Phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại năm 2019

Thứ tư, 27/11/2019 19:02 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sáng 27/11, Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại, Ban Tuyên giáo Trung ương và Đài truyền hình Việt Nam tổ chức họp báo phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại năm 2019.

Sau 5 năm tổ chức, Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại ngày càng nhận được sự quan tâm, tham dự của các phóng viên, biên tập viên các cơ quan thông tấn, báo chí, nhà xuất bản trong nước và nhiều tác giả đến từ các hãng thông tấn, báo chí nước ngoài, góp phần quảng bá, lan tỏa những thành tựu chính trị - đối ngoại, kinh tế, văn hoá - xã hội của đất nước; giới thiệu Việt Nam năng động, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế và là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương trao giải Nhất cho các tác giả, nhóm tác giả năm 2018.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương trao giải Nhất cho các tác giả, nhóm tác giả năm 2018.

Theo Ban Tổ chức giải, quy định về tác phẩm dự thi là những tác phẩm bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài, được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng và phát hành trong nước và ở nước ngoài, trong thời gian từ ngày 1/1/2019 đến hết ngày 31/12/2019.

Các tác phẩm đã được trao giải thưởng tại các cuộc thi khác vẫn được quyền tham dự Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại năm 2019, nhưng phải ghi rõ mức giải đã được trao, cùng thông tin về đơn vị tổ chức, thời gian diễn ra cuộc thi.

Tác phẩm không được tham dự Giải thưởng gồm: Loạt tác phẩm ghép từ những tác phẩm độc lập của các tác giả đứng tên riêng lẻ ở các thời điểm đăng báo khác nhau và không có tên loạt bài; tác phẩm đang chờ ý kiến thẩm định của cơ quan chức năng; ảnh ghép, ảnh chỉnh sửa bằng vi tính.

Về thể loại là: Bài phản ánh, phỏng vấn, ghi chép, bình luận, chuyên luận, phóng sự, điều tra, ký báo chí, các chương trình phát thanh, truyền hình, sản phẩm thông tin đa phương tiện, ảnh, sách.

Tác giả, nhóm tác giả tham dự Giải thưởng gửi tác phẩm dự thi theo các quy định cụ thể sau:

Báo in: Một bài hoặc loạt bài (không quá 5 kỳ) của cùng tác giả hoặc nhóm tác giả cùng đứng tên, về cùng một sự kiện, cùng một đề tài. Nếu tác phẩm được xuất bản bằng nhiều thứ tiếng, chỉ gửi dự thi một tác phẩm tiêu biểu. Cơ quan, cá nhân gửi tác phẩm phải nêu rõ lý do lựa chọn tác phẩm bằng ngôn ngữ dự giải.

Báo điện tử: Một bài hoặc loạt bài (không quá 5 kỳ) thể hiện được đặc trưng của báo điện tử, bao gồm cả các tác phẩm đa phương tiện, của cùng tác giả hoặc nhóm tác giả, về cùng một sự kiện, đề tài. Là tác phẩm sáng tạo, thực hiện riêng cho báo điện tử; không xét những tác phẩm lấy từ báo in. Nếu tác phẩm được xuất bản bằng nhiều thứ tiếng, chỉ gửi dự Giải thưởng một tác phẩm đại diện tiêu biểu. Cơ quan, cá nhân gửi tác phẩm phải nêu rõ lý do lựa chọn tác phẩm bằng ngôn ngữ đó dự giải.

Trang thông tin điện tử: Một bài hoặc loạt bài (không quá 5 kỳ), bao gồm cả các tác phẩm đa phương tiện, của cùng tác giả hoặc nhóm tác giả, về cùng một sự kiện, đề tài. Là tác phẩm sáng tạo, mang đặc trưng báo điện tử; không xét những tác phẩm lấy từ báo in. Nếu tác phẩm được xuất bản bằng nhiều thứ tiếng, chỉ gửi dự Giải thưởng một tác phẩm đại diện tiêu biểu. Cơ quan, cá nhân gửi tác phẩm phải nêu rõ lý do lựa chọn tác phẩm bằng ngôn ngữ dự giải.

Phát thanh: Một tác phẩm hoặc nhóm tác phẩm về cùng một sự kiện, chủ đề, phát một kỳ hoặc nhiều kỳ (không quá 5 kỳ). Thời lượng mỗi tác phẩm không quá 60 phút. Tác phẩm thể hiện được đặc trưng của báo phát thanh là âm thanh rõ ràng, tiếng nói nhân vật, tiếng động, âm nhạc đạt yêu cầu chất lượng, hấp dẫn. Âm thanh được sử dụng trong tác phẩm phải có bản quyền.

Truyền hình: Một tác phẩm hoặc nhóm tác phẩm (không quá 5 chương trình) về cùng một sự kiện, chủ đề. Thời lượng mỗi chương trình không quá 120 phút. Tác phẩm thể hiện được đặc trưng của báo hình là hình ảnh động; hình ảnh, âm thanh đạt yêu cầu chất lượng, hấp dẫn. Hình ảnh, âm thanh được sử dụng trong tác phẩm phải có bản quyền.

Ảnh báo chí: Ảnh đơn, nhóm ảnh hoặc phóng sự ảnh. Đối với nhóm ảnh hoặc phóng sự ảnh cùng nội dung, chỉ tuyển chọn những nhóm ảnh hoặc phóng sự ảnh không quá 10 ảnh, đăng trên cùng một số báo hoặc cùng thời điểm xuất bản (đối với báo điện tử).

Ảnh phong cảnh: Ảnh đơn, nhóm ảnh. Đối với nhóm ảnh, chỉ tuyển chọn những nhóm ảnh không quá 10 ảnh, đăng trên cùng một số báo hoặc cùng thời điểm xuất bản (đối với báo điện tử). Không xét ảnh ghép, ảnh chỉnh sửa bằng phần mềm vi tính.

Sách: Một hoặc một bộ sách được xuất bản bằng tiếng Việt, tiếng nước ngoài liên quan công tác thông tin đối ngoại. Nếu xuất bản, phát hành trong nước, phải đáp ứng các quy định của pháp luật Việt Nam.

Về tác giả: Là cá nhân tác giả hoặc nhóm tác giả người Việt Nam hoặc người nước ngoài. Mỗi tác giả hoặc nhóm tác giả chỉ được gửi tối đa 7 tác phẩm hoặc nhóm tác phẩm tham dự Giải thưởng.

Các thành viên Hội đồng Chung khảo không được gửi tác phẩm tham dự.

Các tác phẩm dự thi được đề nghị gửi đến Cơ quan thường trực Giải thưởng trước ngày 31/3/2020, tại địa chỉ: Văn phòng Đài Truyền hình Việt Nam (Phòng Thư ký Tổng hợp). Địa chỉ: 43 Nguyễn Chí Thanh, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại: +84 2438315426/ Hoặc: +84 973 952 105; +84 936 351 989. Email: giaithuongdoingoai2019@gmail.com.

PV

Tin khác

Điều tra làm rõ vụ phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp hiện trường vụ cháy ở huyện Thanh Trì

Điều tra làm rõ vụ phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp hiện trường vụ cháy ở huyện Thanh Trì

(CLO) Mặc dù tác nghiệp tại hiện trường vụ cháy theo đúng quy định, nhưng phóng viên Thời báo VTV và VnExpress bất ngờ bị nhóm 3 đối tượng cản trở, hành hung.

Nghề báo
Đoàn công tác Hội Nhà báo Indonesia tham quan mô hình hoạt động của Báo Lao Động

Đoàn công tác Hội Nhà báo Indonesia tham quan mô hình hoạt động của Báo Lao Động

(CLO) Ngày 23/4 tại Hà Nội, Báo Lao Động đã có buổi tiếp đoàn đại biểu Hội Nhà báo Indonesia gồm 5 thành viên do ông Sihono – Giám đốc báo chí Pancasila Hội Nhà báo Indonesia, vùng Yogyakarta làm Trưởng đoàn.

Nghề báo
65 tác phẩm vào vòng chung khảo Giải Báo chí tỉnh Lạng Sơn năm 2024

65 tác phẩm vào vòng chung khảo Giải Báo chí tỉnh Lạng Sơn năm 2024

(CLO) Trên cơ sở kết quả chấm của Ban sơ khảo và tờ trình của Hội Nhà báo tỉnh, ngày 23/4, Hội đồng Giải Báo chí tỉnh Lạng Sơn lần thứ IV năm 2024 đã công nhận kết quả chấm của Ban giám khảo vòng sơ khảo đối với các tác phẩm, đồng ý đưa 65 tác phẩm có kết quả tốt vào chấm vòng chung khảo.

Nghề báo
Báo Lao động Thủ đô tổ chức giao lưu trực tuyến “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động”

Báo Lao động Thủ đô tổ chức giao lưu trực tuyến “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động”

(CLO) Ngày 23/4, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và pháp luật lao động”.

Nghề báo
Các cơ quan báo chí cùng nhau chia sẻ những cách làm hay về chuyển đổi số

Các cơ quan báo chí cùng nhau chia sẻ những cách làm hay về chuyển đổi số

(CLO) Chiều 23/4 đã diễn ra lễ ký kết giao ước thi đua giữa các đơn vị thuộc khối thi cơ quan báo chí, bao gồm: Báo Sài Gòn Giải Phóng, HTV, VOH, Báo Người lao động, Báo Pháp luật TP.HCM, Báo Phụ nữ TP.HCM, Tạp chí Du lịch TP.HCM, Tạp chí Doanh nhân Sài Gòn, Tạp chí Giáo dục, Tạp chí Khoa học Phổ thông.

Nghề báo