Phát huy vai trò hạt nhân cần “lực đẩy” từ hành lang pháp lý

Thứ năm, 08/11/2018 08:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Ngành Dầu khí là ngành kinh tế đặc biệt, có vai trò rất lớn với nền kinh tế, cũng như với an ninh, quốc phòng, là biểu tượng, niềm tự hào của đất nước. Trong Chiến lược kinh tế biển mà Đảng vừa thông qua tại Hội nghị lần thứ 8 BCH Trung ương khóa XII, vai trò ấy một lần nữa được khẳng định. Trong bối cảnh có nhiều thay đổi, hành lang pháp lý cho hoạt động của ngành dầu khí là Luật Dầu khí đã không còn phù hợp để ngành dầu khí phát triển mạnh mẽ và đóng góp hiệu quả cho nền kinh tế.

Dầu khí - Động lực cho kinh tế biển

Thời gian này, dù không ít thách thức nhưng PVN vẫn không ngừng nỗ lực về mọi mặt để khẳng định mình và tạo đà cho những bước phát triển trong tương lai. Năm nay, trong bối cảnh giá dầu thế giới biến động tăng từ đầu năm tới nay, cùng nỗ lực trong quản trị, điều hành, hoạt động sản xuất kinh doanh, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã trở lại ấn tượng với vị trí đứng đầu Top 10 doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất trong năm 2018.

 Không chỉ vậy, các chỉ tiêu trong sản xuất đều có những khởi sắc. Trong tháng 10/2018, PVN đã duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, hiệu quả, an toàn, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu sản xuất từ 2 - 8,7% kế hoạch tháng. Và những tháng cuối năm, PVN sẽ tiếp tục tập trung vào việc duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, an toàn tại các dự án, nhà máy, hướng đến mục tiêu hoàn thành chỉ tiêu sản xuất kinh doanh năm 2018, tạo đà cho việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ của năm 2019 và các năm tiếp theo.

Trong chặng đường phát triển với không ít thăng trầm nhưng về cơ bản PVN đã khẳng định được vị thế của mình trong nền kinh tế nói chung và hạt nhân quan trọng trong chiến lược biển nói riêng. Đến nay PVN đã xây dựng được hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành công nghiệp khí hiện đại với 4 hệ thống đường ống dẫn khí đang được vận hành an toàn và hiệu quả, mỗi năm cung cấp 9 - 11 tỷ m3 khí khô, 500 - 600 triệu m3 LPG cho phát triển công nghiệp và các hộ tiêu thụ trong nước.

Tổng công suất các nhà máy điện do PVN đầu tư là 7.800kW, chiếm khoảng 15% tổng sản lượng điện quốc gia, góp phần quan trọng vào bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, cung ứng đủ điện cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Về lĩnh vực chế biến, hiện nay PVN có 2 nhà máy đạm, hằng năm cung cấp ra thị trường trên 15 triệu tấn urê, đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu phân bón trong nước, góp phần chấm dứt tình trạng khan hiếm phân bón, phụ thuộc vào phân bón nhập khẩu.

Báo Công luận
 Người lao động Dầu khí.
Ngoài ra, ngành Dầu khí đã xây dựng và phát triển một hệ thống cơ sở căn cứ dịch vụ kỹ thuật, bến cảng xây lắp dầu khí, tạo nên một nền công nghiệp dầu khí hoàn chỉnh, có thương hiệu trong khu vực và quốc tế. Từ năm 2015 đến nay, tổng doanh thu sản xuất kinh doanh toàn PVN đạt khoảng 500 nghìn tỷ đồng, có thời cao điểm trên 850 nghìn tỷ đồng, nộp ngân sách trung bình hằng năm chiếm khoảng 11 - 13% tổng thu ngân sách, có thời điểm lên đến 22 - 25%.

Đặc biệt, ngành Dầu khí tham gia hiệu quả vào công tác bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên Biển Đông và giữ vai trò quan trọng trong Chiến lược kinh tế biển Việt Nam. Ngành Dầu khí đã góp phần quan trọng giải quyết các vấn đề xã hội của đất nước, giải quyết việc làm cho người lao động, trở thành hạt nhân quan trọng phát triển kinh tế vùng ở những nơi có công nghiệp dầu khí được xây dựng, đặc biệt ở những địa phương tiếp giáp biển. Minh chứng rõ ràng nhất là sự hình thành trục công nghiệp Đồng Nai - Vũng Tàu. 

Có thể nói rằng, ngành dầu khí giữ vai trò quan trọng trong bảo đảm an ninh năng lượng, bảo đảm cân đối vĩ mô, bảo đảm an ninh quốc phòng trên biển và đối ngoại. Ngành dầu khí cũng có vai trò tạo ra tác động lan tỏa đối với các ngành dịch vụ, công nghiệp hỗ trợ, trong tạo việc làm cho người lao động cả nước cũng như đóng góp quan trọng vào ngân sách nhà nước và các địa phương. Theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 8 khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, khai thác dầu khí và các tài nguyên khoáng sản biển khác xếp thứ ba trong thứ tự ưu tiên phát triển các ngành kinh tế biển. Điều ấy khẳng định rằng, một trong những dấu ấn quan trọng của ngành Dầu khí chính là vai trò hạt nhân trong chiến lược kinh tế biển. PGS.TS Trần Kim Chung, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nhận định: Việc khai thác được dầu khí năm 1986 đã đưa Việt Nam trở thành nước đứng thứ 16 trong 20 nước có kinh tế biển lớn nhất. Đồng thời, ngành Dầu khí là một công cụ hữu hiệu điều tiết vĩ mô của Chính phủ.

Đã đến lúc phải hoàn thiện hành lang pháp lý

Để ngành Dầu khí phát huy vai trò hạt nhân trong Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển thì điều kiện kiên quyết là phải hoàn thiện khung khổ pháp lý. Đây là ý kiến của rất nhiều chuyên gia, nhiều Đại biểu Quốc hội trước thực tế đang có nhiều vấn đề bất hợp lý, không còn phù hợp của các điều luật cần phải điều chỉnh để đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành dầu khí.

Nói đến điều này, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Nguyễn Đức Kiên từng khẳng định, hiện bối cảnh kinh tế xã hội đã có nhiều thay đổi đòi hỏi các cơ quan quản lý và ngành dầu khí phải có cách nhìn mới về vấn đề tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí, về ứng dụng khoa học công nghệ cũng như phương thức đi tắt đón đầu của ngành dầu khí trong tương lai. Theo ông Kiên, sắp tới Luật Dầu khí sẽ phải sửa đổi như trong báo cáo thẩm tra kinh tế - xã hội 2018-2019. Hiện Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội cũng đã trao đổi với Chính phủ về kế hoạch sửa Luật Dầu khí trong năm 2019-2020 cho phù hợp với tình hình.

Báo Công luận
 Hoàn thiện khung pháp lý phù hợp thời điểm này sẽ phát huy vai trò hạt nhân của ngành trong Chiến lược kinh tế biển.
Cũng đồng quan điểm, Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam, TS Ngô Thường San nhấn mạnh, cần bổ sung, điều chỉnh Luật Dầu khí 2008 và các văn bản dưới luật phù hợp với thực tiễn kinh tế dầu khí thế giới, tiềm năng dầu khí trong nước... Thậm chí, sự sửa đổi trở nên cấp bách đến mức TS Thường San đề nghị rằng, trong khi chờ sửa đổi bổ sung Luật Dầu khí, Chính phủ, Bộ Công Thương cần sớm ban hành “quy định tạm thời” mang tính pháp quy bổ sung... “Bất cứ quốc gia nào cũng đều nắm giữ những phần cốt lõi và có Luật Dầu khí cho công ty dầu khí quốc gia của họ, vì dầu khí là ngành kinh tế đặc biệt nên phải có cách ứng xử đặc biệt riêng đối với nó” - ông Thường San nhấn mạnh. Sự “đặc biệt” này cần thiết phải được nhìn nhận khách quan, bởi điều này không nằm ngoài mục đích hướng đến phát huy hết vai trò “hạt nhân” của ngành trong chiến lược kinh tế biển, đồng thời phù hợp với tình hình hiện nay. Như phân tích của nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Nguyễn Văn Phúc: Trong bối cảnh mới hiện nay ở trong nước và quốc tế, tái cơ cấu, đặc biệt là vấn đề tiềm năng, trữ lượng dầu khí, điều kiện khai thác… sẽ tác động đến khung khổ pháp lý. Tôi cho rằng, cần sớm xúc tiến đánh giá việc thực hiện luật và ban hành một luật đầy đủ về thượng nguồn, trung nguồn và hạ nguồn của ngành Dầu khí.

Rõ ràng là, những quy định trong luật, nghị định đã ban hành không còn phù hợp nữa thì phải điều chỉnh để đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành Dầu khí đối với Chiến lược biển. Chẳng hạn, vấn đề thu hút đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài vào các hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí. Trước đây, Luật Dầu khí đã đặt ra, nhưng trong bối cảnh mới, đặt trong bối cảnh an ninh biển, thì Luật Dầu khí phải điều chỉnh, thay đổi để đáp ứng yêu cầu phát triển của chiến lược biển. Khẳng định thêm về điều này, thành viên HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Phạm Xuân Cảnh kiến nghị, để có thể thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của mình trong định hướng phát triển mới, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam mong muốn các cấp có thẩm quyền sớm hoàn thiện thể chế cho ngành Dầu khí, đồng thời đề nghị sửa đổi Luật Dầu khí, trong đó đặc biệt liên quan đến các vấn đề về cơ chế, nguồn lực cho các hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí.

Tóm lại, nếu có một điểm tựa, hệ thống thể chế pháp lý phù hợp, cùng với chiến lược tài chính và ngân sách đặc thù cho các ngành trọng điểm, đặc biệt là cho hoạt động cốt lõi tìm kiếm thăm dò khai thác dầu khí sẽ giúp cho ngành dầu khí phát triển hiệu quả và thực hiện thành công Nghị quyết Trung ương 8 khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Và đây là việc cấp bách, cần được quan tâm thực hiện kịp thời, đúng thời điểm.

Hà Vân

Tin khác

Nga tăng nhập khẩu xăng từ Belarus do nguồn cung trong nước sụt giảm

Nga tăng nhập khẩu xăng từ Belarus do nguồn cung trong nước sụt giảm

(CLO) Trong tháng 3, Nga đã tăng nhập khẩu xăng từ nước láng giềng Belarus nhằm giải quyết nguy cơ thiếu hụt tại thị trường nội địa do việc sửa chữa đột xuất các nhà máy lọc dầu sau các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái, theo bốn nguồn tin công nghiệp và thương mại.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các công ty phương Tây thiệt hại hơn 100 tỷ USD sau khi rời Nga

Các công ty phương Tây thiệt hại hơn 100 tỷ USD sau khi rời Nga

(CLO) Reuters đưa tin, trích dẫn các tính toán dựa trên hồ sơ và báo cáo của loạt công ty, các công ty phương Tây đã rời khỏi thị trường Nga phải chịu khoản lỗ hàng lên tới 107 tỷ USD, đồng thời mất đáng kể doanh thu.

Thị trường - Doanh nghiệp
Đề xuất doanh nghiệp đầu mối sẽ tự công bố giá xăng dầu

Đề xuất doanh nghiệp đầu mối sẽ tự công bố giá xăng dầu

(CLO) Bộ Công Thương vừa có tờ trình Chính phủ về việc ban hành Nghị định thay thế Nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu và các nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 83.

Thị trường - Doanh nghiệp
Bắc Giang: Tăng trưởng kinh tế dẫn đầu cả nước trong quý I

Bắc Giang: Tăng trưởng kinh tế dẫn đầu cả nước trong quý I

(CLO) Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh Bắc Giang đạt 14,18%, dẫn đầu cả nước. Các ngành dịch vụ duy trì hoạt động ổn định.

Thị trường - Doanh nghiệp
Bộ Công Thương có chỉ đạo khẩn yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử khi bán xăng

Bộ Công Thương có chỉ đạo khẩn yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử khi bán xăng

(CLO) Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa có công điện hỏa tốc, yêu cầu lực lượng quản lý thị trường cả nước thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.

Thị trường - Doanh nghiệp