Phát hiện tham nhũng qua công tác kiểm tra nội bộ và công tác giám sát còn thấp

Thứ bảy, 02/05/2020 08:38 AM - 0 Trả lời

(CLO) Việc phát hiện tham nhũng qua công tác kiểm tra nội bộ và công tác giám sát còn thấp, đóng góp tương ứng 28,85% và  6%.

Sự kiện: tham nhũng

Ảnh minh họa. IT

Ảnh minh họa. IT

Báo cáo Đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) cấp tỉnh 2018 (PACA INDEX 2018) do Thanh tra Chính phủ vừa công bố cho biết, PACA 2018 đánh giá công tác phát hiện các hành vi tham nhũng chủ yếu qua 5 nội dung chính gồm:  công tác tự kiểm tra nội bộ; công tác thanh tra;  công tác giải quyết tố cáo tham nhũng;  công tác giám sát;  và  công tác điều tra, truy tố, xét xử các hành vi tham nhũng. 

Qua đánh giá chi thấy, điểm số bình quân cả nước ở phát hiện các hành vi tham nhũng mới chỉ đạt 39,384% với yêu cầu. Kết quả này thấp hơn kết quả thực hiện ở cùng nội dung so với PACA 2017. Đây là năm thứ hai liên tiếp điểm số giảm so với năm trước đó

Trong bối cảnh Đảng và Nhà nước ta đang đẩy mạnh cuộc chiến chống tệ nạn tham nhũng, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra và giám sát nhằm phát hiện các hành vi tham nhũng thì xu hướng giảm dần này đi ngược với nỗ lực của công cuộc phòng, chống tham nhũng hiện nay của Đảng và nhà nước .

Địa phương số điểm cao nhất ở nội dung này là Long An, đạt 92,24%.

Bên cạnh đó, Tuyên Quang  đạt điểm số thấp nhất ở nội dung này là  tỉnh được 0/25 điểm. Việc không đạt điểm nào ở nội dung này tại PACA 2018 cũng đặt ra một số yêu cầu về chất lượng phát hiện các hành vi tham nhũng cũng như vai trò lãnh đạo chỉ đạo của lãnh đạo UBND tỉnh trong công tác PCTN.

Trong khi đó, việc phát hiện tham nhũng qua công tác kiểm tra nội bộ và công tác giám sát còn thấp, đóng góp tương ứng 28,85% và  6%. Kết quả này kém hơn kết quả của cùng nội dung tại PACA 2017 với số điểm lần lượt là 30,19% và 8,7% so với yêu cầu.

Công tác tự kiểm tra nội bộ nhằm phát hiện sớm các hành vi tham nhũng, góp phần ngăn chặn và hạn chế hậu quả của các hành vi tham nhũng nội bộ thì kết quả trên là vẫn chưa tương xứng với kỳ vọng đặt ra; vẫn có tới 37  địa phương đạt điểm 0 tức là không phát hiện được tham nhũng trong việc kiểm tra nội bộ; có 11 tỉnh, thành phố đạt số điểm tối đa, đúng bằng số địa phương đạt điểm tối đa của nội dung này tại PACA 2017, đặc biệt Bắc Ninh, Lai Châu và thành phố Hồ Chí Minh là tiếp tục đạt điểm tối đa tại nội dung này năm 2018.

Kết quả thực hiện công tác Phát hiện tham nhũng (theo nhóm chỉ tiêu). Ảnh: TTCP

Kết quả thực hiện công tác Phát hiện tham nhũng (theo nhóm chỉ tiêu). Ảnh: TTCP

Có 57/63 tỉnh, thành phố không đạt điểm nào ở mục phát hiện tham nhũng qua công tác giám sát, nhiều hơn tới 4 địa phương so với PACA 2017, số tỉnh không phát hiện được hành vi tham nhũng thông qua hoạt động giám sát tăng thêm; có hai địa phương đạt điểm tối đa, đó là tỉnh Long An và Thái Nguyên (đều đạt 5/5 điểm), PACA 2017, địa phương đạt điểm tối đa duy nhất ở nội dung này là Vĩnh Long.

Có 27/63 địa phương không đạt điểm nào ở nội dung phát hiện tham nhũng qua công tác giải quyết tố cáo tham nhũng, có 15/63 địa phương lại đạt điểm tối đa ở nội dung này. Điều này cho thấy vẫn có sự chênh lệch rất lớn ở các địa phương trên cả nước về công tác giải quyết tố cáo tham nhũng. Năm 2017, có 25/63 địa phương không đạt điểm nào và 18/63 địa phương đại điểm tối đa.

Kết quả phát hiện tham nhũng vẫn chủ yếu thông qua công tác thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử. Điều này được thể hiện qua kết quả trung bình chung của cả nước về phát hiện hành vi tham nhũng qua công tác thanh tra và qua công tác điều tra, truy tố, xét xử. Mặc dù kết quả có giảm nhẹ so với năm ngoài nhưng đây vẫn là 02 nội dung đóng góp chủ yếu cho kết quả phát hiện các hành vi tham nhũng.

Tại nội dung phát hiện hành vi tham nhũng qua công tác thanh tra, có 6/63 tỉnh, thành phố đạt điểm tối đa trong khi có tới 16/63 tỉnh thành không phát hiện tham nhũng qua công tác thanh tra. Kết quả này có giảm nhẹ so với kết quả cùng nội dung tại PACA 2017. Chỉ duy nhất có tỉnh Quảng Bình là vẫn tiếp tục đạt điểm tối đa ở nội dung này qua hai năm thực hiện PACA.

Trong khi đó, tại chỉ tiêu phát hiện tham nhũng qua công tác điều tra, truy tố, xét xử, chỉ có 04/63 tỉnh thành là không phát hiện ra tham nhũng, kết quả này giảm 03 tỉnh so với cùng nội dung tại PACA 2017.

Bến Tre và Bình Thuận tiếp tục là 02 địa phương không phát hiện ra tham nhũng qua công tác điều tra, truy tố, xét xử. Kết quả này cho thấy rằng điểu tra, truy tố, xét xử vẫn là kênh quan trọng trong việc phát hiện các hành vi tham nhũng.

Số liệu phân tích về độ phân tán cho thấy công tác phát hiện các hành vi tham nhũng giữa các địa phương trên cả nước vẫn còn có nhiều khác biệt. 

Lãnh đạo UBND các địa phương cần rà roát lại tổng thể các hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả công tác phát hiện các hành vi tham nhũng tại địa phương mình để có kết quả tích cực hơn, phản ánh thực chất hơn những nỗ lực của địa phương mình trong cuộc chiến chống tham nhũng.

Minh Chí

Tin khác

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp 49 năm thống nhất đất nước

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp 49 năm thống nhất đất nước

(CLO) Sáng 26/4, nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.

Tin tức
Phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại các tuyến đường mới, các khu đô thị

Phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại các tuyến đường mới, các khu đô thị

(CLO) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chú trọng phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại các tuyến đường mới, các khu đô thị theo hướng văn minh, hiện đại, quy mô lớn, có lộ trình phù hợp giảm số cửa hàng xăng dầu quy mô nhỏ lẻ, không hiệu quả.

Tin tức
Các nguồn điện năng lượng tái tạo sản xuất năng lượng mới được ưu tiên phát triển không giới hạn

Các nguồn điện năng lượng tái tạo sản xuất năng lượng mới được ưu tiên phát triển không giới hạn

(CLO) Các nguồn điện năng lượng tái tạo sản xuất năng lượng mới phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu được ưu tiên/cho phép phát triển không giới hạn trên cơ sở bảo đảm an ninh quốc phòng, an ninh năng lượng và mang lại hiệu quả kinh tế cao, trở thành một ngành kinh tế mới của đất nước.

Tin tức
Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giải quyết dứt điểm tranh chấp, lấn chiếm đất lâm nghiệp

Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giải quyết dứt điểm tranh chấp, lấn chiếm đất lâm nghiệp

(CLO) Phó Thủ tướng Lê Minh Khái giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo, hướng dẫn đôn đốc để hoàn thành việc rà soát, đo đạc, cắm mốc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giải quyết dứt điểm tranh chấp, lấn chiếm, sử dụng đất không đúng mục đích…

Tin tức
Thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế

Thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế

(CLO) Thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Festival Huế, Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến Thương mại.

Tin tức