi vào vòng lao lý là bởi đã lợi dụng kẽ hở của luật pháp, thậm chí cố tình tạo ra kẽ hở để trục lợi.
Lòng tham, lợi ích cá nhân đã khiến họ bất tuân thủ pháp lý, coi thường đạo lý để rồi rơi vào vòng lao lý. Điều này đã từng được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cập đến tại Hội nghị Trung ương lần thứ 5, Khóa XI (năm 2012). “Nói là pháp lý nhưng phải đạo lý nữa. Có cái pháp luật không cấm nhưng đạo đức không cho phép làm, đạo lý dân tộc không cho phép làm. Cái nào thiêng liêng hơn, cái nào sâu xa bền vững hơn?” – người đứng đầu Đảng ta nhấn mạnh.
Rõ ràng, cơ chế còn nhiều lỗ hổng và còn tiếp tục được nghiên cứu, xây dựng cho phù hợp với thực tiễn. Nhưng chính thực tiễn cũng minh định những điều phi chân lý: đó là thời đại nào, thể chế nào cũng đẻ ra những kẻ cơ hội. Nói một cách nôm na là chính họ đã tự tạo ra… cơ hội để phạm tội rồi lại quay sang đổ lỗi cho cơ chế.
3. Chủ trương của Đảng, Nhà nước ta hiện nay là khuyến khích và có cơ chế bảo vệ những cán bộ, lãnh đạo dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, quyết liệt, hiệu quả trong hành động vì lợi ích chung.
Lượng hóa chủ trương ấy thành quy định cụ thể trong thực tiễn là điều không dễ. Bởi giữa “lý” và “tình” luôn tồn tại một khoảng cách nhất định. Nhưng có một điều chắc chắn là nếu thực thi “cái lý” mà không phải vì “cái tình” riêng tư, cá nhân mà vì lợi ích chung thì sẽ được khuyến khích và bảo vệ.
Dám nghĩ, dám làm không đồng nghĩa với làm liều mà là khuyến khích tinh thần đổi mới, sáng tạo trong khuôn khổ pháp lý, phù hợp với đạo lý. Những gì bị ràng buộc bởi pháp lý, phải biết tìm cách tháo gỡ, tìm giải pháp hiệu quả, phù hợp. Nói cách khác, người dám nghĩ, dám làm là người phải biết phá những “tảng băng” cơ chế, mở đường cho sự phát triển chung. Còn nếu lợi dụng kẻ hở pháp lý, hành xử phi đạo lý thì ắt sẽ tự mình rơi vào vòng… lao lý.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn, ngày 23/11, Bắc Bộ có mưa vài nơi, trưa chiều trời nắng. Khu vực Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông. Các khu vực khác có mưa rào và dông vài nơi; riêng khu vực Tây Nguyên ngày 23/11 có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông.
(CLO) Chiều ngày 22/11, Hội Nhà báo tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức Hội thảo nghiệp vụ báo chí “Nâng cao chất lượng thông tin thời sự trên báo chí địa phương”.
(CLO) Bản tin Nóng 18h: Đề xuất áp thuế theo hàm lượng đường với nước ngọt; Hàng không tăng thêm 3.000 chuyến bay, bổ sung lượng vé Tết; Bước đầu xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt tại phố Tây Sơn…
(CLO) Ngày 22/11, Báo Giáo dục và Thời đại đã tổ chức trao giải cuộc thi viết Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường. Cuộc thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị thường trực.
(CLO) Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người dân và tổ chức như chuyển mục đích sử dụng đất; chia tách, hợp thửa... nếu phù hợp quy định thì vẫn được thực hiện theo quy định.
(CLO) Ngày 22/11, Công an huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) cho biết, vừa phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công an TP Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công Chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 06 đối tượng, thu giữ trên 2.200kg pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan.
(CLO) Ngày 22/11, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) vừa ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can 4 đối tượng về tội Tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép.
(CLO) Sáng 22/11, tại khu nghỉ dưỡng Hoiana (huyện Duy Xuyên), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức họp báo công bố việc đăng cai Hội nghị Quốc tế về Du lịch Nông thôn lần đầu tiên của UN Tourism (tổ chức du lịch thế giới), diễn ra vào năm 2024 tại Quảng Nam.
(CLO) Những trích đoạn từ cuốn hồi ký sắp xuất bản của cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel đề cập đến mọi thứ, từ cuộc xung đột ở Ukraine cho đến Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
(CLO) Ngày 22/11, Thủ tướng Viktor Orban cho biết ông sẽ mời Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đến thăm Hungary, đồng thời đảm bảo rằng lệnh bắt giữ ông Netanyahu của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) sẽ "không được thực hiện".
(CLO) Nga tuyên bố các hệ thống phòng không hiện đại trên thế giới, bao gồm của Mỹ và châu Âu, không thể đánh chặn loại tên lửa đạn đạo mới Oreshnik mà nước này vừa phóng vào thành phố Dnipro ở miền trung Ukraine.
(CLO) Để tiếp tục nâng cao chất lượng, đưa Giải thưởng Sách Quốc gia xứng tầm với vị thế là một giải thưởng cấp quốc gia, đồng thời tạo sự lan tỏa mạnh mẽ đến gần hơn với bạn đọc, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Điều lệ và Quy Giải thưởng mới với nhiều điểm mới. Thông tin này được đưa ra tại buổi họp báo do Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức sáng nay ngày 22/11 tại Hà Nội.
(CLO) Tỷ phú Elon Musk, chủ sở hữu mạng xã hội X, đã chỉ trích dự luật của Úc, trong đó cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội và phạt các mạng xã hội lên tới 49,5 triệu AUD (32 triệu USD) đối với các vi phạm.
(CLO) Từ ngày 29/11/2024 tới đây, gần 50 triệu cổ phiếu của CTCP Thương mại Xuất nhập khẩu Thiên Nam (Mã: TNA) bị đình chỉ giao dịch sẽ chuyển sang sàn UpCom. Doanh thu Quý 3 của đơn vị giảm tới 95% gây thua lỗ nặng.
(CLO) Kết quả kinh doanh của Địa ốc Hoàng Quân tuy có cải thiện nhưng mới chỉ hoàn thành 26% mục tiêu cả năm. Trong khi lượng nợ vay gia tăng mạnh để bù đắp dòng tiền kinh doanh đang âm tới 1.185 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm.
(NB&CL) Với tổng chiều dài chính tuyến dự kiến khoảng 1.541km, tổng mức đầu tư khoảng 33 tỷ USD sở hữu quy mô chưa từng có tại Việt Nam, dự án Đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) trên trục Bắc – Nam được chính các doanh nghiệp Việt thừa nhận là “cơ hội trăm năm”. Tuy nhiên, để chớp được cơ hội này, lại là thách thức đòi hỏi doanh nghiệp Việt cần phải rất bền gan vững chí để vượt qua.
(NB&CL) Với nhiều cố gắng luật hóa các quy định cơ bản về nhà giáo, dự án Luật Nhà giáo dự kiến trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 này, đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ dư luận, được kỳ vọng sẽ khắc phục được những bất cập và kiến tạo hành lang pháp lý đột phá để phát triển đội ngũ nhà giáo trong thời gian tới. Theo các chuyên gia, nhà khoa học, nếu Luật Nhà giáo có chất lượng tốt, tính khả thi cao sẽ là động lực lớn để đưa sự nghiệp giáo dục Việt Nam lên tầm cao mới.
(NB&CL) Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo đang được các Đại biểu quan tâm bàn thảo trong chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Việc cơ quan quản lý đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo đem đến nhiều kỳ vọng, nhất là khi không ít quy định nhằm ngăn chặn quảng cáo sai sự thật trên không gian mạng đã được đề xuất. Trong đó, dư luận đặc biệt quan tâm tới 2 nội dung quy định về: quảng cáo trên không gian mạng; quyền cũng như nghĩa vụ của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo. Tuy nhiên, không ít ý kiến cho rằng, Dự thảo Luật (sửa đổi) còn một số quy định chưa thể giải quyết được thực tế vi phạm phát sinh hiện nay của hoạt động quảng cáo trên không gian mạng.
(NB&CL) Giai đoạn 2015-2021, biên chế trong đơn vị sự nghiệp công lập giảm hơn 236.000 người. Kết quả tinh giản biên chế tuy đạt mục tiêu song chưa thực sự hiệu quả. Việc tinh giản biên chế còn mang tính cơ học. Các chuyên gia cho rằng, sắp xếp, tinh giản bộ máy có vai trò quan trọng trong việc giảm sự tốn kém về tiền lương và tạo ra một hệ thống trả lương hiệu quả. Tranh luận tại nghị trường, nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng khó khăn về nguồn nhân lực hiện nay là hết sức to lớn, nên đột phá chính từ khâu này thì mới có thể gỡ được những điểm nghẽn đang cản trở sự phát triển của đất nước.
(NB&CL) Theo Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), Việt Nam là một trong các quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Cho dù già hóa dân số là hệ quả tất yếu của việc mức sinh ngày càng thấp, tuổi thọ ngày càng cao, tuy nhiên, nếu không có ngay những chính sách thích ứng hiệu quả mang tầm quốc gia, thì những hệ luỵ của việc già hoá dân số là không thể lường hết được. Trên Diễn đàn Kỳ họp Quốc hội thứ 8, khoá XV vừa qua, đã có ý kiến về việc từ năm 2025 phải xây dựng khung chính sách quốc gia về phòng, chống già hóa dân số và điều chỉnh tỷ suất sinh thay thế, xem đây là vấn đề mang tính chất chiến lược.
(NB&CL) Temu là nền tảng bán lẻ trực tuyến xuyên biên giới của PDD Holdings (Trung Quốc), tập đoàn sở hữu trang thương mại điện tử Pinduoduo chuyên hàng giá rẻ. Nền tảng này ra mắt lần đầu tại Mỹ vào tháng 9/2022 và hiện bán hàng trực tiếp đến 82 quốc gia, vùng lãnh thổ. Nhiều đại biểu Quốc hội lo ngại tình trạng hàng hóa giá rẻ trên các sàn thương mại điện tử quốc tế như Temu sẽ tràn vào Việt Nam, gây ra tác động tiêu cực cho thị trường hàng hóa và ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Cơn lốc Temu đang phơi bày rõ thế khó trập trùng của hàng Việt, nhưng đây cũng là cơ hội để chúng ta nhìn nhận lại và tìm ra hướng đi mới cho sản xuất nội địa.
(NB&CL) Các cơ quan báo chí hiện nay đang phải đối diện với việc sụt giảm doanh thu mạnh mẽ, trong bối cảnh các nền tảng mạng xã hội đã lấy đi phần lớn doanh thu quảng cáo. Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) chính thức được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 này. Hiện nay nhiều ý kiến đưa ra đề xuất nên giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho báo chí.
(NB&CL) Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nền nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững sản phẩm nông sản. Theo các chuyên gia, doanh nghiệp phải hợp tác để sản xuất quy mô lớn, đồng bộ và có sự liên kết từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ giữa nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp. Việc liên kết chặt chẽ giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị nông sản từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ là yếu tố then chốt để nâng cao hiệu quả và đảm bảo tính bền vững.
(NB&CL) Chuyển đổi số từ lâu đã được xem là chìa khoá mở ra cơ hội xây dựng mô hình nông nghiệp thông minh, bền vững và hiệu quả hơn, đảm bảo vị thế của nông nghiệp Việt Nam trên bản đồ thế giới. Trong đó, số hoá việc sản xuất lúa gạo là hướng đi cần được tăng tốc, đẩy mạnh, để chiếm lĩnh xa lộ nông nghiệp toàn cầu. Như nhắc nhở mới đây của Thủ tướng Phạm Minh Chính: “Phải thổi hồn vào cây lúa bằng công nghệ số, bằng phát triển xanh, bằng kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, bằng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo”.
(NB&CL) Sau 20 năm kể từ khi có Ngày Doanh nhân Việt Nam, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ; số doanh nghiệp thành lập mới không ngừng gia tăng, là một điểm sáng của nền kinh tế, phản ánh nhu cầu và nỗ lực phát triển trong bối cảnh đất nước còn đối diện rất nhiều khó khăn, thách thức. Kinh tế tư nhân ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước, góp phần nâng tầm vị thế đất nước bằng những “cuộc chơi” đẳng cấp quốc tế.